suối nhỏ như vậy đã tạo nên tiểu khí hậu của toàn vùng tương đối mát mẻ hơn so với vùng xuôi vào mùa hè, cũng như cung cấp được lượng lớn nước tưới tiêu cho các mô hình vào mùa khô.
Điều kiện kinh tế, xã hội.
Tổng số hộ: 1295 hộ với 5005 nhân khẩu trong đó:
Kinh: 950 hộ với 3665 nhân khẩu;
Dân tộc: 94 hộ: 389 nhân khẩu: Dân tộc Mán Thanh, Lào Kiều;
Tôn Giáo: 251 hộ, 1051 khẩu.
Số người trong độ tuổi lao động: 2300 (tại địa phương: 1700, còn lại đi làm ăn xa, xuất khẩu lao động, đi học).
Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo 12,8% (trong đó hộ nghèo 7,8%), so với năm 2012 giảm 1,1%, đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo còn 6,2%.
Sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi: đáp ứng 45% tổng thu nhập, kinh tế lâm nghiệp, dịch vụ, ngành nghề: 55% (rừng chiếm 35%).
Thu nhập bình quân đầu người: 22 triệu/19triệu so với kế hoạch, vượt kế hoạch 3 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ước tính đến 31/12/2013 đạt: 8,030 tỷ đồng đạt 185% so với Kế hoạch năm, trong đó: thu điều tiết ngân sách cấp trên 4,873 tỷ đồng, thu tại địa phương 3,157 tỷ đồng (bao gồm thuế VAT thu nhập trong doanh nghiệp, phí lệ phí, tài nguyên, thu chuyển nguồn). Tổng chi ngân sách ước tính đến 31/12/2013: 7,955 tỷ đồng đạt 180% kế hoạch. Dư nợ tín dụng qua các kênh vay vốn ước tính gần 100 tỷ đồng. Tổng đàn trâu bò: 1200 – 1300 (ước tính giá trị tạo thu nhập 3,6 tỷ/năm) (Trích nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội UBND xã Sơn Kim 1 năm 2013).
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - 1
- Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - 2
- Địa Điểm, Thời Gian Và Đối Tượng Nghiên Cứu
- Vai Trò Của Rừng Và Quá Trình Hình Thành, Phát Triển Rừng Thôn Khe Năm Qua Các Giai Đoạn
- Trạng Thái Và Chất Lượng Rừng Giao Cho 15 Hộ Gia Đình Theo Nghị Định 163/nđ-Cp.
- Diện Tích Và Tỷ Lệ % Các Loại Đất Lâm Nghiệp Năm 2013
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Trong toàn Xã có 206 các mô hình kinh tế đa dạng, tổng hợp có thu nhập từ
20.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng tăng 13 mô hình so với năm 2012, trong đó có 5 mô hình liên kết công ty cổ phần chăn nuôi CP. Cụ thể: chăn nuôi lợn quy mô từ 20 đến 500 con: 69 mô hình. Chăn nuôi hươu quy mô từ 10 đến 13 con: 16 mô hình, chăn nuôi bò từ 7-40 con: 12 mô hình; Thủy sản: 3 mô hình, Ba ba, Nhím: 4
mô hình; Trồng rừng có diện tích từ 4-10ha: 40 mô hình, tổng hợp các loại: 62 mô hình.
Xã Có 1 trụ sở Ủy Ban và 9 nhà văn hóa thôn, xã đạt 11/19 chỉ tiêu Nông thôn mới. Có 4 trường học đạt chuẩn quốc gia (1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường Trung Học Cơ Sở). Có 1 Trạm xá: 1 đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1; 1 đồn biên biên phòng, 1 trạm cửa khẩu, 1 công ty lâm nghiệp Hương Sơn, Công ty hợp tác Quân Khu 4, Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Sơn, Khu thực hành sinh thái nhân văn (HEPA).
Dự án Bảo tồn Đa dạng Sinh học Bắc Trường Sơn: 2000-2006 của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo tồn đa dạng sinh học (BTĐDSH), hỗ trợ trồng rừng: Giống, công trồng, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ giống cây ăn quả và hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế hộ, tín dụng nhỏ các thôn. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao (CHESH) thực hiện tại đội 9 xã Sơn Kim 1 từ năm 2000 đến nay nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng.
Đường xá: có trục chính 27 km nối liền với Lào, đường Liên xã, liên thôn, nội thôn: trên 50km (bê tông, nhựa cứng). Dịch bệnh: lở mồm long móng năm 2010, chết 4 con bê, dịch gà tụ huyết trùng, Newcatson,
Lũ lụt: trận lụt lịch sử năm 2002 ảnh hưởng nghiêm trọng đến quỹ đất nông nghiệp của xã bởi dòng nước lũ đã cuốn đi khá nhiều diện tích đất màu mỡ và thay thế vào đó là đất đá từ đầu nguồn đổ về.
Thực hiện chương trình nông thôn mới
Đến thời điểm đầu năm 2014 xã đạt 13 tiêu chí: Quy hoạch, trường học, hình thức tổ chức sản xuất, thuỷ lợi, nhà ở dân cư, điện, an ninh trật tự, hệ thống chính trị, hệ thống giao thông, bưu điện, y tế, cơ cấu lao động, thu nhập đạt kế hoạch đề ra.
Thôn Khe Năm cách khu rừng của HTX Lâm nghiệp Trường Sơn khoảng 4km với 118 hộ sinh sống. Trong thôn, 15 hộ được GĐGR năm 2002 theo Nghị định 163/NĐ-CP. Các hộ gia đình không thành lập hợp tác xã mà tự quản lý bảo vệ diện tích đất, rừng được giao theo hình thức nhóm hộ gia đình. Các hộ gia đình đã tự xây
dựng hương ước, quy ước nhằm quản lý bảo vệ chung toàn bộ diện tích 90,12ha đất lâm nghiệp được giao. Bên cạnh đó do có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng liên quan đến cung cấp nguồn nước sinh hoạt của toàn thôn nên rừng ở đây mọi người gọi chung là rừng cộng đồng thôn Khe Năm.
Đến nay, diện tích rừng giao cho các hộ đang sinh trưởng và phát triển khá tốt với nhiều loài cây gỗ quý, hiếm và có giá trị như Lim, Cồng, Giổi với cấp kính lên đến gần 1m (LISO, 2013). Đây thực sự là điều rất bất ngờ với các ban ngành cấp huyện, tỉnh và các đoàn thăm quan bởi với những loài cây gỗ quý, hiếm to như vậy chúng ta chỉ nhìn thấy ở các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn còn với cấp hộ gia đình hay cộng đồng thì thực sự hiếm trong bối cảnh hiện nay. Hơn nữa thôn Khe Năm có được trạng thái rừng như ngày nay không chỉ là công sức của các hộ gia đình được GĐGR mà là của cả cộng đồng. Để cụ thể hóa các chỉ số và cơ sở khoa học liên quan đến hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng thôn Khe Năm đã được lựa chọn làm địa điểm nghiên cứu của đề tài.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Tháng 7 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
Người dân, rừng và các phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng thôn Khe Năm xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các hộ gia đình được giao đất theo Nghị định số 163/2002/NĐ - CP tại thôn Khe Năm từ năm 2002 đến nay. Thời gian trước năm 2002 tác giả chỉ mô tả lịch sử hình thành thôn và diễn biến đất rừng qua các thời kỳ.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
1. Rừng cộng đồng có vai trò như thế nào trong đời sống của người dân nơi đây?
2. Chính sách giao đất giao rừng đã tác động đến sinh kế của người dân tại địa bàn nghiên cứu như thế nào?
3. Người dân có các hình thức/phương thức quản lý, bảo vệ rừng thành công như thế nào? Và vai trò của người phụ nữ trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương?
2.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung
Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh nhằm có được các bằng chứng/chỉ số hiệu quả làm cơ sở đưa ra các kiến nghị, giải pháp cho các vùng miền khác tại Việt Nam trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu vai trò của cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ rừng của thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1 (vai trò của các hộ gia đình và vai trò của phụ nữ).
- Tìm hiểu các chính sách ảnh hưởng đến công tác, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng.
- Đánh giá trữ lượng rừng của 15 hộ gia đình thôn Khe Năm được giao đất lâm nghiệp năm 2002 theo Nghị định 163/NĐ-CP.
- Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách các chỉ số hiệu quả thông qua phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại thôn Khe Năm.
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được xây dựng dựa trên cách tiếp cận quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Có rất nhiều khái niệm, cách hiểu về quản lý rừng cộng đồng khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng của FAO như đã nêu ở phần trên, trong đó tập trung vào hình thức quản lý, bảo vệ rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, chia sẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở
tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp).
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là hoạt động nhằm định hướng các vấn đề thông qua kiểm soát quản lý tài nguyên mang tính địa phương và cộng đồng được kiểm soát hơn. Đây cũng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính chất nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường rừng thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng. Thuật ngữ dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt cách tiếp cận này với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác hoặc là có tính tập trung hóa cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó.
Áp dụng vào nghiên cứu "Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh" tác giả tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu những kinh nghiệm của các hộ gia đình, cộng đồng sinh sống tại thôn Khe Năm nói chung và xã Sơn Kim 1 nói riêng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng trong mối liên hệ với văn hóa, chính sách và bối cảnh phát triển tại khu vực nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Dựa trên những số liệu thứ cấp thu từ cấp xã và cập Huyện, các báo cáo đề tài dự án đã được thực hiện tại khu vực nghiên cứu trong những năm qua tác giả tiến hành phân tích và xem xét các vấn đề cụ thể tại vùng nghiên cứu, tổng quan các vấn đề nghiên cứu như: dân số, lao động, nghề nghiệp, việc làm, tôn giáo, dân tộc, đất đai, chính sách giao đất giao rừng, quy định về khai thác sử dụng tài nguyên rừng...để tìm hiểu về các đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu và đánh giá sơ bộ về việc quản lý, khai thác tài nguyên rừng tại địa phương.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) gồm các công cụ như:
Khảo sát thôn bản và điều tra trữ lượng rừng của 15 hộ gia đình
Do kết quả điều tra rừng năm 2002 dựa trên quy phạm năm 1984 quy định về các trạng thái rừng và đất rừng nên cách tính toán và điều tra rừng năm 2013 tác giả cũng sử dụng những tiêu chí như quy phạm năm 1984 để phân loại trạng thái rừng.
