TỔNG LƯỢT KHÁCH DU LỊCH TẠI KHÁNH HÒA 2013 - 2017 | |||||
4,000,000 3,000,000 2,000,000 1,000,000 | |||||
Có thể bạn quan tâm!
- Bối Cảnh Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa
- Thống Kê Lượng Khách Du Lịch Trong Nước Và Quốc Tế Tham Quan Tháp Bà Ponagar Giai Đoạn 2013-2017
- Dự Báo Nhu Cầu Nhân Lực Du Lịch Trực Tiếp Tại Tỉnh Khánh Hòa Đến Năm 2020
- Căn Cứ Thực Tiễn: Những Hạn Chế Của Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa
- Giải Pháp Phát Triển Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch Văn Hóa Chăm
- Nguyễn Thị Hồng Lâm, Nguyễn Kim Anh (2016), Kinh Nghiệm Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Một Số Nước Và Gợi Ý Cho Việt Nam, Tạp Chí Thông Tin Khoa Học Xã
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
5,000,000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 N
Biểu 1. Tốc độ tăng trưởng lượt khách Du lịch đến Khánh Hòa 2013-2017
Nguồn: Sở Du Lịch Khánh Hòa
Số liệu thống kê cho thấy, lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa tăng trưởng đều và tăng vượt bật so với năm ngoái. Trong tháng 6/2017 lượt khách quốc tế đạt 160,800 lượt tăng 75,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Khánh Hòa thực sự ngày càng hấp dẫn khách du lịch quốc tế.
Lượt du khách Trung Quốc đến Khánh Hòa đã tăng đáng kể do gia tăng số lượng chuyến bay trực tiếp từ Trung Quốc đến Sân bay Quốc Tế Cam Ranh. Hãng hàng không China Southern Airlines đã gia tăng số lượng chuyến bay từ Quảng Châu đến Khánh Hòa lên 7 chuyến/tuần (từ 3 chuyến/tuần trong Tháng Chín 2015). Nga đang giữ vị trí thứ hai khi chiếm khoảng ¼ tổng lượt du khách quốc tế. Trong tháng 10-2016, lượng du khách Nga đã tăng đáng kể ở mức 2 con số (14.7%).
Biểu 2. Lượt khách Quốc tế đến Khánh Hòa giai đoạn 2010-2019
(Nguồn: Sở Du Lịch Khánh Hòa)
Khánh Hòa có lượng khách trong nước bình ổn theo năm, và tăng theo mùa du lịch. Nhìn chung lượng khách tăng vọt vào những tháng đầu và cuối năm.
Biểu 3. Lượt khách trong nước đến Nha Trang - Khánh Hòa 2012-2016
(Nguồn: Sở Du Lịch Khánh Hòa)
Lượng ngày lưu trú bình quân duy trì ổn định qua từng thời kì. Số ngày lưu trú trung bình là 2,52 ngày/ khách.
Biểu 4. Số ngày lưu trú bình quân từ 2011 - 2018
Công suất sử dụng phòng tại Khánh Hòa luôn đạt mức cao, công suất tháng 7/2017 đạt 84,54% tăng 8,87% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu 5. Công suất sử dụng phòng tại Khánh Hòa
(Nguồn: Sở Du Lịch Khánh Hòa)
Trong tháng 6/2017 lượt khách trong nước đạt 405,312 lượt tăng 34,75% so với tháng trước và tăng 5,12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công suất sử dụng phòng tháng 7/2017 đạt 84,54% tăng 8,87% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2017, doanh thu du lịch đạt 17.299.818 tỷ đồng, tăng 48,49% so với năm 2016. Năm 2017, lượt khách lưu trú ước đạt hơn 4,4 triệu lượt, tăng gần 20%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 2,03 triệu lượt, tăng 73,4%
Theo Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, trong 10 tháng năm 2017, khách Trung Quốc đạt hơn 1 triệu lượt, tăng hơn 225%. Trong khi đó, dòng khách truyền thống đến từ Mỹ, Úc và Châu Âu, gồm: Pháp, Đức, Anh… sụt giảm từ 10-25% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong 10 tháng năm nay, khách Anh đến Khánh Hòa đạt hơn 11.800 lượt, khách Pháp đạt hơn 10.300 lượt, khách Đức đạt hơn 8.800 lượt, khách Mỹ đạt 19.100 lượt, khách Úc đạt hơn 19.300 lượt…
DOANH THU DU LỊCH TẠI
KHÁNH HÒA NĂM 2013 - 2017
16,020,000
14,020,000
12,020,000
10,020,000
8,020,000
6,020,000
4,020,000
2,020,000
20,000 Năm 2013
Column1 3,905,072
Năm 2014
5,990,904
Năm 2015
6,904,904
Năm 2016 Năm 2017
8,387,957 17,299,818
Biểu 6. Doanh thu Du lịch tại Khánh Hòa 2013 – 2017
(Nguồn: Số liệu tại Sở Du lịch Khánh Hòa
2.7.2. Số lượt khách du lịch thăm quan di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Các di sản văn hóa Chăm ở Khánh Hòa tại vị tại điểm du lịch nổi tiếng Nha Trang, nơi có vịnh Nha Trang là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới vì vậy rất thuận lợi cho sự kết hợp các điểm, tuyến du lịch và là nơi khách du lịch đến Nha Trang thường ưu tiên thăm viếng di sản văn hóa Chăm:
Theo kết quả thống kê lượng khách du lịch đến Tháp Bà Ponagar đều tăng trưởng mạnh qua các năm (theo bảng 2, mục 2.8 chương 2).
2.8. Đánh giá chung về du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
Để đánh giá tính hiệu quả của du lịch văn hóa nói chung và văn hóa Chăm nói riêng trên địa bàn Khánh Hòa. Nhằm phát huy giá trị của du lịch văn hóa tăng tưởng cao trong giai đoạn hiện nay. Số liệu thu phú tham quan Tháp Bà Ponagar và danh thắng Hòn Chồng đã chứng minh ý nghĩa thực tiễn của quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản phát triển du lịch là nguồn phát triển kinh tế - xã hội.
Để so sánh lượng khách tham quan di tích Tháp Bà và danh thắng Hòn Chồng giai đoạn từ năm 2013-2017 thông qua 02 bảng số liệu sau:
Di tích Tháp Bà Ponagar
Bảng 6. Bảng thống kê khách du lịch tham quan Tháp Bà giai đoạn 2013-2017
Khách trong nước (người) | Khách quốc tế (người) | Doanh thu (VNĐ | Tỷ lệ (%) so sánh (năm sau/năm trước) | Khách hành hương miễn phí (người) | |
2013 | 229.452 | 344.777 | 11.376.210.000 | 108,71 | 57.700 |
2014 | 257.830 | 344.177 | 12.802.310.000 | 112,37 | 64.400 |
2015 | 328.034 | 492.052 | 16.308.560.000 | 127,23 | 82.100 |
2016 | 285.289 | 1.141.154 | 28.411.790.000 | 173,94 | 99.800 |
2017 | 399.389 | 1.597.557 | 39.936.030.000 | 139,99 | 112.500 |
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích
Danh thắng Hòn Chồng – Nha Trang
Bảng 7. Bảng tăng trưởng khách du lịch tham quan Hòn Chồng giai đoạn 2013- 2017
Khách trong nước (người) | Khách quốc tế (người) | Doanh thu (VNĐ | Tỷ lệ (%) so sánh (năm sau/năm trước) | Khách hành hương miễn phí (người) | |
2013 | 52.258 | 78.386 | 2.559.840.000 | 103,21 | |
2014 | 62.427 | 93.640 | 3.111.250.000 | 119,46 | |
2015 | 87.164 | 130.747 | 4.347.080.000 | 139,63 | |
2016 | 131.263 | 525.054 | 13.111.140.000 | 301,19 | |
2017 | 255.955 | 1.023.980 | 25.598.930.000 | 195,02 |
Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích
Điểm tham quan du lịch văn hóa Chăm tại Am Chúa – Diên Khánh vào ngày lễ Vía Bà (từ ngày 01-3/3 âm lịch) lượng khách chủ yếu về tham dự lễ hội là khách hành hương và cư dân địa phương. Lễ hội hàng năm có khoảng 10.000 lượt người về dự. Trong đó có hơn 200 đoàn hành hương đến từ các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Đây là điểm tham quan du lịch tâm linh nên không thu vé vào công vì vậy, vào các ngày không có lễ hội khách ra vào tự do nên không thống kê được lượng khách đến tham quan.
Các hoạt động du lịch ở Khánh Hòa rất đa dạng, du khách có thể lựa chọn nhiều loại hình du lịch để tham quan, giải trí. Ngoài ra định kỳ cứ 2 năm, Nha Trang
– Khánh Hòa tổ chức Festival Biển 1 lần, đây là cơ hội để Khánh Hòa quảng bá các sản phẩm du lịch cho khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm 2017, với hơn 50 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra trong các ngày tổ chức Festival Biển đây là dịp khách du lịch trong nước và quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hòa có dịp khám phá những nét đặc trưng của văn hóa bản địa, tham quan các di tích văn hóa lịch sử, trải nghiệm ẩm thực địa phương và đặc biệt được hòa mình trong bầu không khí của lễ hội đường phố… lễ hội chỉ diễn ra từ ngày 10-13/62017 lượng khách du lịch đến Khánh Hòa tăng 15% so với kỳ Festival Biển 2015. Cụ thể, ngành du lịch đón 117.500 lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế 13.000 lượt (tăng 44% so với kỳ Festival 2015). Tổng lượt khách đến các điểm tham quan vui chơi giải trí đạt hơn 370.000 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng đạt hơn 80%, tổng doanh thu du lịch ước đạt 162,5 tỷ đồng (tăng hơn 25% so với kỳ Festival 2015). Doanh thu trên chưa kể thu nhập xã hội từ các hoạt động kinh doanh bán hàng, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ hỗ trợ khác…
Tiểu kết chương 2
Hoạt động du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa có nhiều lợi thế so với các địa phương khác, thông qua một chuỗi các hoạt động được diễn ra, đặc biệt là du lịch biển, lễ hội Festival, sự kiện văn hóa, thể thao được tổ chức định kỳ tạo nên hình ảnh ấn tượng về địa danh Khánh Hòa. Tháp Bà Ponagar là biểu tượng cho Nha Trang – Khánh Hòa là một trong những điểm du lich quan trọng trong các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Nhìn chung, trong những năm qua lượt khách du lịch tìm hiểu
các giá trị văn hóa Chăm tăng trưởng mạnh là tín hiệu đáng mừng để du lịch văn hóa Chăm trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo không thể thiếu khi đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đền Tháp Chăm thì để thu hút khách du lịch đến Khánh Hòa thì không đạt được hiệu quả vì chương trình du lịch mang tính đơn lẻ. Chính vì điều này, du lịch văn hóa Chăm muốn phát triển phải nằm trong tổng thể của ngành du lịch Khánh Hòa thì sức hút của du khách đối với loại hình du lịch văn hóa Chăm sẽ phát riển mạnh mẽ. Về công tác phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: song song phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch thì cần hỗ trợ cộng đồng Chăm giữ gìn các giá trị truyền thống. Ngoài các chính sách về thu hút đầu tư về hạ tầng cơ sở du lịch, Khánh Hòa cần chú trọng thu hút các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái và đặc biệt là du lịch văn hóa Chăm.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA CHĂM Ở KHÁNH HÕA
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Căn cứ pháp lý
Chiến lược phát triển du lịch, chính sách bảo tồn văn hóa, các chủ trương chính sách về phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa của trung ương và địa phương.
- Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/06/ 2009;
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
- Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTG ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh khánh hòa đến năm 2020;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
- Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 01/7/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Kế hoạch hành động Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ đổi mới;