Căn Cứ Thực Tiễn: Những Hạn Chế Của Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa

- Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Đề án phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2019-2030;

- Căn cứ Chương trình hành động số 14-Ctr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc triển khai Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Triển khai Quyết định số 480/QĐ-UBND ngày 09/02/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 14- Ctr/TU ngày 24/7/2017 của Tỉnh ủy Khánh Hòa;

- Quyết định số 1312/QĐ-UBND ngày 15/12/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 03/7/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong giai đoạn tới;

- Kế hoạch số 1398/QĐ-UBND ngày 15/02/2019 của UBND tỉnh Khánh Hòa triển khai lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040;

- Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;

- Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 12/12/2018 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 – 2025;

- Quyết định số 2350/QĐ-UBND ngày 14/8/2017 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành kế hoạch triển khai chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020.

3.1.2. Căn cứ thực tiễn: Những hạn chế của du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

Trong những năm qua, du lịch Khánh Hòa luôn có sự tăng trưởng bình quân qua các năm, điều đó chính là nhờ các chính sách phát triển du lịch sát với thực tiễn của địa phương. Sự phát triển của ngành du lịch có được thành quả của ngày hôm nay chính là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cấp, ngành, các thành phần kinh tế hợp thành, đặc biệt cùng cư dân địa phương đã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng – kỹ thuật du lịch, làm cho tài nguyên du lịch khởi sắc đáp ứng tốt nhu cầu, tham quan thưởng ngoạn danh thắng, cảm thụ văn hóa bản địa và vui chơi giải trí của du khách trong và ngoài nước đến Khánh Hòa. Sự đa dạng của các điểm vui chơi giải trí được đầu tư, nâng cấp cả về quy mô lẫn chất lượng, sự đồng bộ thống nhất các điểm du lịch từ thành phố đến các tỉnh lỵ được thông suốt giúp cho việc đi lại, tham quan, vui chơi giải trí của du khách được tiếp cận dễ dàng. Các địa phương có các điểm du lịch làm tốt công tác quảng bá hình ảnh điểm đến thông qua các sản phẩm du lịch được chú trọng như: phục hồi các làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu, tôn tạo, các khu du lịch, điểm du lịch được đầu tư nâng cấp thu hút được du khách đến tham quan.

Festival biển Nha Trang - Khánh Hòa đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo được tổ chức định kỳ 2 năm một lần giúp ngành du lịch Khánh Hòa quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đến du khách trong và ngoài nước biết đến. Đến nay, hầu hết các hãng lữ hành lớn, có uy tín đều có các tour đưa khách đến Nha Trang. Đây là một thế mạnh mà ít có địa phương nào trong nước có được. Ngành du lịch Khánh Hòa thường xuyên cập nhật các chủ trương mới của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, người dân và du khách. Hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề về du lịch cũng thường xuyên được tổ chức để các cơ quan, ban ngành, các tổ chức kinh doanh, đào tạo du lịch nâng cao chất lượng du lịch. Sở du lịch thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các điểm kinh doanh du lịch hướng đến chất lượng phục vụ và niêm yết giá đúng giá đã đăng ký. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thưởng thức nghệ thuật dân gian, trải nghiệm ẩm thực được tổ chức hàng ngày vào buổi tối tại công viên Yersin, Quảng trường 2/4 và các điểm du lịch trong tỉnh.

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 11

Ngoài những thành tựu đạt được thì ngành du lịch tỉnh cũng có những hạn chế trong việc vận dụng, khai thác văn hóa Chăm vào phát triển du lịch. Sự hạn chế lớn nhất hiện nay là sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương thiếu chặt chẽ để phát triển du lịch văn hóa Chăm trong nền kinh tế thị trường và đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển các điểm tham quan du lịch văn hóa Chăm còn lỏng lẽo, nhếch nhác do không được sự quan tâm của các hãng

lữ hành, cơ quan quản lý di sản để xảy ra các tình trạng xô lấn, xả rác, chặt chém, cướp giật, nói tục và đặc biệt là nạn xâm lấn di sản còn xảy ra làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch về hình ảnh điểm đến. Vấn đề đặt ra đó là nguồn nhân lực trong ngành chưa được đào tạo cơ bản về du lịch, kỹ năng ứng xử, các kiến thức về văn hoá, lịch sử, truyền thống còn thấp, nhất là lao động trực tiếp thường xuyên tiếp xúc với khách (lễ tân, nhà hàng, hướng dẫn viên, các nhân viên tại các cơ sở dịch vụ công cộng, các khu di tích...), kỹ năng quảng bá giới thiệu, sản phẩm kém chất lượng, việc giao tiếp bằng tiếng nước ngoài còn hạn chế, tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp, chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của khách..., gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.

