Giải Pháp Phát Triển Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch Văn Hóa Chăm

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng phát triển hệ thống cấp điện tỉnh Khánh Hòa như sau:

Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% hộ gia đình đều được sử dụng điện lưới quốc gia và đáp ứng 100% nhu cầu về điện sản xuất phù hợp với quy mô sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp.

Hiện nay, nguồn điện cấp cho tỉnh Khánh Hòa có lưới điện trung áp 110KV gồm 13 trạm, 17 máy, 552MVA và 345,5 km đường dây.

Nguồn điện được cấp từ lưới điện quốc gia qua các trạm nguồn 220KV, 110KV thì tỉnh Khánh Hòa còn được cấp điện trực tiếp từ 2 nhà máy nhiệt điện đường Ninh Hoà, đường Khánh Hòa và 2 nhà máy thủy điện Ea Krongrou, Sông Giang 2 qua lưới điện trung áp.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin tỉnh Khánh Hòa như sau:

Mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá mạng bưu chính - viễn thông và thông tin truyền thông có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối các địa phương trên cả nước và quốc tế. Hiện đại hoá hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang trên địa bàn tỉnh đến huyện, xã.

Đảm bảo 100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, số người sử dụng Internet đến năm 2018 là 70%, sau 2015 về cơ bản tất cả nhu cầu về sử dụng Internet đều được đáp ứng. Chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước (Chính phủ điện tử) và giao dịch điện tử. Xây dựng mạng truyền dữ liệu tốc độ cao mạng diện rộng của tỉnh và kết nối internet băng thông rộng trong các sở ngành, thành phố và các huyện. Khánh Hòa đã xây dựng cổng thông tin điện tử cho các sở, ban ngành trong tỉnh, thủ tục hành chính được rút ngắn giúp người dân tiết kiệm được thời gian và kinh phí đi lại…

Hạ tầng cấp, thoát nước và môi trường

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước và môi trường tỉnh Khánh Hoà như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Mở rộng và nâng cấp mạng lưới cấp nước, hiện nay, thành phố Nha Trang bao gồm 2 nhà máy nước (NMN) là Xuân Phong và Võ Cạnh, đều sử dụng nguồn nước sông Cái. Đây là con sông dễ bị nhiễm mặn vào mùa khô và nguồn nước ngầm hạn chế. Hiện nay, HTCN TP. Nha Trang có tổng công suất 73.000m3/ngày đêm. Trong đó, NMN Xuân Phong có công suất 15.000m3/ngày đêm, NMN Võ Cạnh có công suất 58.000m3/ngày đêm. Mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước sạch gồm 165.512m đường ống cấp I; 161.528m đường ống cấp II và 256.560m đường ống cấp III. Trên hệ thống mạng còn có 2 đài điều hòa, một ở đồi La San với dung tích 2.000m3, một ở đồi Phương Sơn với dung tích 3.000m3 và 5 trạm bơm tăng áp cục bộ khác.

Ở Diên Khánh, nguồn nước cung cấp cho thị trấn và khu vực lân cận được lấy trực tiếp từ đường ống D600 của NMN Võ Cạnh, cấp khoảng 3.000m3 nước/ngày đêm cho khoảng 58% dân số. Ở Khu Công nghiệp Suối Dầu (nay thuộc huyện Cam Lâm), có HTCN tập trung công suất 3.000m3/ngày đêm, khai thác nguồn nước suối Dầu, đủ phục vụ nhu cầu của khu công nghiệp này.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 12

Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải thành phố Nha Trang, thành Phố Cam Ranh, triển khai xây dựng mới hệ thống thoát nước đô thị ở thị xã Ninh Hòa, thị trấn Diên Khánh, Vạn Ninh, Tô Hạp, Khánh Sơn.

