Thống Kê Lượng Khách Du Lịch Trong Nước Và Quốc Tế Tham Quan Tháp Bà Ponagar Giai Đoạn 2013-2017

Các lễ hội không chỉ thu hút khách trong tỉnh mà còn thu hút khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhà văn, báo, đài... trong và ngoài nước đến nghiên cứu, thưởng thức và đưa tin. Mục đích trước hết của hoạt động này là nhằm khắc họa và giới thiệu thật rõ nét các giá trị văn hóa nói chung, lễ hội Am Chúa, lễ hội Tháp Bà của người Chăm ở Khánh Hòa cũng như người Chăm ở Việt Nam. Song song với đó, thông qua đây, chính quyền và ngành du lịch địa phương cũng nhằm hướng đến mục tiêu thu hút du khách và xây dựng lễ hội cùng các giá trị văn hóa của người Chăm trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu của mình. Định kỳ hàng năm, chính quyền và các cơ quan văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa lại phối hợp với cộng đồng người Chăm để tổ chức lễ hội Am Chúa và lễ hội Tháp Bà đồng thời tiến hành các hoạt động thu hút và khai thác du lịch. Các ngày diễn ra lễ hội cũng là dịp để trưng bày các sản phẩm do người Chăm chế tác như: xem trình diễn nghề dệt thổ cẩm, các sản phẩm thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm gốm Bầu Trúc – Ninh Thuận của người Chăm nhằm phục vụ khách tham quan du lịch (xem bảng thống kê).

ĐVT: Người

Bảng 2. Thống kê lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tham quan Tháp Bà Ponagar giai đoạn 2013-2017

Năm

Khách trong nước

Khách quốc tế

2013

229.452

344.777

2014

257.830

344.177

2015

328.034

492.052

2016

285.289

1.141.154

2017

399.389

1.597.557

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích Khánh Hòa

2.3.2. Du lịch tham quan di tích lịch sử

Ở Khánh Hòa, ngoài du lịch biển đảo thì du lịch văn hóa cũng là một phận cấu thành của ngành du lịch. Trãi qua một chiều dài lịch sử với nhiều hình thức tổ chức xã hội khác nhau (dù là dân tộc Chăm hay dân tộc Kinh – Việt), mảnh đất Khánh Hòa luôn là nơi khởi tạo cho các giá trị văn hóa của cư dân sống ở đó. Một trong các giá trị văn hóa đặc sắc còn lưu giữ đến ngày nay, chính là các di tích lịch

sử văn hóa ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần của người dân ven biển Khánh Hòa. Hiện nay ở Khánh Hòa có 245 di tích được xếp hạng bao gồm các di tích lịch sử, di tích nghệ thuật và danh lam thắng cảnh; trong đó có 173 di tích cấp tỉnh và 16 di tích cấp quốc gia. Trong số 16 di tích và danh thắng quốc gia trên đất Khánh Hòa, có tới 4 di tích, danh thắng là biển đảo và liên quan tới biển, đó là vịnh Nha Trang là một trong 35 vịnh biển đẹp nhất thế giới; khu danh thắng Hòn Chồng

- Hòn Đỏ, danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu và di tích Tháp Bà Ponagar.

Bảng 3. Danh sách di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh xếp hạng quốc gia trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Stt

Tên di tích

Địa điểm

Quyết định xếp hạng

Phân loại di tích


1

Tháp Bà

Ponagar

Phường Vĩnh Phước (thành phố Nha Trang)

Số 54-

VHTT/QĐ ngày 29/4/1979

Kiến trúc nghệ thuật


2

Hòn Chồng - Hòn Đỏ

Phường Vĩnh Phước,

phường Vĩnh Thọ (thành phố Nha Trang)

Số 04/1998-QĐ-

BVHTT ngày 15/10/1998

Danh lam thắng cảnh


3


Vịnh Nha Trang


Thành phố Nha Trang

Số 14/2005/QĐ-

BVHTT ngày 25/3/2005

Danh lam thắng cảnh

4

Địa điểm Thành

Diên Khánh

Thị trấn Diên Khánh

(huyện Diên Khánh)

Số 1288-VH/QĐ

ngày 16/11/1988

Di tích lịch sử

5

Miếu thờ Trịnh

Phong

Xã Diên An (huyện Diên

Khánh)

Số 1548/QĐ

ngày 30/8/1991

Di tích lịch sử


6

Đền thờ Trần Quý Cáp tại nơi

ông bị hành hình

Thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh)

Số 1548/QĐ

ngày 30/8/1991


Di tích lịch sử


7

Văn Miếu Diên Khánh

Thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh)

Số 04/1998-QĐ-

BVHTT ngày 15/10/1998


Di tích lịch sử



8


Am Chúa

Xã Diên Điền (huyện Diên Khánh)

Số 05/1999-QĐ-

BVHTT ngày 12/02/1999


Di tích lịch sử


9


Đình Phú Cang

Xã Vạn Phú (huyện Vạn Ninh)

Số 04/1998-QĐ-

BVHTT ngày 15/10/1998

Kiến trúc nghệ thuật


10

Mũi Đôi-Hòn Đôi (Hòn Đầu)

Xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh)

Số 13/2005/QĐ-

BVHTT ngày 25/3/2005

Danh lam thắng cảnh


11


Lăng Bà Vú

Phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa)

Số 05/1999-QĐ-

BVHTT ngày 12/02/1999

Kiến trúc nghệ thuật


12

Phủ Đường Ninh Hòa

Phường Ninh Hiệp (thị xã Ninh Hòa)

Số 16/2000/QĐ-

BVHTT ngày 21/8/2000


Di tích lịch sử


13

Địa điểm lưu niệm Tàu C235 (Đường Hồ Chí

Minh trên biển)


Xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa)

Số 1262/QĐ-

BVHTTDL ngày 26/4/2014


Di tích lịch sử


14

Di tích lịch sử lưu niệm nhà bác học

Alexandre Yersin (Thư viện tại Viện Pasteur, Chùa Linh Sơn và Mộ

Yersin)


Phường Xương Huân (thành phố Nha Trang); xã Suối Cát (huyện Cam Lâm)


Số 993-QĐ ngày 28/9/1990


Di tích lịch sử lưu niệm



15

Bia chủ quyền quần đảo

Trường Sa tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam

Yết


Xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn (huyện Trường Sa)


Số 1825/QĐ-

BVHTTDL ngày 13/6/2014


Di tích lịch sử


16

Địa điểm Hòa Diêm

Xã Cam Thịnh Đông (thành phố Cam Ranh)

Số 4108/QĐ-

BVHTT ngày 12/12/2014

Di tích khảo cổ

(Nguồn: Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 06/8/2018)

2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

2.4.1. Giao thông

Với vị trí địa lý thuận lợi, tỉnh Khánh Hòa đang khai thác 4 loại hình giao thông trọng yếu gồm: đường thủy, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là lợi thế để Khánh Hòa phát triển nền kinh tế theo hướng mở, thuận lợi cho hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế về nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, sản xuất hàng hóa và trao đổi hàng hóa.

Cảng biển

Khánh Hòa có hệ thống cảng biển thuộc Nhóm cảng số 4 (nhóm cảng Nam Trung bộ, bao gồm các cảng từ Bình Định đến Bình Thuận), theo nhận định của các chuyên gia về chuyên ngành hàng hải thì Khánh Hòa có 03 vịnh với lợi thế thuận lợi cho phát triển cảng biển: ở giữa là vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới, phía Nam là vịnh Cam Ranh được xếp vào một trong ba hải cảng có điều kiện tự nhiên tốt nhất thế giới, gần đường hàng hải thế giới và phía Bắc là vịnh Vân Phong nằm ở toạ độ địa lý cực đông của Việt Nam, cách hải phận quốc tế 14 km, gần ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho giao thương hàng hải, phát triển cảng biển.

Cảng Nha Trang: Chuyển đổi công năng, quy hoạch phát triển thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; tiếp nhận tàu khách du lịch quốc

tế đến 225.000 GT và tàu chở khách trên tuyến nội địa Bắc - Nam. Năng lực thông qua 200 nghìn lượt khách/năm.

Cảng Cam Ranh: Là khu bến tổng hợp, công ten nơ tiếp nhận tàu trọng tải

10.000 tấn đến 50.000 tấn, có bến chuyên dùng vật liệu xây dựng, xi măng, xăng dầu và tàu khách đến 225.000 GT. Bao gồm:

+ Bến tổng hợp Ba Ngòi: Quy mô bến có thể phát triển gồm 04 bến cho tàu

30.000 đến 50.000 tấn. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2020 đạt khoảng 3,4 đến 3,8 triệu tấn/năm, năm 2030 đạt 7 đến 7,5 triệu tấn/năm.

+ Bến xi măng Cam Ranh: Quy mô tiếp nhận tàu 5.000 đến 10.000 tấn. Năng lực thông qua khoảng 0,5 đến 1 triệu tấn/năm.

+ Các bến khác (chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng, khí hóa lỏng...) xây dựng phát triển phù hợp nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và quy hoạch xây dựng chung của địa phương.

+ Bến cảng quốc tế Cam Ranh: Chức năng cung cấp các dịch vụ hàng hải; sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển có khả năng tiếp nhận tàu khách Quốc tế đến 225.000 GT. Năng lực thông qua 100 nghìn lượt khách/năm. - Bến đảo Trường Sa, Sinh Tồn: Phát triển theo nhu cầu của huyện đảo phục vụ dân sinh và quốc phòng - an ninh.

+ Bến cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong: Giai đoạn mở đầu xây dựng bến cảng tổng hợp đa năng nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu của tỉnh Khánh Hòa và khu vực lân cận phù hợp với nội dung văn bản số 238a/TTg-KTN ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ, lượng hàng thông qua 1,0 đến 2,0 triệu tấn/năm. Giai đoạn hoàn thiện phát triển phù hợp với Quy hoạch bến cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2972/QĐ-BGTVT ngày 05/8/2014.

+ Bến khách du lịch quốc tế Đầm Môn: Là khu bến tàu khách du lịch quốc tế tiềm năng, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong. Quy mô phát triển gồm 01 bến cho tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT.

Đường sắt

Tuyến đường sắt nối từ bắc vào nam qua địa phận tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 149,2 km. Toàn địa bàn tỉnh có 12 nhà ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính có quy mô làm nhiệm vụ chung chuyển khách và hàng hóa đia các tỉnh. Bình quân mỗi ngày ga Nha Trang đón từ 34 chuyến tàu ra vào ga Nha Trang, trong đó hơn một nửa là tàu khách. Dịp lễ tết có khoảng 46-50 chuyến tàu qua ga mỗi ngày.

Đường bộ

Khánh Hòa có tuyến quốc lộ 1A chạy xuyên suốt, nối với các tỉnh Tây Nguyên có tuyến quốc lộ 26. Từ Nha Trang đến với xứ sở mộng mơ Đà Lạt có tuyến quốc lộ 27C chiều dài 135km. Sự kết nối giao thông trong tỉnh từ thành phố Nha Trang đến sân bay quốc tế Cam Ranh chạy dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành và từ Nha Trang đi Tây Nguyên, các tỉnh phía bắc chạy dọc theo tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam đường Phạm Văn Đồng. Với mật độ giao thông khá thuận tiện giúp cho việc đi lại của người dân trong tỉnh đi đến các khu vực khác là rất thuận lợi, sự liên thông kết nối giữa các tuyến đường tỉnh lộ ra quốc lộ giúp ch việc giao thương thương mại và vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển là lợi thế rất lớn giúp cho Khánh Hòa có nhiều sức bật thúc đẩy kinh tế phát triển.

Sân bay

Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 30 km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Cảng hàng không Cam Ranh là cảng hàng không quốc tế, có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực Nam Trung bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch. Sân bay Cam Ranh là sân bay phục vụ cho nhu cầu bay của người dân khu vực Nam Trung bộ và là sân bay có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay chở khách lớn hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia mở đường bay thẳng tới Cam Ranh như Nga và một số nước Đông Âu khác, hiện tại sân bay Cam Ranh có khả năng phục vụ các hoạt động bay đêm và là sân bay lớn thứ 4 của Việt Nam sau các sân bay như Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng và là sân bay có mức tăng trưởng khách lớn nhất hiện nay của cả nước. Cũng trong tháng 6 năm 2018 nhà ga

hành khách quốc tế với tổng vốn đầu tư hơn 3700 tỷ đồng đã đi vào khai thác với công suất đón khoảng 4 triệu lượt khách mỗi năm. Bên cạnh đó nhiều chuyến bay thẳng từ Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nga, Indonesia…đến Cam Ranh cũng đang tiếp tục được mở thêm nước và quốc tế. Trung bình 1 ngày có đến khoảng 100 chuyến bay đi và đến, cao điểm có ngày có đến hơn 140 chuyến. Đây là 1 trong 4 sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và có lượng khách tăng trưởng vào loại nóng nhất cả nước với mức tăng trưởng nhảy cóc đạt 31% và 78% lần lượt vào các năm 2015 và 2016.

Biểu 1. Lượt khách qua sân bay Cam Ranh - Khánh Hòa


Nguồn Sở Du Lịch Khánh Hòa Đến năm 2017 lượng hành khách thông qua cảng 1

(Nguồn: Sở Du Lịch Khánh Hòa)

Đến năm 2017 lượng hành khách thông qua cảng đạt mốc 5,5 triệu lượt. 5 tháng đầu năm nay cảng đã đón 2,44 triệu lượt khách du lịch, tăng 20,8% so với năm 2017. Dự báo những con số sẽ không ngừng tăng lên khi nhà ga quốc tế T2 được hoàn thành ngay trước năm du lịch quốc gia 2019 tại Khánh Hòa. Báo cáo du lịch năm 2018 của Nha Trang sẽ vượt qua con số 5,5 triệu lượt của năm 2017. Cũng từ đây thị trường địa ốc sẽ cứ bước chuyển mình mạnh mẽ và giới đầu tư hoàn toàn được quyền hy vọng vào một thị trường đầy tiềm năng , lợi nhuận, một thị trường sẽ dẫn đầu ngôi vương về bất động sản nghỉ dưỡng.

2.4.2. Hệ thống bưu chính, viễn thông, internet

Với việc áp dụng hệ thống viễn thông tin tiến nhất hiện nay, Khánh Hòa có mật độ bưu cực, viễn thông, internet kết nối và bao phủ toàn địa bàn, 100% xã, bản làng đều có sóng di động 3G.

2.4.3. Hệ thống cấp điện

Nguồn điện sử dụng cho tỉnh Khánh Hòa hiện nay của nguồn điện quốc gia 220KV, ngoài ra còn có nguồn điện dự trữ chạy diezen, đáp ứng cung cấp đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt. Lưới điện đã phủ 100% đến các xã.

2.4.4. Hệ thống cấp nước

Các xã, phường, thị trấn, thành phố đều có nước sạch sinh hoạt đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh.

2.4.5. Ngân hàng, bảo hiểm

Hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng tư doanh và ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đã đáp ứng nhu cầu về vốn, gửi tiền của người dân và dịch vụ thu đổi ngoại tệ thuận lợi cho việc giao dịch tài chính, hệ thống rút tiền tự động, các cột ATM được đặt tại các vị trí thuận lợi để người dân và du khách đều có thể thuận tiện trong việc giao dịch, rút tiền.

2.4.6. Dịch vụ lưu trú

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay có khoảng trên 770 cơ sở lưu trú với

41.344 ngàn phòng có khoảng 20-30.000 phòng loại từ 3 – 5 sao còn lại là các phòng thấp cấp. Những thương hiệu khách sạn nổi tiếng trên thế giới có mặt tại Nha Trang như: Novotel, Best Western, InterContinental, Sheraton….

Cơ sở lưu trú 5 sao và 5 sao cộng gồm có: Căn hộ du lịch Vinpearl Condotel Empire Nha Trang, Vinpearl Condotel Beachfront Nha Trang, Khách sạn Citadines Bayfront Nha Trang, Khách sạn Swandor Hotels & Resorts - Cam Ranh, Khách sạn Diamond Bay, KS nghỉ dưỡng Vinpearl Resort & Spa Nha Trang Bay, Khách sạn Vinpearl Discovery 1 Nha Trang, Khách sạn Vinpearl Discovery 2 Nha Trang, Khách sạn Sheraton Nha Trang, Khách sạn Mường Thanh Luxury Nha Trang, Khách sạn nghỉ dưỡng Diamond Bay Resort & Spa, Khách sạn nghỉ dưỡng The Anam, Khu căn hộ du lịch Champa Island, Khách sạn Vinpearl Resort & Spa Long Beach Nha Trang, Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa, Khách sạn nghỉ dưỡng Fusion Nha Trang, Khách sạn nghỉ dưỡng Duyên Hà - Cam Ranh, Khách sạn Intercontinental Nha Trang, Khu nghỉ mát Amiana, Khách sạn nghỉ dưỡng Mia Nha

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí