Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 2

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP Ý KIẾN


Hộp 1: ý kiến du khách về vệ sinh môi trường 69

Hộp 2: ý kiến của người quản lý về nguồn nhân lực 72

Đồ thị 01: Tính mùa vụ trong du lịch 74

Hộp 3: ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ 83

Hộp 4: ý kiến về công tác quảng bá, xúc tiến 87

Hộp 5: ý kiến khách hàng về độ hấp dẫn của điểm du lịch sinh thái 89

Hộp 6: ý kiến về tác động của DLST tới cộng đồng địa phương 100

Hộp 7: ý kiến của người dân về tham gia phát triển DLST 101

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Hộp 8: ý kiến về chính sách tác động đến sự phát triển DLST 104

1. MỞ ĐẦU

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình - 2


1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng kể đặc biệt là sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm thay vào đó là sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Du lịch là một trong những ngành đóng góp lớn vào tỷ trọng ngành dịch vụ.

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo tổ chức Du lịch thế giới UNWTO, hiện nay du lịch đang là ngành kinh tế lớn và năng động nhất thế giới. Trong những năm gần đây các loại hình du lịch đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi tầng lớp trong xã hội.

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất hiện nay bởi xu hướng khách ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Với những vai trò thiết thực về nhiều mặt, du lịch sinh thái (DLST) đang là hình thức rất được ưa chuộng, đặc biệt là những người có nhu cầu du lịch hướng về thiên nhiên và văn hoá, nên đặt ra mối quan tâm đặc biệt trong sự phát triển du lịch của nhiều nước.

Nếu như chúng tôi có làm một cuộc phỏng vấn nhỏ về các khu du lịch sinh thái ở Hoà Bình thì chắc chắn nói đến Suối khoáng Kim Bôi thì nhiều người biết nhưng Thác Bạc Long Cung, rừng nguyên sinh Thượng Tiến, …ở

đâu? thì sẽ có không nhiều người trong số họ trả lời được các câu hỏi này. Điều đó chứng tỏ các điểm du lịch ở đây chưa thực sự trở thành một sự lựa chọn lý tưởng và là một điểm đến hấp dẫn với người dân trong và ngoài nước. Trong khi đó ta biết rằng Kim Bôi là một huyện miền núi ở phía Đông Nam của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi Tây Bắc và Đông Bắc Bộ. Kim Bôi còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch kết hợp với tổ chức hội thảo, hội nghị, nghỉ cuối tuần… là nơi kết nối các tour, tuyến du lịch với các tỉnh lân cận miền Bắc.

Hơn nữa, Kim Bôi lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hoá lịch sử phong phú có thể phát triển du lịch dưới nhiều hình thức. Nơi đây chủ yếu có 3 dân tộc anh em: Mường, Kinh, Dao, với những nét văn hoá, phong tục tập quán đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hoá. Bên cạnh đó, du lịch cảnh quan, sinh thái ở Kim Bôi cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển với rừng nguyên sinh Thượng Tiến, suối nước nóng Kim Bôi, Thác Bạc Long Cung,…có núi cao, hồ lớn, khí hậu điều hoà tạo điều kiện cho du lịch sinh thái phát triển. Trong đó đáng chú ý là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần vào bảo tồn và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa của địa phương. Như vậy, tiềm năng để phát triển DLST ở Kim Bôi là rất lớn nhưng hiện nay phát triển DLST ở Kim Bôi như thế nào? Đâu là những nguyên nhân dẫn tới việc phát triển DLST ở Kim Bôi mà nhiều du khách chưa biết tới? Và làm thế nào để khai thác hết những tiềm năng đó? Đây là một bài toán khó mà việc tìm ra câu trả lời phụ thuộc rất lớn vào phía các cơ quan quản lý. Là một người dân sống ở Hoà Bình tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình” với mong muốn có thể đóng góp một phần tiếng nói của mình giúp ban quản lý có những điều chỉnh để phát triển ngày càng phù hợp hơn

mô hình du lịch sinh thái tại đây.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi đề ra định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST một cách bền vững và có hiệu quả.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST.

- Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

- Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái và những nhân tố ảnh hưởng tới nó tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

- Đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phát triển DLST tại Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch sinh thái, các chủ thể tham gia vào du lịch sinh thái.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển và tiềm năng về nguồn tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình.

Về thời gian: Tập trung đánh giá các nội dung của đề tài nghiên cứu từ năm: 2005 - 2007 đồng thời xác định định hướng và các giải pháp phát triển DLST của địa phương đến năm 2015.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Quan niệm cơ bản về du lịch, du lịch sinh thái

2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa về du lịch

Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cơ cấu công nghiệp, số lượng du khách ngày càng nhiều và khái niệm đi du lịch càng ngày càng mang tính quần chúng hoá. Yêu cầu về chỗ ăn, ở, vui chơi, giải trí… cho du khách ngày càng trở nên cấp thiết. Khi đó du lịch không còn là hiện tượng nhân văn mà còn là hoạt động kinh tế. Trên góc độ này du lịch được hiểu:

“Du lịch là toàn bộ những hoạt động và công việc được phối hợp với nhau nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách” [17], [23], [25].

Du lịch càng phát triển thì những hoạt động này càng phong phú và gắn bó với nhau hơn tạo nên một ngành “công nghiệp không khói”. Cho đến nay hoạt động du lịch được hiểu không chỉ là hoạt động nhân văn; hoạt động kinh tế mà còn là một ngành công nghiệp.

“Du lịch là toàn bộ các mục tiêu biến các nguồn lực thành sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách” [17], [23], [25].

Ở Việt Nam, với mục đích tạo thuận lợi trong việc phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch, tại khoản 1 điều 4 của Luật Du lịch được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 27 tháng 6 năm 2005 quy định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” [11], [12], [16], [23].

Trên thực tế các khái niệm trên chỉ mới mô tả du lịch theo hiện tượng

bên ngoài của nó. Để phản ánh mối quan hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu chúng ta có thể hiểu khái quát nhất về khái niệm của du lịch như sau:

“Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch” [7], [23], [25].

Ý nghĩa kinh tế và xã hội của du lịch

- Về kinh tế: Du lịch có tác động tích cực đến nền kinh tế thông qua việc tiêu dùng của khách du lịch, góp phần làm sống động kinh tế ở nơi du lịch, từ đó kích thích tăng cường huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào chu chuyển.

Hoạt động du lịch có tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp gỗ, dệt, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ…Ngoài ra du lịch phát triển còn tác động đến sự phát triển của y tế, văn hoá, thương mại, ngân hàng, giao thông vận tải… góp phần tăng thu nhập quốc dân. Như ở Thái Lan hiện nay chiến lược chú trọng vào du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, tận dụng những đặc điểm độc đáo làm cho du lịch Thái Lan khác với các điểm du lịch ở Đông Nam Á [3], [12].

- Về xã hội: Du lịch phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tăng thu nhập cho người lao động và người dân địa phương. Khi có kế hoạch khai thác tiềm năng tài nguyên để phát triển du lịch, cần thiết phải có đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước…Nhờ việc phát triển du lịch sẽ góp phần cải thiện đời sống của người dân ở khu vực du lịch.

Phát triển du lịch quốc tế còn là phương tiện quảng bá thương hiệu một cách hữu hiệu cho đất nước làm du lịch và mở rộng củng cố mối quan hệ kinh

tế đầu tư quốc tế. Du lịch nội địa phát triển tạo điều kiện để tái sản xuất sức lao động cho nhân dân, góp phần tăng năng suất lao động.

Đối với bản thân khách du lịch: du lịch giúp con người nghỉ ngơi, giải trí thư giãn sau những thời gian lao động mệt nhọc. Không chỉ có vậy, du lịch còn giúp con người tìm hiểu thêm về các địa danh, các phong tục tập quán văn hoá bản địa...Du lịch giúp con người gần gũi với thiên nhiên hơn, biết quí trọng thiên nhiên, biết giữ gìn giá trị văn hoá.

2.1.1.2 Các khái niệm và hình thức về du lịch sinh thái


* Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái, một loại hình du lịch đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. DLST ngày càng phát triển nhanh và trở thành “mốt” thời đại, không chỉ bởi hiệu quả nhiều mặt mà còn đáp ứng nhu cầu du lịch hướng tới địa chỉ xanh như hiện nay. Tuy nhiên theo các tài liệu khoa học về du lịch, hiện vẫn chưa có khái niệm DLST thống nhất mang tính toàn cầu. Theo tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới: “DLST là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra lợi ích cho người dân tham gia tích cực” [14], [16], [21], [24].

Theo Hội Du lịch sinh thái quốc tế (TTES) “DLST là du lịch có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên bảo vệ được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [14], [16], [21], [24].

Ở Việt Nam, tại hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái” do tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với những tổ chức quốc tế như: ESCAP, WWF, IUCN tổ chức tháng 9 năm 1999 lần đầu

tiên đưa ra khái niệm: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [14]. Trong khái niệm này, DLST chỉ được chấp nhận khi hàm chứa các yếu tố quan trọng đó là: bảo tồn được môi trường tự nhiên, giáo dục cho khách về những đặc điểm của môi trường tự nhiên, thu hút được sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý và tổ chức thực hiện DLST nhằm phát triển bền vững.

Thuật ngữ DLST được thể hiện trong luật du lịch Việt Nam, theo đó DLST được hiểu “Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”[14]. Khái niệm này về cơ bản đã làm rò bản chất của DLST.

Vậy xem xét DLST theo các khía cạnh:

- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị tự nhiên và gắn với văn hoá bản địa nhằm mục đích tham quan, tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống.

- DLST bao gồm những hoạt động mang tính giáo dục về môi trường. Các hoạt động diễn giải về hệ sinh thái và môi trường sống, giáo dục thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống nhằm tăng cường nhận thức của cả khách du lịch và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa.

- DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững, hạn chế mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá – xã hội đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo tồn các giá trị tự nhiên.

- DLST huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào việc hoạch định, quản lý và cung ứng sản phẩm DLST. Qua đó góp phần phát triển cộng đồng, bảo tồn được môi trường và tạo ra lợi ích cho người dân địa phương.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 08/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí