PHỤ LỤC 4: NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN SỞ CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG
I. Văn phòng Sở
- Nhiệm vụ:
1. Công tác tổ chức - cán bộ
1.1. Tham mưu xây dựng phương án, các Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.
1.2. Xây dựng các Quy định về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các phòng, các đơn vị thuộc Sở; tham gia dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó của Phòng Công Thương thuộc UBND huyện, Phòng Kinh tế thuộc UBND quận.
1.3. Tham mưu thực hiện công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá CBCC, VC, xử lý kỷ luật, theo dõi CBCC, VC đi công tác nước ngoài và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC, VC thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định.
1.4. Tham mưu triển khai việc kê khai tài sản, thu nhập đối với CBCC cơ quan Sở, công khai và lưu giữ bản kê khai tài sản, thu nhập theo chế độ quản lý hồ sơ cán bộ.
Có thể bạn quan tâm!
- Hạn Chế Của Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Dàn Bài Phỏng Vấn Chuyên Gia Của Nghiên Cứu Định Tính
- Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nhân Viên Chính Thức Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nhân Viên
- Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Các Dạng Năng Lượng Mới, Năng Lượng Tái Tạo Và Các Dạng Năng Lượng Khác:
- Kiểm Tra Thang Đo Bằng Phân Tích Efa (Lần 2)
- Nghiên cứu sự hài lòng đối với công việc của cán bộ công chức viên chức Sở Công thương thành phố Đà Nẵng - 22
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
1.5. Thực hiện công tác quản lý hồ sơ CBCC cơ quan Sở; Lãnh đạo, Kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Sở.
2. Công tác Cải cách hành chính:
2.1. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở; kiểm soát thủ tục hành chính; trưng cầu ý kiến của tổ chức, công dân về việc thực hiện các thủ tục hành chính của Sở.
2.2. Đầu mối tiếp nhận và trả kết quả các loại hồ sơ, thủ tục đề nghị thẩm định, thẩm tra, cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận thuộc lĩnh vực công thương để chuyển các phòng chuyên môn có liên quan giải quyết theo mô hình ―một cửa‖. Theo dõi tình hình tiếp nhận và xử lý các dịch vụ công (bao gồm cả dịch vụ công trực tuyến) thuộc phạm vi giải quyết của Sở.
3. Công tác Thi đua – khen thưởng:
Tham mưu xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, báo cáo tổng kết các hoạt động, phong trào liên quan đến công tác thi đua – khen thưởng của Sở.
4. Công tác Hành chính quản trị và Công nghệ thông tin:
4.1. Xây dựng và tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch tài chính, mua sắm, sửa chữa tài sản hàng năm của cơ quan Sở theo quy định; thực hiện công tác kế toán cơ quan Sở.
4.2. Quản lý con dấu của Sở và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định.
4.3. Chuẩn bị điều kiện làm việc cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của cơ quan Sở, của ngành; và công tác lễ tân, khánh tiết.
4.4. Dự thảo và tham mưu tổ chức thực hiện các nội quy, quy định, quy chế trong cơ quan Sở.
4.5. Tham mưu công tác quản lý mạng LAN, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Sở; các công tác khác liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình làm việc của cơ quan Sở.
4.6. Tổ chức bảo vệ cơ quan Sở.
5. Công tác khác:
5.1. Tham mưu triển khai các công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác Dân vận khéo; công tác Bảo vệ bí mật nhà nước; công tác liên quan đến đạo đức công vụ của CBCC, VC trong toàn Sở.
5.2. Tham mưu, đề xuất cử Lãnh đạo Sở, CBCC thuộc Sở tham gia các Ban chỉ đạo của thành phố, của các Sở, ban, ngành.
5.3. Tổng hợp công tác tuần, báo cáo giao ban và thông báo kết luận giao ban hàng tháng của Lãnh đạo Sở.
5.4. Tham mưu xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nổ của cơ quan Sở.
5.5. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở trong việc thực hiện các quy định về công tác tổ chức – cán bộ, thi đua – khen thưởng, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ và một số nhiệm vụ liên quan của Văn phòng.
5.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.
II. Phòng Quản lý kỹ thuật An toàn và Môi trường
- Nhiệm vụ:
1. Công tác quản lý kỹ thuật, an toàn, phát triển khoa học – công nghệ ngành Công Thương:
1.1. Hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan: Quy chuẩn, quy trình về kỹ thuật an toàn ngành công nghiệp; Quy định về quản lý, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng hoá chất ngành công nghiệp; cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, các chất có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp; nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai; khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng).
1.2. Tham mưu công tác chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp mở các lớp bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, tổ chức thi nâng bậc đối với công nhân; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kỹ thuật an toàn, cấp giấy chứng nhận huấn luyện trong lĩnh vực hoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; sát hạch và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và xăng dầu.
1.3. Thẩm định hồ sơ trình phê duyệt biện pháp, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất theo phân cấp của Bộ Công Thương.
1.4. Tham mưu xây dựng các phương án, đề án phát triển khoa học - công nghệ - kỹ thuật ngành Công Thương. Theo dõi, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, các sáng kiến, cải tiến hợp lý hoá trong hoạt động sản xuất công nghiệp.
2. Công tác quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực Công Thương:
2.1. Tham mưu xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương 5 năm và hàng năm.
2.2. Chủ trì tham mưu lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm thuộc trách nhiệm của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật.
2.3. Tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án trong lĩnh vực Công Thương; tham gia kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường và việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường của dự án thuộc lĩnh vực Công Thương sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt.
2.4. Chủ trì hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành công thương;
chủ trì tổ chức thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường, chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, các chương trình, đề án, dự án môi trường khác thuộc trách nhiệm quản lý của ngành.
2.5. Tham mưu Lãnh đạo Sở chủ trì hoặc phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (trừ hoạt động nhập khẩu phế liệu) của các doanh nghiệp ngành công thương, cụm công nghiệp, các loại hình phân phối.
2.6. Tham mưu công tác phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường lập danh sách các cơ sở ngành công thương gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trình cấp có thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý.
2.7. Hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm đối với các cơ sở ngành Công Thương gây ô nhiễm môi trường.
3. Công tác khác
3.1. Tham mưu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực Công Thương thuộc phạm vi quản lý của Sở. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp ngành Công Thương.
3.2. Tham mưu thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực công nghiệp theo quy định của pháp luật (tham mưu công tác cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất; trạm chiết nạp LPG vào chai, vào ô tô và trạm cấp LPG; kiểm tra cấp mã MID cho các doanh nghiệp ngành may mặc; cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố…).
3.3. Chủ trì tham mưu triển khai các công tác liên quan đến quản lý hệ thống chất lượng TCVN ISO 9001:2008.
3.4. Tham mưu thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc lĩnh vực kỹ thuật, an toàn và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương.
3.5. Tham mưu Lãnh đạo Sở triển khai công tác An ninh - Quốc phòng ngành Công Thương.
3.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.
III. Phòng Quản lý Thương mại
- Nhiệm vụ:
1.Thương mại nội địa:
1.1. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách để thúc đẩy lưu thông hàng hoá, phát triển thị trường trong nước; hỗ trợ sản xuất kinh doanh và đời sống đối với đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn.
1.2. Phân tích, đánh giá thông tin về thị trường, tham mưu các giải pháp điều tiết lưu thông hàng hoá, bình ổn thị trường. Tham mưu triển khai thực hiện Cuộc vận động ―Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam‖ ngành Công Thương.
1.3. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng, triển khai quy hoạch hệ thống kênh phân phối, các mô hình tổ chức mua bán hàng hoá và hoạt động dịch vụ thương mại phù hợp với tình hình thực tế địa phương; quy hoạch phát triển các ngành hàng xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng…; chương trình, đề tài, dự án hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của thành phố...
1.4. Nghiên cứu, tham mưu thực hiện các quy định về quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại...theo quy định.
2. Xuất nhập khẩu:
2.1. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá; phát triển dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn thành phố.
2.2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố.
3. Hội nhập kinh tế quốc tế:
Tham mưu xây dựng, triển khai kế hoạch, chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn thành phố thuộc lĩnh vực phụ trách.
4. Xúc tiến thương mại:
Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xúc tiến thương mại theo quy định (chủ trì tham mưu xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch XTTM hàng năm; quản lý hoạt động khuyến mại, hội chợ triển lãm; phối hợp kiểm tra các hoạt động quảng cáo thương mại trên địa bàn thành phố…)
5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; Chi nhánh, Văn phòng đại diện trong lĩnh vực thương mại theo quy định của UBND thành phố Đà Nẵng:
Thẩm định, tham mưu cấp phép thành lập VPĐD thương nhân nước ngoài trên địa bàn và Chi nhánh, VPĐD trong lĩnh vực thương mại của các tổ chức trực thuộc Trung ương, các địa phương khác đặt tại TP. Đà Nẵng theo quy định. Tổng hợp, báo cáo tình hình và đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các loại hình Chi nhánh, Văn phòng đại diện nêu trên.
6. Thương mại điện tử
Tham mưu triển khai các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo quy định.
7. Công tác khác:
7.1. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm của ngành có liên quan: tổng mức lưu chuyển hàng hóa; kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại.
7.2. Tham mưu thực hiện các dịch vụ công thuộc lĩnh vực Thương mại theo quy định của pháp luật (tham mưu công tác cấp phép, cấp giấy chứng nhận kinh doanh đối với mặt hàng hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện; đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; xác nhận đăng ký hội chợ triển lãm, khuyến mại; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo phân cấp của Bộ theo quy định…).
7.3.Theo dõi và tổng hợp tình hình đối với hoạt động quản lý thị trường; của các hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại; hoạt động thương mại của các quận, huyện; các Hội, Hiệp hội lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố.
7.4. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực thương mại cho phòng Kinh tế, phòng Công Thương các quận, huyện; Ban Quản lý các chợ trên địa bàn; tham gia góp ý các dự án đầu tư xây dựng các chợ theo đề nghị của quận, huyện.
7.5. Phối hợp với Ban biên tập website Sở Công Thương quản lý, vận hành trang thông tin điện tử của Sở.
7.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở giao.
IV. Phòng Quản lý Điện
- Nhiệm vụ:
1. Quản lý nhà nước về hoạt động điện lực:
1.1. Tham mưu lập, công bố, triển khai, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện quy hoạch phát triển điện lực thành phố Đà Nẵng.