3.2. Các giải pháp cụ thể góp phần phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

3.2.1. Giải pháp phát triển thị trường, khách du lịch văn hóa Chăm

Việc xác định được thị trường khách du lịch trọng điểm cần được dự báo trước để phát triển đúng xu hướng thị trường khách sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách du lịch đưa ra định hướng cho chiến lược phát triển cũng như vạch được mục tiêu, kế hoạch của ngành du lịch Khánh Hòa theo từng giai đoạn cụ thể có định hướng cụ thể; hàng năm có các biện pháp cụ thể mang tính chiến lược và lựa chọn các phương án thay thế khi xu hướng thị trường khách có sự thay đổi. Đến nay, ngành du lịch Khánh Hoà luôn có tốc độ tăng trưởng khách ổn định là do có các thị trường khách truyền thống, thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa. Khánh Hòa có tài nguyên du lịch phong phú là điểm đến hấp dẫn không chỉ có khách du lịch quốc tế mà nơi đây là điểm đến ưu thích của khách du lịch quốc tế: khách từ các thị trường quốc tế ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, kết hợp khai thác các thị trường ở Bắc Á, Bắc Âu, Úc, New Zealand, các nước SNG và Đông Âu. Hiện nay, Khánh Hòa chú trọng vào thị trường khách du lịch Nga, khách du lịch Trung Quốc được đánh giá là thị trường khách có khả năng chi trả tương đối cao, xếp thứ 9 trên thế giới về mức tiêu dùng.

Chi tiêu bình quân của một khách du lịch Nga là khoảng 1.500 USD/1 chuyến đi, trong đó có khoảng 610 USD chi cho ngoài tour, cao hơn 40% mức chi tiêu trung bình của các du khách nước khác. Theo thống kê, những năm gần đây, lượng khách Nga đến Việt Nam tăng trưởng hơn 50%/năm, đưa Nga nằm trong top 10 quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam lớn nhất hiện nay.

Trong khuôn khổ Hội chợ du lịch quốc tế MITT (Nga) lần thứ 23 năm 2016, Việt Nam đã tăng cường quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến khách du lịch Nga và bạn bè khắp thế giới. MITT 2016 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Moscow (Nga) từ 23 - 26/3, thu hút sự tham gia của các cơ quan du lịch quốc gia, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và bất động sản du lịch đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Đây là hội chợ du lịch quốc tế có quy mô lớn nhất của Nga và được đánh giá là một trong 5 sự kiện hàng đầu của ngành du lịch thế giới Gian hàng Du lịch Việt Nam do Tổng cục Du lịch phối hợp với Vietnam Airlines chủ trì xây dựng, với sự tham gia của một số địa phương trong đó có ngành du lịch Khánh Hòa, đến nay cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đang khai thác đường bay thẳng từ sân bay quốc tế Cam Ranh đến – Matxcơva (Liên bang Nga). Đây là điều kiện thuận lợi với Khánh Hòa khi khai thác thị trường khách du lịch Nga. Nhờ đó, nhiều đơn vị lữ hành Nga đã khai thác các tour du lịch đến Khánh Hòa, tổ chức cho du khách đến Khánh Hòa tham quan nghỉ dưỡng. Trung Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc là thị trường khách có khả năng chi tiêu cao cũng như có nhu cầu đi du lịch cao, thường là các thương gia, chi tiêu mạnh tay. Để khai thác tốt nguồn khách này, ngành du lịch cùng các đơn vị lữ hành cần xây dựng các dòng sản phẩm du lịch cao cấp cùng với việc tăng cường các chương trình xúc tiến, quảng bá. Thị trường khách du lịch ở Khánh Hòa không chỉ tập trung ở các thị trường khách truyền thống, đến nay thị trường chiếm đa số khách đến Khánh Hòa là thị trường khách Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc rất dễ tính trong tiêu dùng sản phẩm địa phương, các sản phẩm mỹ phẩm, nông sản… Hầu hết các hãng hàng không nội địa đều có các chuyến bay đến Trung Quốc với tuần xuất cao.

Khi nghiên cứu về du lịch Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Huế, Đà Nẵng, Quãng Nam… có thể nhận thấy xu hướng du lịch ngày nay là du lịch có trách nhiệm. Vì vậy, Khánh Hòa nên xây dựng các chuỗi cung ứng du lịch có trách nhiệm không chỉ thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, mà còn phát triển du lịch văn hóa Chăm nói riêng, du lịch tỉnh nói chung đi theo đúng xu hướng thị trường.

3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Chăm

3.2.2.1. Phương pháp và quan điểm phát triển sản phẩm

- Tăng cường tính liên kết để phát triển các sản phẩm du lịch mạnh, có tính cạnh tranh cao, tránh trùng lặp.

- Đầu tư có trọng tâm, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, có thương hiệu.

- Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng trên cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nỗi trội. Hình thành rõ nét các sản phẩm, phù hợp nhu cầu và xu hướng thị trường, có định hướng theo giai đoạn.

3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Cùng với các sản phẩm du lịch văn hóa khác thì di sản văn hóa Chăm có sức hút mãnh liệt với khách du lịch vì có những nét đặc sắc riêng. Trên cơ sở những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm như: đền tháp, nghệ thuật diễn xướng dân gian, dệt thổ cẩm, làm gốm. Tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và mang nét đặc trưng riêng của. Phát triển du lịch văn hóa Chăm gắn liền với các di sản văn hóa khác trên địa bàn tỉnh như: Nhà thờ đá, Chùa Long Sơn, Dinh Bảo Đại, Viện hải dương học… tạo cho du lịch tỉnh có sức hút đối với khách du lịch trong và nước ngoài.

Tổ chức các hoạt động du lịch thiên nhiên gắn với tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc và truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Răglay Khánh Vĩnh, chinh phục đỉnh núi Hòn Bà để thăm khu tưởng niệm Bác sĩ nhà vi rút học Alexandre Yersin, nơi đây có kiểu khí hậu mát mẻ như Đà Lạt.

3.2.2.3. Định hướng liên kết phát triển sản phẩm

Khánh Hòa nằm trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên,

sản phẩm đặc trưng của vùng là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Liên kết xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng và phát triển thương hiệu du lịch vùng; liên kết trong huy động nguồn lực, định hướng đầu tư để có sự phân công trong phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, địa bàn du lịch trọng điểm, điểm đến du lịch nổi trội, thương hiệu du lịch cạnh tranh và thương hiệu du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phối hợp với các tỉnh, thành phố ở miền Trung có di sản văn hóa Chăm như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Nam..., xây dựng các tour du lịch “con người di sản miền trung”, tham gia các lễ hội theo mùa…

Kết hợp du lịch văn hóa Chăm với các loại hình du lịch khác nhằm đưa du lịch văn hóa Chăm trở thành một mắt xích quan trọng trong các sản phẩm du lịch ở Khánh Hòa.

3.2.3. Giải pháp xúc tiến, quảng bá, đầu tư du lịch văn hóa Chăm

3.2.3.1. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa Chăm

Đầu tư quảng bá, nâng cao hình ảnh du lịch, tạo sức hút mạnh mẽ của điểm đến du lịch Khánh Hòa, tiếp tục giữa vững thương hiệu du lịch Nha Trang- tạo thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh nhà tại các thị trường trọng điểm. Góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức về du lịch, thu hút sự tham gia và hưởng ứng của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch nói chung du lịch văn hóa nói riêng. Cụ thể:

Xuất bản những ấn phẩm giới thiệu về non nước Khánh Hòa, bản đồ du lịch chú trọng quảng bá thông qua các trang mạng xã hội như facebook, instagram,. . . bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc (thị trường mục tiêu đã và đang được khai thác).

Chú trọng xây dựng hình ảnh các điểm đến du lịch trong tỉnh, quan tâm hơn đến vấn đề rác thải tại điểm du lịch, ngăn chặn nạn buôn bán dạo chèo kéo khách, nạn ăn xin bán vé số dạo gây phiền nhiễu cho du khách tại các nơi có điểm du lịch nói chung và tại các điểm ăn uống ở trong thành phố nói riêng.

Vấn đề giữ gìn uy tín thương hiệu của sản phẩm cần được xem trọng hơn như: trưng bày các sản phẩm dệt truyền thống, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ gốm Chăm tại các điểm du lịch văn hóa không được xen lẫn hàng hóa của các quốc gia khác để tạo nét độc đáo của sản phẩm du lịch truyền thống.

Xây dựng và phát triển website du lịch Khánh Hòa trên mạng có thời lượng tối đa, quay các hình ảnh, video clip về danh thắng tự nhiên và điểm du lịch văn hóa đến du khách. Tổ chức tốt các hội nghị, hội thảo xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với lĩnh vực du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền rộng rãi về du lịch Khánh Hòa, giới thiệu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch, các kiến thức phổ thông về du lịch nhằm nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, các chương trình, các tuyến điểm du lịch mới, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của tỉnh nhằm tăng nhu cầu tham quan của nhân dân và du khách trong và ngoài nước.

Có kế hoạch cụ thể cho từng năm về tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội của người Chăm góp phần làm đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm. Đồng thời tạo thương hiệu cho ngành du lịch Khánh Hòa đối với thị trường khách du lịch trong và ngoài nước. Theo đó, mỗi năm phải xây dựng được sự kiện nổi bậc nhất để làm “điểm nhấn” thu hút khách du lịch. Việc tổ chức các sự kiện, lễ hội đều phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất với các tỉnh trong vùng nhằm tránh tình trạng trùng lắp về sản phẩm, thời gian . . . tránh lãng phí về nguồn lực.

3.2.3.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa Chăm

Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí

- Hệ thống cơ sở lưu trú: Mỗi điểm lưu trú có thể là nơi kết nối khách du lịch với các giá trị văn hóa Chăm như khuyến khích cơ sở trang trí, sử dụng biểu tượng đền tháp Chăm; trưng bày những ấn phẩm giới thiệu các điểm du lịch Chăm....

- Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống: Khuyến khích đồng bào Chăm tham gia vào hoạt động ẩm thực. Phát triển các nhà hàng đặc sản Chăm…tại các điểm du lịch văn hóa Chăm hoặc các địa bàn trong tỉnh.

- Hệ thống cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí: Duy trì tổ chức các hoạt động ca múa nhạc dân gian Chăm tại các điểm kinh doanh du lịch cũng như tại các điểm công cộng nơi có nhiều khách du lịch đi bộ, tham quan, giải trí như (quảng trường, công viên, dọc bờ biển…).

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển du lịch

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển du lịch bao gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối các khu, điểm du lịch: là các tuyến giao thông được phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và Quy hoạch Giao thông vận tải Khánh Hòa bao gồm:

Nâng cấp, hoàn chỉnh trục quốc lộ dọc qua tỉnh như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và 27C nối Nha Trang – Đà Lạt, tập trung nâng cấp quốc lộ 26 từ Khánh Hòa lên Đắk Lắk. Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường ven biển như Trần Phú, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Tất Thành, Tháp Bà, và đường 2/4. Đầu tư nâng cấp, sửa chữa tỉnh lộ 8 nối Nha Trang lên Am Chúa Diên Khánh.

Xây dựng đường vành đai 2 bao quanh thành phố Nha Trang gắn kết với Quốc lộ 1B, 1A và các tuyến đường huyện qua các huyện Diên Khánh, Khánh Vĩnh. Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, miền núi, các đường giao thông đến các vùng nguyên liệu, nâng cấp các đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, cấp V đồng bằng.

Đường sắt: Triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch của Trung ương giai đoạn đến 2020: hoàn thành giai đoạn I cải tạo và nâng cấp đường sắt Bắc

- Nam đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang - TP Hồ Chí Minh và Nha Trang – Đà Nẵng đi qua tỉnh Khánh Hòa. Xây dựng đường sắt nối cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong với tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam hiện nay.

Đường biển: hoán chuyển cảng biển Nha Trang trở thành cảng đón các tàu du lịch đến tham quan Vịnh Nha Trang, nâng cấp cảng Cam Ranh trở thành cảng trung chuyển hàng hóa, triển khai hoàn thiện cảng nước sâu Vân Phong thuộc khu kinh tế Vân Phong là cảng trung chuyển container quốc tế có thể đón được các tàu vận tải có công xuất lớn neo đậu bốc dỡ hàng hóa.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan và tác động hỗ trợ đến phát triển du lịch

Các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan được phát triển theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, các quy hoạch chuyên ngành liên quan, bao gồm:

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí