quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm DLST cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng DLST nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động DLST, sự sẵn sàng của các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện sản phẩm DLST như: các cơ sở lưu trú, ăn uống, khu vui chơi giải trí với đầy đủ thiết bị hiện đại và an toàn; mạng lưới các cửa hàng thương mại, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thể thao, thông tin văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích khách tham gia vào hoạt động DLST, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của họ, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách. Vì phát triển cơ sở hạ tầng trong khu du lịch sinh thái là vấn đề nhạy cảm nên việc quy hoạch, đầu tư cơ sở vật chất kinh tế du lịch cần chú trọng, đa dạng hóa các loại hình lưu trú như: ngôi nhà sinh thái, lều trại, trú tại nhà dân…tăng cường sử dụng các vật liệu địa phương và các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cũng như tận dụng năng lượng dư thừa.
Phát triển hệ thống cơ sở vật chất không phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển, thiếu đồng bộ, thiếu hiện đại, thiếu an toàn, thiếu tính thẩm mỹ sẽ dẫn đến chất lượng dịch vụ thấp, giới hạn nhu cầu tiêu dùng, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường. Nếu cơ sở vật chất tại khu DLST có sự hòa nhập với điều kiện thiên nhiên về vị trí, thiết kế, vật liệu, công nghệ vận hành cũng như xử lý các chất thải, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi, sự thuận tiện cho việc đi lại của khách sẽ góp phần đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong xây dựng và khai thác chúng.
2.1.4.7 Yếu tố nguồn nhân lực
Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất. Tham gia hoạt động DLST gồm nhiều thành phần như, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các nhà điều hành du lịch, hướng dẫn viên và thuyết minh viên, nhân viên
phục vụ tại các cơ sở dịch vụ, cộng đồng dân cư địa phương, các nhà hoạt động chính sách, các tổ chức thiên nhiên môi trường quốc tế, du khách. Yêu cầu đối với lao động DLST là ngoài kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, trình độ quản lý còn phải có nhận thức đúng về bảo tồn và phát triển bền vững, hiểu biết về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương và có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường. Nếu con người có quan điểm, nhận thức đúng đắn, có trình độ và trách nhiệm cao sẽ cho phép khai thác hiệu quả các nguồn lực khác nhằm phát triển DLST. Ngược lại, chính nhân tố con người có thể làm cho DLST phát triển chệch hướng, gây hậu quả về nhiều mặt. Hướng dẫn viên và thuyết minh viên nhiều người được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch, họ làm việc theo thời điểm, thời vụ trong các điều kiện môi trường thiên nhiên với nhiều biến động song mang tính chuyên môn hóa cao, họ có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao tính giáo dục môi trường cũng như làm tăng hấp dẫn cho điểm đến DLST. Nếu như hướng dẫn viên và thuyết minh viên có trình độ nghiệp vụ cao, trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức về môi trường đủ rộng, am hiểu về các điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương sẽ có khả năng giới thiệu một cách chân thực giá trị điểm đến DLST, giúp khách hiểu được bản chất của DLST, làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục của điểm đến DLST, đồng thời vai trò giáo dục của DLST được thực hiện một cách đầy đủ, làm cho hiệu quả hoạt động DLST được nâng cao. Những nhà quản lý điều hành có trình độ, kinh nghiệm, các quan điểm, nhận thức sâu sắc ý nghĩa của công tác bảo tồn môi trường, có khả năng công tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương sẽ xác định tối ưu hóa lợi ích từ phát triển DLST, từ đó xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức hoạt động DLST, xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, xác định các dịch vụ mà điểm DL có thể cung ứng cho khách với cơ chế giá
cạnh tranh hợp lý. Cộng đồng dân cư địa phương có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa nhiều mặt của hoạt động DLST, về yêu cầu của phát triển DLST sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cả về loại hình và chất lượng sản phẩm dịch vụ DLST.
Lao động trong các tổ chức thiên nhiên môi trường như hội DLST quốc tế, hiệp hội du lịch quốc tế, hiệp hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên, quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới, hiệp hội du lịch châu Á- Thái Bình Dương có năng lực và trình độ với những đánh giá chính xác về tiềm năng và xác định những tác động của du lịch đến môi trường sinh thái sẽ định hướng cho phát triển DLST bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên. Điều khác biệt trong hoạt động DLST là có thị trường khách lựa chọn, du khách ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động DLST. Nếu du khách có nhận thức đúng đắn về DLST, có ý thức chủ động tham gia hoạt động DLST, tự giác và mong muốn được đóng góp cho bảo tồn và phát triển bền vững thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động DLST phát triển theo đúng mục tiêu, ngược lại sẽ có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến phát triển DLST[30], [10].
2.1.4.8 Yếu tố công nghệ
Ngày nay, hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày một cao. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và khả năng ứng dụng của nó vào các công trình DLST là nhân tố cho phép tạo dịch vụ mang lại lợi ích cho du khách. Thành tựu về lĩnh vực khoa học công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin được vận dụng hiệu quả nhằm tạo ra những ngôi nhà sinh thái và các sản phẩm DLST giúp cho DLST phát triển theo hướng bảo tồn và phát triển bền vững, đồng thời hiện đại hóa lĩnh vực quản lý hoạt dộng DLST. Xét ở khía cạnh khác, khoa học công nghệ phát triển sẽ làm giảm thời gian nội trợ, làm tăng năng suất lao động và như vậy sẽ tăng thời gian nhàn rỗi dẫn đến làm tăng nhu cầu DLST. Tuy nhiên, sự
phát triển khoa học công nghệ cũng đặt ra cho ngành DLST phải chủ động đầu tư nâng cấp thiết bị, đào tạo con người, tổ chức cách thức quản lý có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Yêu Cầu Và Nội Dung Của Du Lịch Sinh Thái
- Phát Triển Và Lý Thuyết Phát Triển
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Đặc Điểm Tự Nhiên Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Kim Bôi
- Tình Hình Dân Số Và Lao Động Huyện Kim Bôi Giai Đoạn 2005-2007
- Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Huyện Kim Bôi Tỉnh Hoà Bình
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
2.1.4.9 Yếu tố cạnh tranh trong nước và quốc tế
Phát triển DLST trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự cạnh tranh nhiều mặt, trên nhiều cấp độ. Các quốc gia phát triển trên thế giới, có lợi thế về cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, vốn đầu tư, trình độ lao động, công nghệ, kinh nghiệm, nguồn khách. Chính vì thế, DLST có nhiều thuận lợi để phát triển. Từ nhận thức đầy đủ về DLST sẽ có các chính sách tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm dịch vụ đặc thù và chất lượng. Những thuận lợi tiếp cận điểm đến DLST cùng với các yếu tố khác cho phép tăng cường khả năng thu hút khách và mở rộng thị trường. Đa số các nước đang phát triển do hạn chế nhiều mặt, đặc biệt về nhận thức, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư, thiếu công nghệ và kinh nghiệm. Chính vì thế không tạo được lợi thế thu hút khách do điều kiện tiếp cận điểm đến DLST khó khăn, do hạn chế đầu tư phát triển sản phẩm đặc thù, chất lượng sản phẩm kém, giá cả không hợp lý.
Trong nước, do có sự khác biệt về nhận thức, trình độ đội ngũ lao động, khả năng tài chính, chính sách phát triển cũng như kinh nghiệm nên chưa có nhiều doanh nghiệp du lịch tham gia đầu tư kinh doanh DLST. Không những thế, hệ thống sản phẩm còn thiếu đa dạng, một số sản phẩm chưa đảm bảo nguyên tắc của DLST. Việc cạnh tranh chưa lành mạnh, còn hướng chủ yếu đến cạnh tranh bằng giá. Mặc dù cạnh tranh trong lĩnh vực DLST chưa gay gắt song đây lại là khó khăn không nhỏ trong việc tạo động lực và hướng phát triển DLST đúng đắn.
Tóm lại, yếu tố cạnh tranh trong nước và quốc tế gây không ít trở ngại
đối với phát triển DLST của mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng. Tuy nhiên, chính sự cạnh tranh sẽ tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu nhằm tạo sản phẩm đặc thù có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới
Trên thế giới có nhiều quốc gia rất thành công trong phát triển DLST, trong đó Australia thành công bởi có chiến lược phát triển DLST quốc gia rất khoa học và các chương trình DLST, chú trọng công nghệ “sạch” và quản lý tài nguyên sinh thái: Tanzania quy hoạch phát triển DLST theo hướng cộng đồng và đảm bảo tính bền vững; Australia và Malaysia chú trọng đa dạng hoá các hình thức DLST và tổ chức nhiều chương trình DLST kết hợp; Australia và Nepal, Nam Phi, Costa Rica, Tanzania tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch với các ngành khác và cộng đồng, sử dụng hướng dẫn viên địa phương tham gia hoạt động DLST, tăng cường quảng bá DLST.
Ví dụ: Tại khu bảo tồn san hô đảo Chumbe Tanzania - được thành lập vào năm 1992 - người ta cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, giúp hình thành ý thức giữ gìn môi trường cho người dân địa phương. Đặc biệt, đó là nguồn thu nhập trực tiếp cho người dân, giúp khôi phục nghề cá và các làng nghề truyền thống khác. Chính quyền ở đảo thường phát động các cuộc làm sạch vệ sinh môi trường có sự tham gia của học sinh và dân cư ở đây đồng thời lôi kéo được đông đảo du khách tham gia các hoạt động trên…Vì vậy, nơi đây vẫn duy trì tính đa dạng sinh học và khả năng tự phục hồi của rặng san hô. Nơi được đánh giá có hệ sinh thái san hô phong phú với ít nhất 90% loài chưa được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác của Đông Phi.
Tại Thái Lan đối với TNTN, để bảo vệ nguồn TN và MT, diện tích đất
sử dụng để xây dựng các tiện nghi dịch vụ phục vụ cho khách du lịch thường là rất hạn chế. Những nơi nào cần giới hạn khách du lịch tham quan thì chi phí tham quan sẽ được nâng cao, đồng thời họ cũng giới hạn tham quan cho khách du lịch trên các tuyến đường đã định sẵn dưới sự giám sát của nhân viên khu du lịch. VD như ở khu du lịch Umphang hay Laguna Phuket, để bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái, những chất thải không thể tái sinh, được đem thiêu huỷ hoặc phân huỷ thành phân hữu cơ, các nhà đầu tư xây dựng khu nghỉ phải thu thập rác thải và phân huỷ chúng giúp cho các cộng đồng dân cư ở lân cận. Để tiết kiệm năng lượng những nơi công cộng phải sử dụng tối thiểu điều hoà. Để tránh gây ô nhiễm nguồn nước, người ta xây dựng các hồ nhân tạo, bể chứa, sử dụng cây cối, cỏ bản địa, những giống cây có sức đề kháng cao, ít cần thuốc trừ sâu.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm một số nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như nâng cao nhận thức về phát triển DLST; quy hoạch phát triển DLST bền vững theo hướng cộng đồng; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm DLST; có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, doanh nghiệp, chính quyền và cộng đồng địa phương; chú trọng đào tạo các hướng dẫn viên và thuyết minh viên DLST, tăng cường quảng bá.
2.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
Việt Nam là kho báu tiềm tàng của các dạng tài nguyên thiên nhiên về địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật có giá trị cho phát triển nhiều hình thức DLST trên phạm vi cả nước. Tính đến nay cả nước có 123 khu rừng đặc dụng bao gồm 29 vườn quốc gia, 94 khu bảo tồn thiên nhiên, chưa kể đến các tài nguyên vùng đồng bằng như các trang trại, làng hoa…Môi trường văn hoá, chính trị ổn định. Nhà nước đã có những chính sách đầu tư cho DLST, đồng thời các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương đã chú trọng phát triển du
lịch nói chung và DLST nói riêng.
DLST Việt Nam đã thu hút một lượng đáng kể du khách từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á và châu Úc. Khách DLST thường đi theo nhóm nhỏ, đi theo chương trình hay tự tổ chức. Mặc dù số lượt khách quốc tế còn hạn chế và chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số khách tại các điểm DLST song lại có tốc độ tăng trưởng trung bình cao (18,1% năm - 68% năm).
Có sự gia tăng đáng kể về số lượng và quy mô tuyến điểm DLST ở các vùng khác nhau của Việt Nam. Hầu hết các điểm DLST phát triển tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các miệt vườn. Tuy nhiên, tính chất hoạt động của một số điểm DLST chưa thực sự theo đúng ý nghĩa của DLST.
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. 3/4 diện tích đất nước bao phủ bởi các dãy núi, đồi và các cao nguyên. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3200 km. Việt Nam là nơi cư trú của 12000 loài thực vật, 7000 loài động vật trong số đó có rất nhiều loài được liệt vào Sách Đỏ của thế giới. Đặc biệt là trong những năm 80 của thế kỉ trước, đã có 5 loài động vật dạng lớn đã được phát hiện ở Việt Nam. Do điều kiện địa lý như vậy nên Việt Nam rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.Trong định hướng phát triển du lịch và DLST ở nhiều địa phương nơi có các VQG, khu BTTN với các giá trị ĐDSH cao như những điểm đến hấp dẫn khách quan trọng như Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai... đã chú trọng quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát triển ĐDSH với sự tham gia tích cực của cộng đồng. Việc ưu tiên phát triển một số loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng không chỉ với mục đích có thêm một sản phẩm du lịch mới mà còn tạo cơ hội để cộng đồng tham gia trực tiếp vào hoạt động phát triển du lịch, qua đó góp phần tích cực vào nỗ lực bảo tồn và phát triển ĐDSH ở những khu vực
này.
Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức quốc tế, điển hình là Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) đã phối hợp với Tổng cục du lịch và nhiều địa phương xây dựng các mô hình phát triển DLST cộng đồng gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa, đồng thời qua đó cũng góp phần vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Ví dụ điển hình đối với những mô hình này có thể thấy là:
Tại Hội An
Nhìn chung, phố cổ Hội An và các tài nguyên du lịch được bảo tồn tốt, hầu như nguyên vẹn, việc quản lý khai thác TN DL đã được UBND thị xã Hội An làm khá tốt và hiệu quả, việc phân công, phân cấp và hệ thống các quy chế quản lý tương đối cụ thể, chi tiết rò ràng. Vấn đề phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về DL, các cơ quan chức năng chuyên ngành, chính quyền địa phương tốt. Người dân được khuyến khích tham gia và được trực tiếp hưởng lợi từ DL, ý thức được nguồn lợi do du khách mang lại nên đã tích cực tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch.
Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn Quốc Gia này nằm ở quận Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, rộng 7600 ha. Tràm Chim có 1 hệ thực vật đa dạng với 130 loài được phân thành 6 cộng đồng như sen, năng… trong số đó có sen, và gạo “ma” là 2 loài tiêu biểu cho vùng đước này. Còn hệ thực vật thì có không ít hơn 110 loài sống trên cạn, 23 loài sống ở sông trong số đó có 55 loài cá, 198 loài chim tương đương với số loài chim sinh sống tại Việt Nam. Trong số đó có 16 loài được coi là quý hiếm và đang trên bờ tuyệt chủng như ô tác, điềng điềng…
Với các ưu thế trên, để giữ gìn các hệ động thực, vật đồng thời có thể