Điều tra thực địa với sự tham gia của trưởng thôn, chủ hộ gia đình, kiểm lâm cán bộ xã Sơn Kim 1. Quá trình điều tra trữ lượng rừng giúp tác giả biết được hiện trạng rừng của các hộ thông qua việc điều trạng thái rừng của 15 hộ/80 hộ có rừng trong thôn. Trong đợt đánh giá này tác giả không tiến hành đánh giá trữ lượng của 65 hộ còn lại vì đất rừng mới được giao từ năm 2009 nên trữ lượng rừng chưa có nhiều biến động.
Trữ lượng rừng được tính toán dựa trên phương pháp rút mẫu hệ thống và dùng mạng lưới ô tiêu chuẩn (OTC) theo phụ lục số 07 của Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. Với tổng diện tích 90,12ha/15 hộ gia đình có 54 OTC đã được lập. Số lượng OTC phụ thuộc vào các trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu (rừng
tre nứa, rừng trồng, rừng tự nhiên, rừng hỗn giao). Số OTC được thiết lập dựa trên công thức (3% x 90,12 ha)/500m2 (Công tác điều tra rừng Việt Nam, 2006).
Ô tiêu chuẩn
Đường đồng mức
Tuyến lập OTC
Hình 2.2: Sơ đồ mô phỏng cách lựa chọn vị trí lập OTC )
Bước 1: Lập tuyến điều tra
Tuyến điều tra là một tuyến được lựa chọn đi qua những trạng thái rừng khác nhau. Tuyến điều tra được lập sao cho với quãng đường đi ngắn nhất và qua được nhiều trạng thái rừng cần nghiên cứu nhất. Số tuyến điều tra được lựa chọn sao cho qua đó có thể gặp được tất cả những trạng thái rừng chủ yếu ở địa bàn nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, gần 20 tuyến điều tra đã được thiết lập qua các trạng thái rừng khác nhau của 15 hộ gia đình.
Bước 2: Lựa chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn
Ô tiêu chuẩn được lựa chọn dọc các tuyến điều tra theo phương pháp điển hình. Mỗi ô tiêu chuẩn điển hình về cấu trúc rừng ở một điều kiện lập địa cho một trạng thái rừng. Số ô tiêu chuẩn tối thiểu cho một trạng thái rừng là 3 ô. Kích thước mỗi ô tiêu chuẩn là 500m2.
Đối với khu vực nghiên cứu có 4 trạng thái rừng chủ yếu: Rừng cây gỗ, rừng gỗ-nứa, rừng nứa-gỗ và rừng trồng. Sau khi điều tra hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp tác giả đã tiến hành tính toán và thiết lập các OTC cho từng trạng thái theo quy định của Thông tư 38/TT- BNN.
Đối với rừng gỗ tự nhiên tác giả tiến hành lập OTC hình chữ nhật với diện tích 500m2(cạnh dài 25m và cạnh ngắn 20m).
Đối với rừng hỗn giao gỗ - nứa hay nứa OTC 500m2 cũng được lập sau đó đo đếm cây gỗ và nứa theo bảng biểu.
Đối với nứa mọc cụm hoặc bụi, số bụi trong ô tiêu chuẩn và số cây trong ba bụi trung bình đã được đếm.
Đối với rừng trồng: Thiết lập tuyến điều tra OTC theo phương pháp như đối với rừng cây gỗ tự nhiên tuy nhiên diện tích, cách đo đếm khác hơn. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp cây chủ và 6 cây quan hệ (gần và xung quanh so với cây chủ).
25m
20m
Kích thước OTC đo đếm cây gỗ tự nhiên
OTC đo đếm cây gỗ rừng trồng
Hình 2.3: Sơ đồ mô phỏng OTC đo đếm rừng trồng và rừng tự nhiên
Bước 3: Điều tra trên ô tiêu chuẩn
o Đo đường kính ngang ngực (D1.3) hay chu vi (C1.3),
o Xác định tên loài cây,
o Xác định phẩm chất cây,
o Đo chiều cao vút ngọn (Hvn),
o Ghi chép và điền vào phiếu điều tra. (Phiếu điều tra: Xem phần phụ lục)
Bước 4 : Xử lý số liệu và tính toán trữ lượng rừng
Quá trình này được tính toán dựa trên công thức được quy định. Từ đó sẽ đánh giá được chính xác trữ lượng trong từng OTC từ đó sẽ tính được trữ lượng rừng trung bình của từng lô. Dữ liệu được tổng hợp theo bảng biểu cùng với bản đồ hiện trạng rừng.