3.2.4. Giải pháp phát triển nhân lực phục vụ du lịch văn hóa Chăm

Cần thông tin một cách đầy đủ và chuẩn xác về nội dung, ý nghĩa của các giá trị văn hóa Chăm cho đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch. Tuyển dụng và đào tạo một số người Chăm để làm công việc hướng dẫn và giới thiệu tại các giá trị văn hóa.

Trang bị cho đội ngũ nhân viên làm việc trong các hoạt động du lịch của người Chăm ở Khánh Hòa những hiểu biết cần thiết về các quy tắc, chuẩn mực trong ứng xử với văn hóa.

Tăng cường nhận thức và đổi mới công tác quản lý nguồn nhân lực tại các

doanh nghiệp du lịch, nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý hiện đại. Đổi mới công tác tuyển chọn lao động. Tổ chức đào tạo và đào tạo thêm nguồn nhân lực trong ngành, đảm bảo cho nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành. Có chính sách ưu đãi thu hút các nhà quản lý giỏi, lao động nghề có trình độ cao. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho công tác đào tạo. Nhà nước nên ưu tiên hỗ trợ 1 phần kinh phí hoặc toàn bộ kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của tỉnh phải xuất phát từ công cuộc đổi mới và đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển ngành du lịch quốc gia và của tỉnh; là hướng ưu tiên đặc biệt nhằm tạo sự phát triển vượt bậc của nhân lực du lịch để phát huy vai trò là yếu tố quyết định sự nghiệp phát triển ngành; biến thành lợi thế của tỉnh và năng lực cạnh tranh để hội nhập quốc tế vững chắc, có hiệu quả và gắn kết với thị trường lao động du lịch khu vực và thế giới.

Thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch; kết hợp hài hoà giữa đảm bảo phúc lợi xã hội với sử dụng tính tích cực của cơ chế thị trường và hiệu quả kinh tế-xã hội, đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển nhân lực du lịch cho tất cả các dân tộc và nhóm xã hội. Đa dạng hóa hình thức, loại hình đào tạo; coi trọng đào tạo nghề; quan tâm hơn đào tạo truyền nghề, đào tạo tại chỗ; ưu tiên phát triển nhân lực bậc cao, có kỹ năng phục vụ trực tiếp, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu lao động du lịch; và nhân lực du lịch ở các vùng chưa phát triển, dân tộc thiểu số.

Phát triển nhân lực ngành du lịch của tỉnh phải xã hội hoá và là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó ngành du lịch là nòng cốt. Chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh thực hiện quản lý vĩ mô, định hướng, thực hiện các chương trình giáo dục hướng nghiệp và giáo dục toàn dân về du lịch, hỗ trợ bồi dưỡng phát triển nhân tài và thực hiện công bằng xã hội trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Đào tạo nghề du lịch do người lao động và người sử dụng lao động thực hiện là chính. Lồng ghép đào tạo du lịch với các chương trình phát triển khác của tỉnh; chú trọng hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế trong phát triển nhân lực ngành du lịch.

3.2.5. Giải pháp quản lý du lịch văn hóa Chăm

Việc khai thác văn hóa luôn là một vấn đề nhạy cảm nên cần phải hết sức thận trọng khi đưa ra những hành động. Bởi vậy, trước khi thực hiện các hoạt động khai thác, kinh doanh du lịch đối với những văn hóa của người Chăm, chính quyền, các cơ quan văn hóa, du lịch của trung ương và địa phương cần xây dựng được những văn bản, chính sách mang tính pháp quy về vấn đề này. Việc phát triển du lịch văn hóa cần được nhân rộng, đẩy mạnh nhưng phải có sự quản lý và định hướng chặt chẽ, đồng bộ từ nhiều cấp, nhiều ngành. Cần có những chính sách, văn bản cụ thể quy định và bao quát hoạt động du lịch văn hóa một cách đúng hướng và hiệu quả. Để việc khai thác du lịch đạt được hiệu quả và tính bền vững cao nhất cả về kinh tế lẫn văn hóa cần phải được tiến hành nghiên cứu, khảo sát, tính toán và lập quy hoạch một cách cẩn thận, kỹ lưỡng, khoa học để đưa ra được những thông số cần thiết như giá trị, đặc điểm, quy mô, sức tải…

Là chủ nhân trực tiếp của các giá trị văn hóa truyền thống được du lịch khai thác, cộng đồng người Chăm ở Khánh Hòa phải được tham gia và giữ vai trò cũng như tiếng nói quan trọng hơn trong các quyết định. Họ có thể có những giới hạn và nguyên tắc của mình, nhất là với yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, và phải có quyền nói “không” với du lịch nếu việc này sẽ gây ra sự suy giảm, hủy hoại đối với các giá trị văn hóa của họ. Chính quyền địa phương và ngành du lịch cần hết sức tránh sự can thiệp một chiều của mình vào những quy trình, giá trị văn hóa của cộng đồng này. Các cơ quan chính quyền và ngành du lịch Khánh Hòa cần phối hợp với cộng đồng người Chăm để đưa ra những quy định và nguyên tắc về sự tiếp cận, ứng xử, hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ, kinh doanh lữ hành du lịch và du khách khi đến với các giá trị văn hóa của người Chăm.

Với vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và người cung cấp dịch vụ tại địa phương, các công ty lữ hành có vai trò tác động đến việc quản lý và sử dụng tài nguyên tại điểm đến thông qua việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của khách du lịch, thực hiện của các cơ sở cung cấp dịch vụ và cách thức phát triển của các điểm đến. Các công ty lữ hành có thể gây ảnh hưởng đến một tỉ lệ lớn lượng khách du lịch về việc lựa chọn cơ sở lưu trú, điểm tham quan, phương tiện đi lại, mức độ và hình thức tương tác với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên. Với

vị trí quan trọng này, khối doanh nghiệp lữ hành có thể gây ảnh hưởng rất đến hoạt động du lịch của tỉnh. Chính vì vậy mà hiệp hội du lịch tỉnh đã được thành lập. Nhưng để hiệp hội hoạt động hiệu quả hơn, thu hút các doanh nghiệp lữ hành tham gia thì cần phải có những quyền lợi nhiều hơn nữa.

Các cơ quan chính quyền và ngành du lịch Khánh Hòa cần phối hợp với cộng đồng người Chăm và các công ty du lịch để xây dựng nên những loại hình du lịch văn hóa phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Cùng với đó, cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực để có thể đáp ứng được cho các hoạt động khai thác du lịch lễ hội của người Chăm.

3.2.6. Giải pháp bảo vệ di sản văn hóa Chăm trong du lịch

Việc khai thác du lịch các giá trị di sản văn hoá Chăm, chính quyền và ngành du lịch cần phải thể hiện thái độ tôn trọng, ý thức bảo vệ và cần có những biện pháp riêng phù hợp. Đồng thời, phải luôn đề cao việc bảo tồn, bảo vệ giá trị văn hóa lên hàng đầu, xem những kết quả đạt được trong lĩnh vực này là yêu cầu quan trọng nhất và những tác động tiêu cực đối với văn hóa là yếu tố cần hạn chế, loại bỏ trước tiên. Nói cụ thể hơn, khai thác du lịch văn hóa của người Chăm không chỉ đơn thuần là kinh doanh, mà phải hướng đến mục đích quan trọng hơn nhằm mang lại cho mọi người những hiểu biết và ý thức bảo tồn đối với văn hóa của người Chăm. Đặc biệt chú trọng bảo tồn văn hóa Chăm ở hai hình thái là vật thể và phi vật thể.

Những công trình kiến trúc Đền, Tháp, các pho tượng, các bức phù điêu trang trí trong và ngoài Tháp thì các ngành, các cấp có liên quan cần vận động bà con người Chăm nâng cao ý thức trách nhiệm cùng với các cấp, các ngành giữ gìn, tôn tạo và bảo quản., Tháp Bà Ponagar hầu như còn nguyên vẹn và đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và được trùng tu, tôn tạo từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Sau khi trùng tu, những nơi này trở thành điểm đến của nhiều du khách. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa vẫn đang tiếp tục trùng tu, gia cố nhằm phát triển ngành du lịch tỉnh. Trước khi xây dựng, cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà dân tộc học, các chức sắc, nhân sĩ, trí thức người Chăm có am hiểu về lĩnh vực này để tránh những những thiếu sót, sai lầm.

Đối với các loại hình nghệ thuật như văn học, thơ ca, múa, nhạc cần được nghiên cứu, sưu tầm, nâng cao và phổ biến rộng rãi để đồng bào hiểu và có ý thức giữ gìn.

Một số nghi lễ trong tín ngưỡng, tôn giáo Chăm vào ngày vía Bà còn cầu kỳ, kéo dài thời gian, tốn kém và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường..., cần thông qua ông Cả sư trong tín ngưỡng, tôn giáo để vận động người dân thực hiện đơn giản, tiết kiệm hơn, tất nhiên vẫn bảo đảm đầy đủ các nghi thức trong một nghi lễ. Ngoài ra, cần vận động bà con thực hiện nếp sống mới văn hoá lành mạnh....

Bên cạnh việc tôn tạo tháp, ca múa nhạc Chăm cũng đang cần được bảo tồn. Các nhạc sĩ, biên đạo cần có những đợt điền dã, đi sâu vào các vùng đồng bào Chăm để nghiên cứu cơ bản về nghệ thuật âm nhạc và múa dân gian Chăm, từ đó sẽ chọn lọc và sử dụng những cung bậc, động tác cơ bản của gốc rễ đích thực dân gian Chăm vào việc sáng tác những tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật, mang hơi thở của thời đại. Tăng cường đầu tư cho đoàn nghệ thuật dân gian Khánh Hòa, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng trong các tổ chức, đoàn thể trong tỉnh nhằm tưởng nhớ, biết ơn và hơn hết để giáo dục tầng lớp nhân dân biết quý trọng các giá trị vật chất và tinh thần do người Chăm để lại.

Tăng cường tuyên truyền, tổ chức hội nghị, hội thảo nghiên cứu về văn hóa Chăm, vận động người dân hiến tặng các dụng cụ, hiện vật do người Chăm chế tác để phục vụ triển lãm, trưng bày phục vụ nghiên cứu và cho hoạt động tham quan của khách du lịch. Nguồn lợi nhuận thu được từ hoạt động khai thác du lịch văn hóa của người Chăm phải được phân chia một cách hợp lý và công bằng giữa các bên là chính quyền, ngành du lịch địa phương - các công ty du lịch - cộng đồng người Chăm. Trong đó, phần chủ yếu cần được dùng vào mục đích tái phục vụ cho việc bảo tồn, duy trì các giá trị văn hóa.

Theo đó, trong giai đoạn từ 2018 - 2025, tổ chức bảo quản, tu bổ, phục hồi 170 di tích; hoàn thành công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở 27/27 huyện, thị xã, thành phố; sưu tầm, phục dựng 15 đến 20 di sản văn hóa phi vật thể; phấn đấu công nhận thêm 1 di sản văn hóa thế giới, 1 đến 2 di tích quốc gia đặc biệt, từ 5 đến 7 di tích quốc gia; có 4 di sản văn hóa phi vật thể/năm đưa vào danh mục di sản

văn hóa phi vật thể quốc gia; có thêm 25% di tích, cụm di tích cấp quốc gia được Trung ương và tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể; 100% di tích được công nhận xếp hạng có đầy đủ hồ sơ được khoanh vùng, cắm mốc, bảo vệ; 100% di tích quốc gia đặc biệt có hướng dẫn viên chuyên trách, trên 30% di tích quốc gia có người giới thiệu, am hiểu sâu sắc về di tích, 100% trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hệ thống di sản văn hóa tỉnh; 100% người dân sống trong khu vực có di tích được cung cấp kiến thức cơ bản về di tích và tham gia bảo vệ các hoạt động bảo vệ di tích theo quy định của pháp luật…

Những hoạt động trên là thể hiện trách nhiệm của toàn thể những người được thụ hưởng di sản văn hóa Chăm, của các ngành, các cấp có liên quan. Có như thế, công tác bảo tồn và phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa Chăm mang lại, góp phần làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam; thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) về công tác dân tộc: “Làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị, truyền thống tốt đẹp trong văn hoá các dân tộc”.

Tiểu kết chương 3

Khánh Hòa nằm ở trung tâm của du lịch miền Trung, là một trong những điểm đến du lịch trọng điểm của cả nước, với tiềm năng và thế mạnh đặc sắc cả về tự nhiên và văn hóa. Bên cạnh các giá trị văn hóa khác, di sản văn hóa Chăm vô cùng đặc sắc với đền Tháp Bà Ponagar là trung tâm tín ngưỡng của dân tộc Chăm hiện nay. Việc khai thác di sản phục vụ hoạt động tham quan du lịch Chăm hiện nay có thể ảnh hưởng đến các giá trị cổ của ngôi đền Chăm. Vì vậy, cần có những giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm tại Khánh Hòa trong hoạt động du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm đã có và phát triển những sản phẩm du lịch văn hóa mới, nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

KẾT LUẬN


Khánh Hòa là vùng đất còn lưu giữ Đền Tháp Chăm và những giá trị văn hóa của người Chăm tương đối trọn vẹn… Những di sản này được xem như sự hội tụ, kết tinh và thăng hoa của nhiều giá trị bản sắc văn hóa, thể hiện đầy đủ, tổng hợp và rõ nét nhất đời sống, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật… của cộng đồng người Chăm xưa.

Sự kết tinh những giá trị cốt lõi như vậy, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa ở Việt Nam. Ở tỉnh Khánh Hòa trong nhiều năm qua, vùng đất này đã trở thành một trong những yếu tố thu hút sự quan tâm đầu tiên của du khách và các đơn vị du lịch khi đến với nơi đây cũng như đến với người Mẹ bảo hộ (Thiên Y An Na) đang dang rộng đôi cánh tay che chở cho muôn dân. Lễ hội Tháp Bà đã tạo nên những nét mới trong hoạt động du lịch, đưa hoạt động du lịch văn hóa Chăm trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất này, Tháp Bà Ponagar không chỉ là biểu tượng cho tình đoàn kết của người dân tỉnh Khánh Hòa mà còn là hình ảnh phản chiếu tạo cho sự đa dạng của bức tranh văn hóa dân tộc. Tháp Bà còn góp phần khơi nguồn cảm hứng cho đời sống tinh thần, đi vào trong các tác phẩm thơ ca với một vẻ đẹp huyền bí, cuốn hút:

"Ai buông Trầm! Mây trắng vấn vương Mềm nét lượn ÁP SA RA huyền thoại Tháp Bà thả hồn Cù Lao, sông Cái

Lửa bập bùng hoang lắng trống Ghi- Năng"

Khánh Hòa không giống như các tỉnh miền trung khác có nhiều người Chăm sinh sống, không có nhiều làng nghề Chăm truyền thống, cũng không có lễ hội Katê đặc trưng của cư dân Chăm pa. Nhưng không vì lẽ đó mà Khánh Hòa không có sức đối với du khách. Du khách khi đến vùng đất này họ đều trầm trồ khen ngợi, dệt tả cảnh vật nơi đây như một bức tranh thủy mặc thả mình bên dòng sông Cái huyền thoại, người và tình người nơi đây hòa quyện lại với nhau tạo cho du khách cảm thấy như đang ở quê nhà “Đẹp thay non nước Nha Trang, người đi hồn vẫn mơ màng nơi đâu”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023