Bối Cảnh Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Chăm Ở Khánh Hòa

Khác với nhiều địa khu khác Kauthara tương đối ít bị ảnh hương bởi các cuộc chiến tranh nhờ cách xa cả Đại Việt và Đế quốc Khmer. Sau khi kinh đô Vijaya thất thủ trong cuộc Chiến tranh Việt-Chiêm 1471, vua Lê Thánh Tông không tiếp tục tiến xuống phía nam để tấn công Kauthara mà dựng bia phân định biên giới mới của hai nước tại Núi Đá Bia. Lãnh thổ Chăm Pa chỉ còn lại khu vực Kauthara- Panduranga.

Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (có tài liệu ghi là Bà Thấm) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan cai cơ Hùng Lộc đem 3000 quân sang đánh. Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang gồm hai phủ là phủ Thái Khang gồm các huyện Tân Định, Quảng Phước ở phía bắc (nay là các huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh) và phủ Diên Ninh gồm các huyện Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương ở phía nam (nay là các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, thị xã Cam Ranh, thành phố Nha Trang và một phần phía Bắc của tỉnh Ninh Thuận), giao cho Hùng Lộc làm thái thú. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay. Đến năm 1690, phủ Thái Khang được đổi tên thành Bình Khang. Năm 1742, phủ Diên Ninh đổi thành phủ Diên Khánh.

Vào năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận. Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên. Từ đó, trong gần 20 năm, nhân dân Bình Khang, Diên Khánh sống trong cảnh hòa bình và no ấm. Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang. Nguyễn Ánh sai người xây thành Diên Khánh, lập xưởng đóng thuyền. Sau đó, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu hai lần đem quân vào đánh chiếm vào các năm 1794, 1795 nhưng đều không thành. Năm 1802, sau khi

đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, Dinh Bình Khang được đổi tên thành Dinh Bình Hòa, phủ Bình Khang cũng được đổi tên thành phủ Bình Hòa nhưng sở lị đã được chuyển từ đây sang phủ Diên Khánh. Năm 1808, Dinh được đổi thành Trấn. Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa.

Có thể khẳng định rằng dân tộc Chăm đã có thời kỳ lịch sử phát triển hùng cường trên mảnh đất này và những giá trị văn hóa của dân tộc Chăm còn sót lại đến ngày nay chính là di sản không thể tách rời trong kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Điều kiện xã hội

Theo số liệu điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2019 dân số tỉnh Khánh Hòa là

1.231.107 người với mật độ dân số toàn tỉnh là 225 người/km². Theo điều tra biến động dân số năm 2019, Khánh Hòa có 520.008 người sinh sống ở khu vực đô thị (42,2% dân số toàn tỉnh) và 711.099 người sống ở khu vực nông thôn (57,8%). Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều. Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang (chiếm 1/3 dân số toàn tỉnh), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Huyện Diên Khánh và thành phố Cam Ranh cũng có mật độ dân số khá cao (xấp xỉ 400 người/km²) thị xã Ninh Hòa và các huyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh (khoảng 200 người/km²), các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối thấp là Khánh Sơn (62 người/km²) và Khánh Vĩnh (29 người/km²).

Hiện nay, có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó dân tộc kinh có 1.095.981 người sống phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc thiểu số lớn nhất là người Raglai với 45.915 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây). Tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk có khoảng 4.778 người Cơ-ho và 3.396 người Ê-đê sinh sống. Dân tộc Hoa có khoảng 3.034 người tập trung chủ yếu ở thành phố Nha Trang (khoảng 2.000 người), thị xã Ninh Hòa và các xã phía Đông

huyện Diên Khánh. Một nhóm thiểu số chính khác là người Tày (1.704) và người Nùng (1.058) di cư từ các tỉnh phía Bắc vào trong cuộc di cư năm 1954 và trong các năm gần đây sinh sống chủ yếu ở huyện Khánh Vĩnh. Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ… Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau Ngoài các nhóm chính trên còn có các nhóm dân tộc thiểu số rất nhỏ trong dân số như Mường, Thái, Chăm, Khmer, Thổ… Người Chăm là cư dân bản địa ở Khánh Hòa. Tuy nhiên do những điều kiện lịch sử, từ giữa thế kỷ XVII về sau này, người Chăm ở Khánh Hòa lần lượt di chuyển vào các tỉnh phía Nam. Vì vậy mà ngày nay, người Chăm ở Khánh Hòa chỉ còn khoảng 290 người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Điều kiện về tài nguyên du lịch

+ Các di tích lịch sử và danh thắng tiêu biểu:

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa - 7

Khánh Hòa nằm trong số ít địa phương còn lưu giữ nhiều di tích vào loại quý hiếm do các thế hệ trước xây dựng nên. Căn cứ số liệu thống kê, năm 2018 toàn tỉnh Khánh Hòa có 1040 di tích lịch sử, trong đó có 56 di tích đã được kiểm kê cấp tỉnh và đã công nhận 42 di tích lịch sử cấp tỉnh, 16 di tích được xếp hạng cấp quốc gia.

Ngoài những di tích lịch sử thì Khánh Hòa còn được thiên nhiên ban tặng cho một địa mạo đã tạo cho Khánh Hòa có một hệ thắng cảnh có thể kể đến:

Danh thắng Hòn Chồng – Hòn đỏ: Danh thắng Hòn Chồng – Hòn đỏ nằm bên vịnh Nha Trang, cách trung tâm Nha Trang 2km về hướng đông bắc. danh thắng Hòn Chồng gồm hòn Chồng và Hòn vợ, Khu vực Hội quán Nha Trang và Hòn đỏ, nơi đây là một điểm tham quan mà bất cứ khách du lịch nào ghé Nha Trang cũng muốn đến.

Vịnh Nha Trang: Tại hội nghị lần thứ 2 Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới tại Canada năm 2003 đã bầu chọn Vịnh Nha Trang trở thành thành viên thứ 29 vịnh đẹp nhất thế giới.

Mũi đôi – Hòn đầu: Mũi đôi nằm ở tạo độ 1090 27’55’’kinh độ động, cách Mũi dôi khoảng 500m là hòn đảo với diện tích 200.000m2 gọi là Hòn đầu. Mũi đôi – Hòn đầu vừa được nhà nước xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2005.

2.2. Bối cảnh phát triển du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

2.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động đan xen lẫn nhau, nổi bật là chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc đã có tác động đến kinh tế của hầu hết các nước thuộc các khu vực trên thế giới trong đó có Việt Nam. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà điều kiện để thúc đẩy hoạt động đi du lịch của du khách đó là điều kiện kinh tế. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, sự tăng trưởng kinh tế của hầu hết các nước trong giai đoạn hiện nay có xu hướng giảm đi thì du lịch chính là điều kiện có thể mang lại hiệu quả để các quốc gia tăng trưởng lượng khách giúp cho người dân xóa đói giảm nghèo và hơn hết giảm dần sự bất bình đẳng trong xã hội, khoảng cách giàu nghèo giảm dần.

Nhu cầu du lịch ngày nay có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là điều kiện kinh tế đã đạt được những thành tựu về mọi mặt thì con người thường tìm đến các giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, du lịch thiên nhiên… là những xu hướng nổi trội. Đồng thời chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây sẽ là xu hướng chính của du lịch thế giới trong tương lai.

2.2.2. Bối cảnh trong nước

Kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, tổng thu nhập quốc nội qua các năm điều tăng, năm 2018 tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% so với năm 2017, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.587 USD (Nguồn: Tổng cục thống kê). Các chỉ tiêu du lịch đều đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, có thể nhắc đến:

- Thu hút mạnh đầu tư, phát triển nhanh cở sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được cải thiện

Hàng chục tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài và hơn 300.000 tỷ đồng đầu tư trong nước đã được đầu tư cho hạ tầng du lịch quốc gia, hình thành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiện đại tại nhiều địa phương và hình thành rõ hơn các vùng động lực phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2015, toàn ngành đang có 18.800

cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng và 1.573 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và hàng ngàn doanh nghiệp lữ hành nội địa, các cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, cơ sở giải trí văn hóa, thể thao, hội nghị, triển lãm và nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời, cải tạo, nâng cấp tại hầu hết các địa bàn phát triển du lịch trọng điểm. Đặc biệt, hàng trăm khách sạn, khu du lịch cao cấp được xây mới, hình thành hàng loạt cơ sở lưu trú (khách sạn và tổ hợp resort) cao cấp như: Intercontinental, JW Marriott, hệ thống khách sạn Mường Thanh, VinGroup, FLC, SunGroup…làm cho bức tranh chung của ngành du lịch có diện mạo thay đổi căn bản.

- Hệ thống vận tải du lịch: Việt Nam hiện có 52 hãng hàng không quốc tế đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 54 đường bay quốc tế, 48 đường bay nội địa kết nối. Việt Nam đã tham gia hàng loạt văn kiện pháp lý và dự án hợp tác quốc tế về du lịch. Du khách 29 quốc gia đã được miễn visa đến Việt Nam3.

- Hình thành các điểm đến, sản phẩm du lịch

Quá trình phát triển, các sản phẩm du lịch Việt Nam đã được thị trường nhìn nhận và đánh giá cao như: du lịch tham quan cảnh quan, di sản di tích, nghỉ dưỡng biển, núi, du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực, du lịch thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch MICE,.. Các sản phẩm tham quan cảnh quan như: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn... Du lịch thể thao mạo hiểm như khám phá Sơn Đoòng, Phong Nha – Kẻ Bàng,…nghỉ dưỡng biến Phú Quốc, Nha Trang, Mũi Né,…được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích…

2.3. Sản phẩm du lịch văn hóa Chăm ở Khánh Hòa

2.3.1. Du lịch lễ hội

Trong tâm thức của người Chăm, hoạt động lễ hội là một phần không thể thiếu trong, đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối đời sống tinh thần. Đây được xem là những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, sống động và rực rỡ, thể hiện đầy đủ, tổng hợp và rõ nét nhất đời sống sinh hoạt, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật… của cộng đồng này. Cộng đồng người Chăm ở Khánh Hoà sở hữu một kho tàng lễ hội truyền thống phong phú và đặc sắc. Kho tàng này được tạo nên từ sự tổng hợp của nhiều lễ hội khác




3 https://visana.vn/quoc-gia-mien-visa-cho-nguoi-viet/

nhau. Trong đó, mỗi lễ hội đều có những vị trí và ảnh hưởng nhất định đối với đời sống và tình cảm của người dân. Đặc biệt tại Khánh Hòa có nhiều lễ hội truyền thống như:

- Lễ hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội Tháp Bà PoNagar Nha Trang diễn ra hàng năm từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch, tại di tích Tháp Bà PoNagar, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội:

Lễ thay y: Nghi lễ được tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại).

Lễ thả hoa đăng: Nghi lễ diễn ra ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo.

Lễ cầu Quốc thái dân an: diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. Lễ hoàn kinh, cúng thí thực: Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch.

Dâng lễ Mẫu: Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu.

Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương: diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.

Múa Bóng và Hát văn: Diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Do diện tích trong tháp nhỏ, hẹp nên hạn chế số người vào tháp, các thành viên còn lại của đoàn đứng hầu lễ Mẫu ở sân tháp Chính. Sau đó các đoàn biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước Mandapa. Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra lễ hội còn có những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu … luôn thu hút bà con nhân dân đến xem trong suốt dịp lễ hội.

Điệu múa đã được gắn với địa danh đi vào lịch sử với tên gọi xóm Bóng, cầu Xóm Bóng nằm sâu trong tiềm thức nhiều người dân Khánh Hòa.

Mô tả về múa Bóng, Quách Tấn đã từng viết: “Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo điệu đàn điệu trống, đanh lộn nhịp nhàng dưới ánh đuốc ánh đèn hừng hẩy. Họ múa rất khéo và rất tài. Chẳng những đôi tay đôi chân luôn cử động, vừa dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn không đỡ mà vẫn không hề lay không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình nâng đỡ. Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục”.

Đối với múa Bóng của người Chăm: “Trình thức này có phần múa là đặc biệt của Shiva giáo. Trong ba vị thần Tân Bàlamôn chỉ có Shiva là thần múa với điệu múa thiêng nổi tiếng và có tướng múa.

Theo thống kê, từ ngày 1 đến 15 tháng Giêng năm 2017 có tổng công

163.000 lượt khách tham quan di tích Tháp Bà, những ngày bình thường có khoảng hơn 2.000 du khách tham quan. (Nguồn: Ban quản lý di tích lịch sử Khánh Hòa).

- Lễ hội Am Chúa

Theo quan niệm dân gian, tháng Ba là tháng Vía Bà “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ”. Lễ hội Am Chúa từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 tháng Ba âm lịch hàng năm và diễn ra theo một diễn trình truyền thống: Lễ mộc dục (tắm tượng), lễ tam hiến trơn, lễ tế chính, hát văn Mẫu, tế Nữ quan, lễ cúng Hậu thường, nghi thức dâng hương và múa Bóng.

Ngày xưa, “vào các dịp cúng xuân thu nhị kỳ trong năm ở Am Chúa, quan đầu tỉnh là người có trách nhiệm tổ chức và đứng ra làm chủ lễ với các hình thức rất trang trọng theo quy định của triều đình. Điều này càng khẳng định vị trí của tín ngưỡng Thiên Y A Na đối với đời sống tinh thần của nhân dân địa phương mang yếu tố văn hóa tộc người trong quá khứ cũng như hiện tại ở Khánh Hòa là rất sâu đậm”. Điều này lại càng khẳng định vai trò to lớn của Am Chúa trong hệ thống di tích và tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na.

Theo truyền thuyết của người Việt, ngày Bà giáng trần (hạ giới) tại Am Chúa là ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch, và ngày Bà thăng thiên (bay về trời) tại Tháp Bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch. Nơi hiển Nhân và chốn hiển Thánh của Mẫu là hai di tích

đặc biệt quan trọng của người Việt và người Chăm. Tuy nhiên, để phù hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình, người Việt đã Việt hóa rất nhiều yếu tố văn hóa cũng như đối tượng thờ cúng của người Chăm, chính sự tiếp biến văn hóa này tạo nên sự đa dạng trong sắc thái văn hóa tại Tháp Bà. Còn di tích Am Chúa là do người Việt xây dựng để thờ Mẫu Thiên Y, nên các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng đối tượng thờ cúng ở đây thuần Việt. Nhưng chúng gặp nhau trong tâm thức thờ Mẹ – Mẫu Thiên Y A Na, người độ trì, che chở cho muôn dân Khánh Hòa; hoạt động thờ cúng Mẫu của người Việt và người Chăm tại hai di tích tạo nên nét văn hóa đặc sắc, sức sống mãnh liệt và bền vững.

Qua các truyền thuyết, truyện kể dân gian đến thờ phụng thể hiện sự tiếp nối liên tục về văn hóa, tín ngưỡng, Am Chúa đã mang trong mình những giá trị của hai nền văn hóa Chăm – Việt. Tuy rằng có những dấu ấn khác nhau, song phải khẳng định hình tượng Thiên Y A Na là một sáng tạo của người Việt, có cội nguồn từ hình tượng Pô Nagar của dân tộc Chăm và đều xuất phát từ hình tượng hiện thân cho người mẹ sáng tạo muôn loài.

Am Chúa là di sản văn hóa tiêu biểu, ở đó thể hiện được tâm lý, quan hệ xã hội, nhận thức thế giới tự nhiên, sự sáng tạo các giá trị về văn học, nghệ thuật dân gian. Cho đến nay, Am Chúa vẫn còn bảo lưu được những yếu tố văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Việt – Chăm. Sự hòa hợp thần linh Việt – Chăm được thể hiện rõ nét nhất ở Lễ hội Am Chúa, đó là sự hòa quyện giữa hai nền văn hóa tâm linh hầu như đã được nhất thể hóa. Điều đó nói lên khả năng tích hợp và thái độ dung hòa, rộng mở của người Việt xưa ở Khánh Hòa trong việc tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa khác; được lưu truyền trong dân gian “Am Chúa hiển Nhân, Tháp Bà hiển Thánh”.

Cùng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, năm 1999 Am Chúa được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử – văn hóa Quốc gia.

- Lễ Bỏ Mả của tộc người Raglai: Diễn ra khoảng từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau (Dương lịch), vào mùa khô, mùa rảnh rỗi sau khi mùa màng đã được thu hoạch. Hiện nay Lễ Bỏ Mã của dân tộc người Raglai chỉ diễn ra ở huyện Khánh Sơn – Khánh Hòa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023