Trang Resort & Spa, Khách sạn Best Western Premier Havana Nha Trang, Vinpearl Luxury Nha Trang, Khu Nghỉ mát Evason Ana Mandara Nha Trang, Khách sạn Sunrise Nha Trang, Khách sạn Vinpearl Nha Trang Resort, Khu Nghỉ mát Six Senses Hideaway Ninh Van Bay4.
Cơ sở lưu trú 4 sao gồm có: Khách sạn Daphovina, Khách sạn King Town Grand, Maple Hotel & Apartment, Khách sạn Ibis Styles Nha Trang, Khách sạn Ánh Sáng ( The Light hotel), Khách sạn Dendro Gold, Khách sạn Rigel Nha Trang, Khách sạn Stella Maris Nha Trang, Khách sạn Rosaka Nha Trang, Khách sạn Alana Nha Trang Beach, Khách sạn Sen Việt Premium, Khách sạn Isena, Khách sạn Cicilia Hotel & Spa, Khách sạn Liberty Central Nha Trang, Khách sạn Legend Sea, Khách sạn Nha Trang Palace, Galina Hotel & Spa Nha Trang, Khách sạn Galliot Nha Trang, Mường Thanh Grand Nha Trang, Khách sạn Green World Nha Trang, Khách sạn TTC Premium – Michelia, Khách sạn Nha Trang Lodge, Yasaka Sài Gòn
Nha Trang, Khách sạn Novotel Nha Trang5.
Với hệ thống cơ sở lưu trú đa dạng từ bình dân đến sang trọng phù hợp cho nhiều loại hình đi du lịch, mang đến cho khách nhiều trãi nghiệm thú vị và hơn hết khi đến với Khánh Hòa du khách được tận hưởng nhiều không gian du lịch, với nét độc đáo kết hợp biển đảo, núi rừng, sông nước…sẽ luôn đọng lại trong tâm trí.
2.4.7. Dịch vụ mua sắm, tham quan và giải trí
+ Mua sắm:
Cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử ngành sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, điều kiện tự nhiên, di dân và đô thị hóa thì cũng hình thành nên các khu buôn bán (chợ) và các trung tâm mua thương mại.
Chợ đạt quy mô 400 điểm kinh doanh - Chợ hạng I:
(1) Chợ Đầm – phường Vạn Thạnh – thành phố Nha Trang
(2) Chợ Xóm mới – phường Tân Lập – thành phố Nha Trang
(3) Chợ Phước Thái – phường Phước Long – thành phố Nha Trang 9 chợ quy mô hạng II còn lại 110 Chợ đạt hạng III.
4 http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=150101&type=1
5 http://www.nhatrang-travel.com/index.php?cat=150102&type=1&page=2
Đến Khánh Hòa khách du lịch được trải nghiệm và hòa mình và không gian Chợ để mua hàng lưu niệm, mua sắm, thưởng thức đặc sản ẩm thực địa phương. Nét đặc trưng của Khánh Hòa đã hình thành các con phố (phố Tây) nơi tập trung của nhiều khách du lịch đến từ phương tây chọn làm nơi lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí, ăn uống và cũng chính nơi đây đã hình thành 2 khu chợ (chợ Đêm), chợ thường hoạt động vào ban đêm để khách tản bộ để mua quà lưu niệm, chụp hình và thưởng thức ẩm thực đặc trưng của xứ biển, khám phá món ăn dân gian mang đậm tính địa phương đó là Nha Trang market số 74 Tuệ Tĩnh và Chợ đêm Yến Sào (đối diện quảng trường trung tâm tỉnh.
Để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và theo xu hướng hiện đại thì tại Khánh Hòa các trung tâm thương mại tổng hợp ra đời đáp ứng tham quan, mua sắm giải trí của du khách có thể nhắc đến các trung tâm thương mại: Nha Trang center, Vincom Plaza Lê Thánh Tôn, Vincom Plaza Trần Phú, AB Central Square Nha Trang, siêu thị Co.opmart, Lotte Mart, Vinmart, Vinmart+, Metro, Big C…
+ Đặc sản: Với những người con ở vùng đất Khánh Hòa thì không ai không biết đến những câu ca dao quen thuộc nhằm ca ngợi 6 món ăn đặc sản của người Khánh Hòa. “Yến sào hòn Nội/ Vịt lội Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh/ Cá tràu Võ Cạnh/ Sò huyết Thủy Triều...”.
Tùy theo khẩu vị và sở thích, khi đến Khánh Hòa, du khách có thể thưởng thức hương vị của biển thông qua các đặc sản nơi đây. Dưới bàn tay tài hoa của người “đầu bếp địa phương” quý khách tha hồ thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của người dân xứ trầm hương.
+ Hoạt động giải trí về đêm
Khi cái nắng đã dần lui về cánh rừng xa xa thì màn đêm cũng buông xuống, đây là lúc mà ánh đèn đường, ánh đèn của các tòa nhà, hàng quán thi nhau nhấp nháy tạo nên một đêm của vũ hội sắc màu cũng là lúc du khách chọn cho mình một hoạt động giải trí sau một ngày rong rủi khám phá rừng, biển Khánh Hòa. Nếu quý khách muốn khám phá biển thì có thể tìm cho mình một tour câu cá và thưởng thức những con mực, con cá câu của chính mình. Để trải nghiệm với môi trường náo nhiệt vui nhộn du khách có thể vào các nhà hàng, quán rượu dọc con đường Trần
Phú – Phạm Văn Đồng có thể liệt kê: Vũ trường New Century vũ trường Yasaka, vũ trường logde, Sunrise, Sailing Club, Bar Rocky Club, Bar Night Club, Bar Oxy Nha Trang, Why Note Bar Nha Trang, Crazy Kim bar Nha Trang, Lousiana Bar, GMC Discotheque, Sky Light, Horizon...
2.5. Nhân lực du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.5.1. Nhân lực du lịch Khánh Hòa
Du lịch là một ngành tổng hợp, gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh với cơ cấu ngành, nghề khác nhau, chính vì vậy chỉ tiêu nhân lực cần được chú trọng vào hai nhóm sau:
Nhóm nhân lực gián tiếp: lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, nhà giáo… theo sống kê từ Sở Du lịch Khánh Hòa, nhóm người này gồm có 5.865 người.
Trong số hơn 900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Khánh Hòa thì:
Nhóm nhân lực trực tiếp: hướng dẫn viên du lịch, phục vụ nhà hàng, lễ tân, phục vụ buồng khách sạn, nhân viên bếp, nhân viên bán hàng du lịch. Toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 28.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch, trong đó lĩnh vực lưu trú khoảng 25.000 lao động, còn lại là lĩnh vực lữ hành. Về chất lượng lao động ngành du lịch tại Khánh Hòa so với mặt bằng chung cả nước được xác định cao hơn. Dự báo lao động trực tiếp trong ngành du lịch trong thời gian tới có sự tăng trưởng cao.
Tổng số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch khoảng 28.000 người. Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, tuy đã tốt hơn nhiều địa phương khác, nhưng chất lượng nhân lực của ngành Du lịch Khánh Hòa vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ ngoại ngữ. Cuối tháng 10-2017, sở Du Lịch Khánh Hòa đã khảo sát nhanh về nhu cầu đào tạo ngoại ngữ ở 34 DN (25 DN cơ sở lưu trú và 9 DN lữ hành), với tổng số 3.700 lao động, kết quả cho thấy có đến 1.700 lao động (45,9%) có nhu cầu đào tạo lại. (Nguồn: Báo cáo Sở Du lịch Khánh Hòa).
Bảng 4. Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch trực tiếp tại tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
Chỉ tiêu | Năm 2015 | Năm 2020 | % tăng TB cả giai đoạn | |
Tổng số | 620.100 | 870.300 | 8,1 | |
1 | Theo lĩnh vực | |||
1.1 | Khách sạn, nhà hàng | 312.100 | 440.300 | 8,2 |
1.2 | Lữ hành, vận chuyển | 92.700 | 128.00 | 7,6 |
1.3 | Dịch vụ khác | 215.00 | 302.000 | 8,1 |
2 | Theo trình độ đào tạo | |||
2.1 | Trên đại học | 2.400 | 3.500 | 9,2 |
2.2 | Đại học, cao đẳng | 82.400 | 113.500 | 7,5 |
2.3 | Trung cấp và tương đương | 115.800 | 174.000 | 10,2 |
2.4 | Sơ cấp | 151.800 | 231.000 | 10,4 |
2.5 | Dưới sơ cấp nghề (học tại chỗ) | 268.200 | 348.300 | 5,9 |
3 | Theo loại hình lao động | |||
3.1 | Lao động quản lý | 56.100 | 83.000 | 9,7 |
3.2 | Lao động nghiệp vụ | 564.000 | 787.000 | 7,9 |
1. Lễ tân | 51.000 | 69.000 | 7,9 | |
2. Phục vụ buồng | 71.5000 | 98.000 | 7,4 | |
3. Phục vụ bàn, bar | 102.200 | 153.000 | 9,8 | |
4. Chế biến món ăn | 49.300 | 73.400 | 9,7 | |
5. Hướng dẫn | 30.800 | 45.000 | 9,2 | |
6. VPDL, ĐL lữ hành | 52.600 | 81.400 | 10,9 | |
7. Nhân viên khác | 206.400 | 266.700 | 6,09 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa
- Bối Cảnh Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa
- Thống Kê Lượng Khách Du Lịch Trong Nước Và Quốc Tế Tham Quan Tháp Bà Ponagar Giai Đoạn 2013-2017
- Số Lượt Khách Du Lịch Thăm Quan Di Sản Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa
- Căn Cứ Thực Tiễn: Những Hạn Chế Của Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa
- Giải Pháp Phát Triển Nhân Lực Phục Vụ Du Lịch Văn Hóa Chăm
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn: Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch
2.5.2. Nhân lực du lịch văn hóa chăm
Trong những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao, Trung tâm Bảo Tồn di tích Khánh Hòa đã chú trọng đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Trung và Hàn; 05 người được cấp chứng chỉ ngoại ngữ Anh văn B1, B2 theo chuẩn khung Châu Âu), nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (06 trình độ thạc sĩ về Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Địa lý du lịch; 03 chức danh Di sản viên hạng II, 01 chức danh Di sản viên hạng III…) cơ bản đáp ứng nhiệm vụ, tiêu chuẩn cán bộ và nhiệm vụ công tác.
Hiện nay, Trung tâm Bảo Tồn di tích Khánh Hòa được giao quản lý trực tiếp quản lý, khai thác hoạt động du lịch, dịch vụ tại 02 di tích là Tháp Bà Ponagar Nha Trang và Hòn Chồng (thành phố Nha Trang), các di tích còn lại trên địa bàn tỉnh do chính quyền địa phương quản lý và được Trung tâm Bảo Tồn Di tích có hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ, một phần kinh phí trong việc chăm sóc, bảo vệ, tổ chức lễ hội đối với các di tích cấp quốc gia.
Đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng lao động trong ngành du lịch của thành phố Nha Trang trong những năm qua phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, đa số cán bộ nhân viên du lịch có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng tác nghiệp và thái độ phục vụ du khách tương đối tốt, nhưng cũng bộc lộ một số mặt còn hạn chế, yếu kém, Số lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động đã qua đào tạo, nhưng rất ít người được đào tạo đúng chuyên ngành du lịch, chủ yếu từ các ngành nghề khác chuyển sang như ngoại ngữ, tin học, khoa học xã hội và nhân văn…(Nguồn: Trung tâm Bảo tồn Di tích).
Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động bổ trợ. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác trực tiếp phục vụ du lịch, lao động bổ trợ tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch. Số lượng lao động tăng theo hằng năm, song chất lượng chuyên môn chưa được cải thiện nhiều. Nhìn chung lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng còn lớn, trình độ ngoại ngữ còn thấp.
Theo kết quả khảo sát (50 người) thuộc cơ quan quản lý, sở du lịch và chuyên gia du lịch có thể nhận thấy:
Bảng 5. Thống kê khảo sát trình độ cán bộ quản lý thuộc các cơ quan ban ngành
Số lượng | ||
Giới tính | Nữ | 18 |
Nam | 32 | |
Độ tuổi | 20-30 | 09 |
31-45 | 18 | |
46-55 | 15 | |
>55 | 08 | |
Trình độ học vấn | Trung cấp | 06 |
Cao đẳng | 12 | |
Đại học | 21 | |
Sau đại học | 11 | |
Lĩnh vực công tác | Cán bộ văn hóa sở | 23 |
Cán bộ Sở du lịch | 18 | |
Các chuyên gia du lịch | 09 |
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2018 của tác giả
Từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy, trình độ của cán bộ có liên quan đến du lịch thì đa số 50 người được khảo sát đều có trình độ từ trung cấp trở lên, cơ cấu độ tuổi cũng tương đối trẻ.
2.6. Công tác quản lý du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.6.1. Những mặt đạt được trong công tác quản lý du lịch văn hóa Chăm
Văn hóa Chăm không chỉ là di sản có tính địa phương, hơn hết di sản văn hóa Chăm còn là một di sản chung của dân tộc Việt Nam. Công tác quản lý bảo tồn các giá trị văn hóa Chăm được Trung Ương, các ban ngành tỉnh Khánh Hòa rất được quan tâm:
Chỉ thị số 121-CT/TW, ngày 26/10/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác đối với đồng bào Chăm nêu rõ: “Coi trọng các di sản văn hoá dân tộc,
sưu tầm, khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hoá dân tộc Chăm, đáp ứng yêu cầu, tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú kho tàng văn hoá Việt Nam”.
Chỉ thị 06/2004/CT-TTg, ngày 18/02/2004 của Chính phủ chỉ đạo: “Bộ Văn hoá Thông tin đầu tư, chỉ đạo, hỗ trợ các tỉnh có đông đồng bào Chăm làm tốt công tác bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc Chăm”.
Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lể hội, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích.
Hiện nay, tại các di sản văn hóa Chăm (Tháp Bà Ponagar và Am Chúa…) điều có sự tham gia hỗ trợ, kiểm tra giám sát, của chính quyền địa phương cũng như sự hướng dẫn của cơ quan quản lý văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh các quy định về bảo tồn, bảo quản, tổ chức các hoạt động lễ hội, tham quan du lịch …được thực hiện nghiêm túc, không xảy ra các trường hợp tiêu cực ảnh hưởng đến nghi lễ, phiền toái cho khách du lịch và người dân hành hương.
- Sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng diễn ra tại các di tích được đảo bảo đúng bản sắc truyền thống. Giá trị vật thể của di sản được bảo toàn tính nguyên vẹn, hạn chế tối đa du khách, khách hành hương làm hư hỏng, lấy cắp bảo vật…Giá trị di sản phi vật thể được giữ gìn, bảo tồn không vì lợi ích mà làm cho giá trị nghệ thuật bị phai nhạt.
- Tiếp đó, để đáp ứng các nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của du khách, ngành du lịch và các cơ quan chức năng của tỉnh đã phối hợp với cộng đồng người Chăm địa phương nhằm khuyến khích việc khôi phục lại những nghi thức truyền thống tốt đẹp, đặc trưng và có ý nghĩa về văn hóa, lịch sử trong các lễ hội. Đồng thời họ cũng chú ý chuẩn bị chu đáo các lễ vật dâng cúng, các nghi thức, các lời ca, điệu múa trong lễ hội sao cho đầy đủ và đúng với những quy định truyền thống trước đây.
Mặt khác, hoạt động khai thác, phát triển du lịch trong thời gian qua chính là yếu tố mang tính quyết định đối với sự hồi phục các sản phẩm truyền thống của người Chăm, mà điển hình như dệt thổ cẩm (Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ), làm gốm (Bầu Trúc, Tuấn Tú)… Bên cạnh những chính sách kêu gọi, khuyến khích người dân duy trì và
mở rộng việc sản xuất các sản phẩm thủ công của mình để cung cấp cho khách du lịch tham quan di tích.
2.6.2. Những hạn chế trong công tác quản lý du lịch văn hóa Chăm
Di sản văn hóa Chăm, đặc biệt là đền tháp Chăm được khám phá và công bố sớm và quan trọng nhất về nghiên cứu văn hóa Champa, nhưng đến hôm nay bức màn bí ẩn về xây dựng tháp vẫn còn nằm trong nỗi bí ẩn chưa tìm được lời giải đáp thích đáng. Từ đó các phương thức phục chế hay trùng tu chưa thể đáp ứng đúng thực tế yêu cầu. Nó tạo dị ứng cho không ít nhà nghiên cứu lẫn kẻ thưởng ngoạn lẫn tò mò xen lẫn sự ngạc nhiên. Bên cạnh các di tích còn bỏ mặc cho hoang phế hay bị thời gian lãng quên tiêu biểu. Vài chục năm qua, các họa sĩ và điêu khắc gia Chăm vẫn chưa đóng góp gì nhiều vào bảo tồn và giới thiệu nền mĩ thuật dân tộc ra thế giới.
Nghệ thuật diễn xướng Chăm ở Khánh Hòa được các nghệ nhân biểu diễn thường xuyên ở Tháp Bà Ponagar đã mang lại điểm tích cực nhằm duy trì và bảo tồn văn hóa phi vật thể Chăm, Nghệ thuật biểu diễn Chăm truyền thống được biểu diễn hàng ngày trừ các ngày mưa gió, tuy nhiên hiện nay những nghệ nhân biểu diễn trống và kèn tuổi đã già, các nghệ nhân Chăm đều đến từ tỉnh Ninh Thuận, do đó để giữ gìn nghệ thuật diễn xướng cần có lớp kế cận, có đam mê nhiệt huyết để lưu giữ những giá trị truyền thống của thế hệ trước để lại.
2.7. Thị trường khách du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa
2.7.1. Số lượt khách du lịch đến Khánh Hòa
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Khánh Hòa tổng lượt khách đến Khánh Hòa trong tháng 7/2017 ước đạt 615,000 lượt tăng 8,7% so với tháng 6/2017 và tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu cho thấy ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.