Sức chứa sinh thái: là áp lực sử dụng lãnh thổ du lịch cực đại mà không xảy ra sự suy thoái hệ sinh thái tự nhiên. Sức chứa sinh thái tới hạn được xác định khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã hay làm phá vỡ tập quán kết bầy của chim, làm đất bị xói mòn.
Sức chứa xã hội: được hiểu là áp lực sử dụng lãnh thổ du lịch cực đại mà không xảy ra xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương và du khách. Sức chứa tới hạn khi du khách cảm thấy sự khó chịu vì đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng sự quá đông các du khách khác, tác động tiêu cực đến đời sống, văn hoá xã hội của cộng đồng địa phương.
Sức chứa kinh tế: được hiểu là áp lực sử dụng lãnh thổ du lịch cực đại mà không xảy ra suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa. Sức chứa kinh tế tới hạn khi bắt đầu xuất hiện nhiều tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của điểm du lịch, cuộc sống bình thường của cư dân địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.
Như vậy, nếu hoạt động DLST diễn ra vượt quá “sức chứa” sẽ dẫn đến nhiều tác động ảnh hưởng đến các điều kiện sinh thái và xã hội, làm giảm sự hấp dẫn của DLST.
Khái niệm sức chứa được sử dụng trong quản lý du lịch nhằm xác định giới hạn tối đa du khách có thể sử dụng tài nguyên du lịch, được xem là cơ sở để bảo vệ các nguồn lực của điểm DLST.
Sức chứa của mỗi điểm DLST là khác nhau vì nó phụ thuộc vào địa điểm, tính mùa vụ, thời gian, thái độ của người sử dụng, việc thiết kế các phương tiện, tình trạng và mức độ quản lý cũng như đặc trưng về môi trường của bản thân điểm du lịch và cả các cơ sở cho du lịch, hiện trạng tham quan của các điểm du lịch. Vì vậy cần nhấn mạnh rằng, sức chứa du lịch phải được
tính cho mỗi điểm, tuyến tham quan cụ thể.
e- Phát triển du lịch sinh thái phải bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị truyền thống
Để tạo được sức hấp dẫn đối với khách du lịch thì việc khai thác tài nguyên du lịch sinh thái phải làm nổi bật được tính đặc sắc của quốc gia, dân tộc. Đây là một yêu cầu quan trọng mà du lịch sinh thái cần phải hướng tới vì các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể. Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực này và vì vậy sẽ làm thay đổi hệ sinh thái và tác động trực tiếp đến du lịch sinh thái. Vậy, phát triển du lịch sinh thái phải trân trọng đa dạng tự nhiên, văn hóa, xã hội của điểm đến, khích lệ các đặc tính riêng của vùng hơn là các chuẩn mực đồng nhất nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa công cộng.
2.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 2
- Đặc Điểm Yêu Cầu Và Nội Dung Của Du Lịch Sinh Thái
- Phát Triển Và Lý Thuyết Phát Triển
- Tình Hình Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Trên Thế Giới
- Đặc Điểm Tự Nhiên Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Kim Bôi
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Huyện Kim Bôi Giai Đoạn 2005-2007
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
2.1.4.1 Tài nguyên du lịch sinh thái
Hoạt động DLST nhìn từ bất cứ góc độ nào đều gắn với tự nhiên và văn hóa bản địa, trong đó đặc biệt phải kể đến tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên DLST trước hết được biểu hiện là giá trị các tác phẩm của môi trường tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể, được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch. Tài nguyên DLST mà cụ thể là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao là yếu tố căn bản có tính chất quyết định để tạo nên sản phẩm DLST. Giá trị tài nguyên DLST được đánh giá bởi khả năng hấp dẫn khách du lịch và điều đó phụ thuộc vào sự đáp ứng nhu cầu của du khách, tính độc đáo, tính dễ tiếp cận, thời gian có thể khai thác của tài
nguyên đó. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc: khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, khả năng tiếp cận chúng, khả năng phát triển các sản phẩm, trình độ tổ chức đối với việc khai thác tài nguyên DLST đặc biệt là ở nơi có hệ thống sinh thái nhạy cảm. Tài nguyên DLST có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên môn hóa của vùng du lịch. Để một khu vực có tài nguyên DLST trở thành điểm hấp dẫn du lịch cần xét đến các yếu tố như: “khoảng cách từ khu vực đó đến các trung tâm du lịch, điều kiện tiếp cận, các đặc điểm tự nhiên và mức độ hấp dẫn của khu vực, mức độ đảm bảo các dịch vụ, tính độc đáo so với các khu du lịch khác, mức độ hấp dẫn của các điểm lân cận và khả năng kết hợp tham quan” [25].
Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú về địa hình, nguồn nước, khí hậu, tài nguyên động, thực vật. Những nơi có tính đa dạng sinh học cao như sân chim, vườn cây ăn trái, các trang trại, làng hoa, cây cảnh…
Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên DLST có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động DLST là:
- Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động của con người và chịu tác động mạnh mẽ của các sự cố môi trường.
- Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau tạo nên tính thời vụ của DLST .
- Tài nguyên DLST thường nằm trong các khu vực ít người và thường
được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch.
- Có khả năng sử dụng nhiều lần.
- Bản thân chúng ngay từ đầu không hẳn để thu hút khách du lịch.
Tóm lại, tài nguyên DLST ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự hình thành điểm, khu DLST, là động lực chính thu hút khách, quyết định hình thức DLST và ảnh hưởng tính thời vụ của DLST. Vấn đề đặt ra là cần nắm
vững quy luật tự nhiên, lường trước tác động của con người đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên DLST nói riêng để có giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ, tôn tạo.
2.1.4.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Mạng lưới và phương tiện giao thông: Do những đặc thù riêng nên du lịch thường nằm ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Do đó DLST luôn gắn với sự di chuyển của con người trong một khoảng cách nhất định và nó phụ thuộc vào mạng lưới và phương tiện giao thông. Mạng lưới các tuyến giao thông thuận lợi, đa dạng là cơ sở quan trọng để khai thác và phát triển DLST. Bởi lẽ, tài nguyên DLST dù có đa dạng hấp dẫn nhưng không có khả năng tiếp cận và vận chuyển trong nội bộ điểm đến cũng không thể thu hút du khách cũng như sự đầu tư khai thác kinh doanh nên việc lựa chọn thiết kế và xây dựng mạng lưới tuyến giao thông phục vụ DLST cũng cần có sự cân nhắc và lựa chọn hợp lý. Ngoài ra, mỗi loại phương tiện giao thông có những đặc trưng riêng, các doanh nghiệp cần lựa chọn vận chuyển khách phù hợp như: vận chuyển đường bộ bằng ô tô tạo điều kiện cho khách du lịch dễ dàng đi theo lộ trình kế hoạch. Vận chuyển bằng mô tô, xe đạp và một số phương tiện khác thì cơ động, kết hợp tham quan nhưng khó đi xa. Mặc dù DLST gắn nhiều với hoạt động đi bộ song tại khu vực DLST, việc chọn lựa phương tiện giao thông phù hợp cho từng khu vực nhằm tạo hấp dẫn cho du khách, đảm bảo thân thiện với môi trường là vấn đề cần quan tâm.
Hệ thống thông tin liên lạc: là phần quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để phục vụ nhu cầu thông tin của khách du lịch, để phục vụ công tác quản lý, kinh doanh du lịch. Nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng đa dạng như: hệ thống máy tính nối mạng, vệ tinh thông tin…không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát triển nguồn khách mà còn cho phép
nắm bắt nhanh công nghệ và kinh nghiệm phát triển loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch.
Hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước: Sản phẩm của hệ thống điện nước phục vụ trực tiếp cho việc nghỉ ngơi, giải trí của du khách. Sự ổn định của hệ thống điện tạo điều kiện cho phép áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ DLST. Việc đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng nước cho phép mở rộng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của khách tại các khu, điểm DLST, đồng thời hệ thống thoát nước hiện đại cho phép giải quyết tốt lượng nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường điểm DLST.
Hệ thống xử lý chất thải: DLST giữ gìn và bảo vệ môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất tác động đến môi trường tự nhiên. Chính vì thế, việc bố trí hệ thống thu gom và xử lý chất thải bằng phương pháp cổ truyền hoặc dùng các thùng tái chế đem lại hiệu quả về môi trường cho DLST. Tóm lại cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế và điều đó được nhấn mạnh trong hoạt động DLST. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quát sự phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng cho thấy du lịch vẫn đứng trước những thách thức to lớn về cơ sở hạ tầng, điều này càng được nhấn mạnh ở các nước đang nước đang phát triển. Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng sử dụng ngân sách quốc gia song là cần thiết để phát triển DLST, đặc biệt là thời kỳ đầu, đầu tư đúng hướng sẽ đem lại hiệu quả to lớn không chỉ trước mắt mà còn lâu dài cho nhiều ngành khác nhau.
2.1.4.3 Sự tăng trưởng kinh tế
Môi trường kinh tế ở phạm vi quốc gia và quốc tế đều có tác động mạnh mẽ đến cả cầu và cung DLST. Kinh tế phát triển, tốc độ phát triển kinh tế cao, kéo theo thu nhập của người dân tăng lên, đời sống được cải thiện. Cùng với nhịp sống mới và hiện đại, có khả năng về tài chính, cộng với việc
nhận thức ngày càng cao về sự cần thiết bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã khuyến khích con người ngày càng yêu thiên nhiên và muốn khám phá thiên nhiên. Theo điều tra của một số công trình nghiên cứu thì khách DLST có mức thu nhập trung bình cao hơn và thường có thời gian đi du lịch lâu hơn, mức chi tiêu hàng ngày nhiều hơn so với khách du lịch thông thường. Họ không đòi hỏi thức ăn hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi, mặc dù họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ này, họ sẵn sàng chi gấp nhiều lần một sản phẩm tương tự tại một điểm du lịch khác vì muốn chia sẻ trách nhiệm bảo tồn thiên nhiên, muốn đóng góp cho địa phương. Do vậy, đối với khách DLST chất lượng sản phẩm được xác định bao gồm cả cảnh sắc thiên nhiên, những kiến thức được học hỏi và những giá trị nhân văn. Khi cầu DLST phát triển sẽ khuyến khích tăng cung DLST để đáp ứng cầu. Như vậy, kinh tế phát triển sẽ vừa đặt ra yêu cầu, vừa tạo điều kiện cho phép tăng vốn đầu tư về mọi mặt nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ DLST. Tuy nhiên DLST với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững không cho phép tăng cung quá mức giới hạn cho phép.
Khi nền kinh tế kém phát triển, con người thường phá hoại môi trường (thường vùng xa xôi) gây trở ngại cho DLST.
Tóm lại, kinh tế chi phối mạnh mẽ cầu DLST, ảnh hưởng tới mức độ và cơ cấu chi tiêu. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là chủ động nghiên cứu các loại hình sản phẩm dịch vụ, cách thức tổ chức, chính sách giá cả phù hợp nhu cầu của khách nhằm khuyến khích tiêu dùng sản phẩm DLST. Tại mỗi điểm DLST, việc điều hòa cân đối cung - cầu DLST đòi hỏi phải quy hoạch và quản lý hoạt động DLST hợp lý. Điều đó có liên quan đến nhiều yếu tố như: yêu cầu về đặc điểm của khu thiên nhiên, quy mô của nhóm du lịch; yêu cầu về các điều kiện dịch vụ du lịch, nhu cầu về kinh nghiệm du lịch và mức độ hài lòng của khách.
2.1.4.4 Yếu tố chính trị - văn hóa – xã hội
Yếu tố an ninh, chính trị gián tiếp chi phối tổng thể và toàn diện đến phát triển DLST. Song đây lại là vấn đề đáng quan tâm. Bầu không khí hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc, sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội của quốc gia mới có thể đảm bảo sự an toàn cho du khách và thúc đẩy DLST phát triển. Nếu có sự bất ổn về chính trị sẽ cản trở phát triển DLST. Nền văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư địa phương góp phần tạo nên động cơ du lịch của khách. Truyền thống văn hóa của khách lại quyết định thái độ, hành vi ứng xử hàng ngày, hành vi mua và tiêu dùng hàng hóa của từng cá nhân. Tuy nhiên, chuẩn mực xã hội truyền thống nhiều khi lại gây tâm lý ngại làm việc trong ngành du lịch của cộng đồng địa phương. Nhân tố văn hóa, xã hội luôn thay đổi kéo theo sự thay đổi của lối sống, quan niệm, chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội. Xu hướng người dân thành phố thích đi du lịch, thích ăn nhà hàng sẽ tác động tốt đến DLST.
Sự đa dạng hóa, giao thoa của các nền văn hóa, sắc tộc và tôn giáo khiến cho việc tổ chức các hoạt động DLST phải thích ứng để phù hợp với các diễn biến đó, song phải tôn trọng truyền thống văn hóa địa phương. Ngày nay, con người có xu thế trở về với cộng đồng, hòa nhập và chung sống hòa bình, bảo vệ và duy trì phát triển thiên nhiên, môi trường sinh thái. Tạo thuận lợi cho việc bảo vệ và phát triển các tiềm năng DLST cả cung và cầu. Nhận thức đúng về DLST và thấy được sự cần thiết sẽ tạo định hướng đúng, đầu tư hợp lý và quản lý hiệu quả giúp cho DLST phát triển mạnh, thúc đẩy mọi người tích cực, chủ động hưởng ứng và tham gia vào hoạt động DLST, hạn chế các hành vi xâm hại, phá hủy môi trường. Điều này chỉ có được khi nhận thức trình độ dân trí càng cao, sự hiểu biết về môi trường, nhận thức về bảo vệ môi trường và bảo tồn phát triển nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên của các tầng lớp dân cư được nâng cao.
2.1.4.5 Chính sách pháp luật của Nhà nước
Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của địa phương, trong đó có các chính sách về phát triển du lịch cùng với cơ chế điều hành của chính quyền các cấp có liên quan trực tiếp đến sự phát triển du lịch của điểm đến DLST. Các chính sách đó có thể tác động điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại, đầu tư, có thể “kéo” hoặc “đẩy” khách DLST. Tính đúng đắn, kịp thời, đồng bộ của các chính sách phát triển các thành phần kinh tế, chính sách phát triển khoa học công nghệ, các chính sách tài chính tiền tệ, các chính sách và chương trình du lịch quốc gia, các chính sách giao đất giao rừng. Chính sách ưu đãi đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên vào mục đích du lịch… tạo nền tảng pháp lý đảm bảo cho sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường, đồng thời đã tạo ra cả tiềm năng và nhu cầu của việc sử dụng và khai thác các điều kiện sinh thái tự nhiên, khuyến khích sử dụng và khai thác hợp lý những tài nguyên mang đặc trưng sinh thái tự nhiên vào mục đích DLST và ngược lại sự thiếu đồng bộ, kịp thời của chính sách hạn chế sự phát triển của DLST. Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cũng như lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh DLST, nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi du khách vì vậy nó chi phối rất lớn đến sự phát triển DLST. Hệ thống pháp luật ổn định, việc thực thi pháp luật nghiêm minh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho DLST phát triển. Hệ thống chính sách và pháp luật cùng với cơ chế điều hành của chính phủ trong quyết định tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế là nền tảng pháp lý đảm bảo sự phát triển bền vững về tài nguyên môi trường và tạo điều kiện cho du lịch nói chung và DLST phát triển.
2.1.4.6 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong