Phát Triển Và Lý Thuyết Phát Triển

2.1.3 Phát triển du lịch sinh thái

2.1.3.1 Phát triển và lý thuyết phát triển


Khái niệm về phát triển

Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển. Theo Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” [27]. Còn theo Lưu Đức Hải: “Phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, kỹ thuật, văn hoá,...”[21].

Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau nhưng mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và quyền tự do công dân của mọi người [27].

Khái niệm về phát triển bền vững đã được Uỷ ban môi trường và phát triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ” [27]. Phát triển bền vững lồng ghép các quá trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc đảm bảo tồn tài nguyên và làm giàu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau [21], [27]. Theo chúng tôi, khái niệm về phát triển bền vững của Uỷ ban Môi trường Thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định.

* Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

mô sản lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định [21], [27]. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Đó là mức tăng phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong một giai đoạn.

Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội [27].

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 4

2.1.3.2 Lý thuyết phát triển du lịch sinh thái

Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển tuyến điểm du lịch sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm DLST, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển nguồn lực lao động DLST, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phát triển DLST. Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá.

- Tăng cường hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên sinh thái bền vững làm nền tảng để phát triển DLST.

- Phát triển số lượng và quy mô các điểm DLST; phát triển về số lượng và quy mô các tuyến du lịch trong mỗi điểm DLST và các tuyến liên kết giữa các điểm DLST hoặc giữa các điểm DLST với các điểm DLST khác.

- Đa dạng hoá sản phẩm DLST, phát triển các dịch vụ ăn, nghỉ, vui chơi giải trí tại các điểm DLST.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST.

- Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch.

- Phát triển nguồn lực lao động DLST.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước và địa phương về DLST.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến DLST.

Nước ta chính thức trở thành thành viên của WTO đây là cơ hội đối với ngành du lịch nước ta nói chung và DLST nói riêng, song bên cạnh đó cũng có nhiều những thách thức.

Những cơ hội đối với phát triển du lịch sinh thái


Hội nhập thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó làm tăng nhu cầu du lịch nói chung và sinh thái nói riêng: Hội nhập thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin với tính xã hội hoá cao, thị trường tài chính quốc tế được mở rộng, các quốc gia có điều kiện huy động các nguồn lực bên ngoài, phát huy nội lực, đồng thời tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Chính vì thế tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, đời sống kinh tế người dân trên thế giới được cải thiện họ sẽ đi du lịch nhiều hơn. Bên cạnh sự nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, sự tăng trưởng kinh tế dẫn tới vấn đề như: căng thẳng cuộc sống, ô nhiễm môi trường. Điều đó thúc đẩy họ quan tâm và có trách nhiệm nhiều hơn đối với môi trường, do vậy hướng tới DLST nhiều hơn. Hội nhập kinh tế đang diễn ra trên mọi lĩnh vực và nhiều cấp độ là yếu tố gia tăng việc giao lưu giữa các quốc gia, các vùng miền của mỗi nước, giúp người dân trên thế giới hiểu biết nhiều hơn về sản phẩm du lịch trong đó có sản phẩm DLST.

Hội nhập thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư cho DLST

Hội nhập cùng với nó là sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục nên đã giúp các quốc gia nâng cao trình độ dân trí. Từ đó nhận thức của mọi người dân và các cấp chính quyền về sự cần thiết bảo vệ môi trường, về DLST và sự cần thiết phát triển DLST ở mỗi quốc gia được nâng cao. Hội nhập tạo điều kiện phát triển kinh tế, đặc biệt là những vùng kinh tế khó khăn. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân ở những vùng này bớt phụ thuộc vào việc khai thác các tài nguyên sinh thái đồng thời khuyến khích họ ủng hộ các dự án phát triển DLST tại địa phương. Hội nhập khu vực và quốc tế tạo điều kiện để tăng nguồn lực phát triển DLST. Hội nhập du lịch cho phép thu hút nguồn vốn đầu

tư từ các tổ chức, thành phần kinh tế khác nhau thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, tập trung vốn của các đơn vị thành viên đầu tư vào các dự án tạo sản phẩm DLST đặc thù, chất lượng cao. Hội nhập cho phép có thể tận dụng lao động có trình độ, kinh nghiệm cũng như công nghệ hiện đại đầu tư phát triển DLST[32].

Hội nhập giúp các quốc gia tiếp thu kinh nghiệm và lao động để phát triển DLST, xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đầu tư vốn và công nghệ, gia tăng hợp tác kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh.

Hội nhập làm phát triển sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho phát triển DLST, tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực, thúc đẩy các tổ chức bảo vệ môi trường và thiên nhiên thế giới vì lợi ích lâu dài, vì sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và cả nhân loại không ngừng hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí.

Những thách thức


Tạo áp lực cạnh tranh sản phẩm DLST: Là một trong những tác động mạnh mẽ nhất của hội nhập. Vì hội nhập dẫn đến sự hoà đồng về nhiều mặt trong đó có sự hoà đồng về nguồn khách mới với xu hướng nhu cầu ngày càng đa dạng. Họ có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm DLST ở nơi đâu nếu họ muốn. Đặc biệt là các nước trong khu vực có nhiều điều kiện tương đồng nhất là yếu tố thiên nhiên. Mà DLST lại được phát triển gắn liền với điều kiện thiên nhiên nên mỗi quốc gia, mỗi vùng cần tạo sự khác biệt bằng yếu tố nhân văn trong mỗi sản phẩm DLST để tạo sức thu hút khách trên cơ sở tìm hiểu kỹ về nhu cầu của họ. Sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường du khách nói chung sẽ tạo ra sức cạnh tranh gay gắt về nhiều mặt.

Hội nhập gây nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học: Khách tăng, kéo theo nguy cơ vượt quá sức chứa tại các điểm DLST, nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi bất chấp các quy tắc bảo vệ môi trường. Hội nhập gia tăng các hoạt động sản xuất, canh tác đáp ứng nhu cầu thị trường dẫn đến suy giảm hoặc mất nơi cư

trú của các loài động thực vật, làm giảm đa dạng sinh học.

Hội nhập có thể làm thay đổi lối sống cộng đồng: Hội nhập dẫn đến sự giao thoa của các nền văn hoá, sắc tộc, tôn giáo. Nếu thiếu chính sách quốc gia để bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống thì hội nhập có thể làm cho lối sống cộng đồng bị suy giảm thay đổi theo chiều hướng xấu.

Hội nhập nhấn mạnh việc phát triển DLST phải gắn với giáo dục môi trường đồng thời đặt ra yêu cầu phát triển DLST phải tạo thêm nhiều việc làm và lợi ích cho cộng đồng. Như vậy vấn đề đặt ra là cần đánh giá những ưu thế cũng như nhận rò những hạn chế về tài nguyên và môi trường, về trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, trình độ công nghệ, về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, trình độ xúc tiến du lịch, kinh nghiệm quản lý, nhận thức trong các cấp, các ngành và dân cư trong việc bảo vệ môi trường và phát triển DLST, về cơ chế đầu tư phát triển DLST. Từ đó có chính sách, giải pháp phát triển đồng bộ nhằm tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức.

a- Phát triển DLST phải góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

Đây là yêu cầu cơ bản của DLST, bởi nó vừa là mục tiêu của hoạt động DLST vừa đảm bảo cho sự tồn tại của DLST. Sự xuống cấp của môi trường, việc huỷ hoại các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự diệt vong của DLST. Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ cho hoạt động phát triển DLST từ quy hoạch đến quản lý, điều hành đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy chế bảo vệ sự toàn vẹn của hệ sinh thái. Không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái trong khu vực, đảm bảo sử dụng tài nguyên một cách bền vững.

Trong chiến lược phát triển du lịch chúng ta phải đánh giá đúng hấp dẫn của điểm DLST và phải hoạt động theo hướng cung cấp chứ không bị lái theo nhu cầu của nhiều loại khách du lịch.

Thực tế, việc bảo tồn tự nhiên có quan hệ với hoạt động DLST. Vậy,

vấn đề hoạt động du lịch phải được quản lý theo quy hoạch phù hợp với các quy luật tự nhiên, có lợi cho bảo tồn và du lịch. Một phần thích đáng từ DLST phải được sử dụng trực tiếp vào bảo tồn tự nhiên, duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hoá. Như vậy, theo yêu cầu này mọi hoạt động DLST sẽ được quản lý chặt chẽ, một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư cho việc hạn chế các tiêu cực nảy sinh.

b- Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với giáo dục môi trường, tạo ý thức nỗ lực bảo tồn

Đây là yếu tố đảm bảo sự tồn tại lâu dài của DLST, tạo ra sự khác biệt rò ràng giữa DLST với các loại hình du lịch thiên nhiên khác.

Các hoạt động giáo dục bao gồm việc diễn giải về lịch sử, tập quán sinh hoạt, mức hữu dụng của DLST. Hướng dẫn cách thức để người làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.

Thực hiện giáo dục: Những bảng nội quy, tờ quảng cáo, trực tiếp từ hướng dẫn viên…Giáo dục môi trường là công cụ quan trọng làm tăng thêm những kinh nghiệm du lịch, thay đổi thái độ của khách, cộng đồng và ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu thiên nhiên. Du khách khi rời khỏi điểm du lịch sẽ có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa.

c- Phát triển du lịch sinh thái phải tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Đây vừa là yêu cầu vừa là mục tiêu hướng tới của DLST, khác với loại hình du lịch thiên nhiên khác, DLST phát triển phải đảm bảo đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương từ việc

hoạch định cho đến quản lý DLST, từ khâu thu thập thông tin, tư vấn, ra quyết định đến các hoạt động thực tiễn và đánh giá. Cộng đồng địa phương có thể đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đưa đường và mang vác hành lý, đáp ứng chỗ nghỉ, cung ứng thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách. Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ cho các nhà quản lý phải xác định các loại phí, phổ biến cách thức thu phí phù hợp, có thể áp dụng cách thu phí cao, thấp hoặc miễn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và phải dành phần lợi nhuận đáng kể đóng góp cho sự phát triển của địa phương, đồng thời trích một phần lệ phí du lịch dành cho việc bảo tồn, duy trì.

d- Phát triển du lịch sinh thái phải dựa trên quy hoạch hợp lý, khoa học, hoà nhập với tự nhiên và tuân thủ chặt chẽ quy định về sức chứa

Phát triển DLST phải dựa trên quy hoạch hợp lý và khoa học là yêu cầu

đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.

Yêu cầu này đặt ra nhiệm vụ phải quy hoạch phát triển DLST đảm bảo căn cứ khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát triển của khu du lịch. Không những thế, cần hợp nhất DLST vào quá trình quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hợp nhất phát triển DLST vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, đồng thời đánh giá tác động của môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch, tránh được những hậu quả về môi trường và mâu thuẫn quyền lợi giữa các thành phần kinh tế. Cần thiết quy hoạch phát triển các khu DLST theo hướng cộng đồng, trong đó cần khoanh vùng khu bảo tồn thiên nhiên tuyệt đối – vùng đệm – khu vực du lịch và quản lý với mức độ và mục đích sử dụng khác nhau nhằm tạo cơ sở quan trọng trong việc tổ chức quản lý hoạt động DLST ở những khu vực này đảm bảo nguyên tắc bảo tồn.

Trong quá trình phát triển DLST cần có sự tham gia của người dân địa

phương và đại diện chính quyền và các ban ngành liên quan trong đánh giá tác động môi trường, trong quá trình nghiên cứu quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch. DLST phải được phát triển theo quy hoạch đã được duyệt.

Hoà nhập với thiên nhiên là yêu cầu cơ bản của DLST, yêu cầu này đòi hỏi việc quy hoạch phát triển các công trình dịch vụ không làm biến đổi cảnh quan kiến trúc khu vực: cấm kỵ các can thiệp thô bạo tới thiên nhiên do các hoạt động như khai thác, săn bắn, chặt hạ, gây tiếng ồn, xả thải.

Phát triển DLST phải tuân thủ chặt chẽ quy định về sức chứa: Yêu cầu bảo tồn của DLST liên quan chặt chẽ tới sức chứa của điểm DLST. Để hạn chế tới mức tối đa tác động của hoạt động DLST đến tự nhiên và môi trường, DLST phải được tổ chức với sự quy định về “sức chứa”.

Theo UNWTO sức chứa của một điểm du lịch là số lượng cực đại mà điểm du khách có thể chấp nhận trong cùng một thời điểm mà không làm suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây ra xung đột xã hội giữa cộng đồng địa phương và du khách, không gây suy thoái nền kinh tế truyền thống của cộng đồng bản địa. Sức chứa có liên quan đến tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ. Công thức tính sức chứa được xác định

CPI = AR

A


Trong đó:CPI: Sức chứa thường xuyên (instantaneous carrying capacity)

AR: diện tích của không gian du lịch

A: Tiêu chuẩn không gian tối thiểu cho một du khách

Tuỳ theo ý nghĩa có thể xác định 3 loại sức chứa như sức chứa sinh thái, sức chứa xã hội và sức chứa kinh tế.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí