Mô Hình Về Các Nguyên Tắc Và Giá Trị Dlst Bền Vững


tồn và phát triển lâu dài. Đây là một khái niệm tương đối mới mẻ và nhiều người cho rằng đã nói đến DLST đương nhiên là nói đến du lịch bền vững. Tuy nhiên, DLST có khả năng nhưng không tất yếu là một hình thức của du lịch bền vững (Wight, 1993). Theo Koeman (1997), "DLST có thể, nhưng không tự nhiên là một hình thức của du lịch bền vững. Để đạt được một nền DLST bền vững thì cần phải có các mục tiêu cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo lý của các giá trị và nguyên tắc".

DLST phát triển bền vững phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của nó. Trong bài viết: "DLST - cân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo đức" Wight (1997) đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng phát triển DLST bền vững, đó là:

1. Không làm suy giảm các nguồn lực và phải được phát triển theo cách có lợi cho môi trường.

2. Đưa ra được những kinh nghiệm mới cho du khách.

3. Mang tính giáo dục đối với tất cả các thành phần tham gia như: các cộng đồng địa phương, chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch và khách du lịch trong các giai đoạn trước, trong và sau chuyến du lịch.

4. Nâng cao nhận thức của các đối tượng về giá trị thực của nguồn lực.

5. Làm cho mỗi người nhận thức được khả năng giới hạn của nguồn lực về mặt lâu dài.

6. Nâng cao hiểu biết và phối hợp giữa các thành phần tham gia như chính quyền, tổ chức phi chính phủ, ngành du lịch, các nhà khoa học và người dân bản địa trước và trong quá trình hoạt động.

7. Nâng cao trách nhiệm và hành vi đạo đức đối với môi truờng tự nhiên và văn hóa của tất cả những người tham gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

8. Mang lại lợi ích cho nguồn lực, cộng đồng địa phương và cả ngành du lịch.


Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 5

9. Những hoạt động sinh thái phải bảo đảm rằng những nguyên tắc đạo đức cơ bản đối với môi trường phải được áp dụng không những cho nguồn lực bên ngoài là yếu tố hấp dẫn khách du lịch chẳng hạn nguồn lực tự nhiên và văn hóa mà còn được áp dụng cho cả hoạt động nội tại của chúng nữa.


DLST bền vững

Các mục tiêu xã hội

Các mục tiêu kinh tế

- Lơị ích côṇ g đồng

- Sự tham gia KHH, giáo duc̣ và viêc̣ làm

- Lơi

̣ ích kinh tế của

ngườ i dân

- Lơi

̣ ích

của doanh

nghiêp̣ của các ngành


- Không

nguồn lưc

làm can

̣ kiêt

̣

Kết hợp kinh

Bảo tồn một cách hợp lý

- Thừ a nhâṇ giá tri ̣nguồn tài nguyên

tế với môi trường


Các mục tiêu môi trường

Hình 1.1. Mô hình về các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững

Nguồn: Wight (1997)

Mô hình các nguyên tắc và giá trị DLST bền vững đã được Wight (1997) xây dựng, trong đó 03 nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trường được coi là có tầm quan trọng như nhau, phải được giải quyết một cách cân đối để đạt được sự phát triển bền vững. Những mục tiêu này có thể được tóm tắt như sau:

Kinh tế cộng đồng

Bảo tồn hợp lý

Kết hợp K.tế và M/trường

Theo Lê Văn Lanh (2000) thì các điều kiện tiên quyết cho hệ thống DLST bền vững bao gồm các điều kiện sau: (1). Điểm tới thăm có thực hiện việc BTTN; (2). Thông tin từ nghiên cứu và quan sát; (3). Các hướng dẫn


viên am hiểu địa phương; (4). Các giới hạn về sử dụng đất đai; (5). Các chương trình được thiết lập dựa trên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của khu vực; (6). Các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động DLST. Đây cũng là những điều kiện mà chúng ta có thể xem xét đối với việc tổ chức các hoạt động DLST trong điều kiện thực tế tại nước ta.

1.2. Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH

1.2.1. Khái niệm về ĐDSH

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH đang tồn tại (WWF, 1989; CBD, 1992). Mặc dù các định nghĩa có các cách diễn tả khác nhau về ĐDSH, nó bao gồm 03 cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong nghiên cứu này ĐDSH được hiểu là sư ̣ phong phú về gen, loài sinh vật và HST trong tư ̣ nhiên. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008).

Trong đó :

- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.

- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau.

- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.

Giá trị của ĐDSH là vô cùng to lớn và có thể chia làm hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của ĐDSH là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình. Giá trị gián tiếp bao gồm những cái con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, DLST, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

1.2.2. Bảo tồn ĐDSH

Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế


hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.

Với ý nghĩa đó, quan điểm chỉ đạo của Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 là: “ĐDSH là nền tảng; bảo tồn ĐDSH là một trong các giải pháp then chốt nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Bảo tồn ĐDSH gắn với sử dụng bền vững ĐDSH góp phần giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cơ quan quản lý, mọi tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH. Thực hiện lồng ghép bảo tồn ĐDSH trong các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, các ngành và địa phương”.

Theo Luật ĐDSH năm 2008: Bảo tồn ĐDSH là việc bảo vệ sự phong phú của các HST tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; BVMT sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loà i thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dà i cá c

mâu

vât

di truyền. (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008).

Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang phải đối mặt và từ đó xây dựng phương pháp quản lý thích hợp nhằm giảm đi những tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và HST đó trong tương lai.

Có hai nhóm nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái ĐDSH, đó là do các tác động bất lợi của tự nhiên và của con người, trong đó các ảnh hưởng do con người gây nên đặc biệt nghiêm trọng từ giữa thế kỷ XIX đến nay và chủ yếu là làm thay đổi và suy thoái cảnh quan trên diện rộng và điều đó đã đẩy


các loài và các quần xã sinh vật vào nạn tuyệt chủng. Con người phá hủy, chia cắt làm suy thoái sinh cảnh, khai thác quá mức các loài cho nhu cầu của mình, du nhập các loài ngoại lai và gia tăng dịch bệnh cũng là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm ĐDSH. Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác như: phong tục tập quán, trình độ nhận thức và phương thức sản xuất của người dân; nhận thức và cách tiếp cận phương thức quản lý bảo tồn của của các cơ quan có thẩm quyền; phát triển hạ tầng xã hội.

1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH

“Bảo tồn” là hoạt động giữ gìn một cách an toàn khỏi sự tổn hại, sự xuống cấp hoặc phá hoại. Hay nói cách khác bảo tồn có nghĩa là bảo quản giá trị hiện trạng và hạn chế tình trạng xuống cấp của giá trị đó.

Giữa phát triển du lịch và bảo tồn ĐDSH có mối quan hệ tương hỗ, theo đó ĐDSH là một dạng tài nguyên thuộc nhóm “Tài nguyên du lịch tự nhiên phân nhóm tài nguyên DLST” đã và đang được khai thác phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là DLST ở các VQG, KBT thiên nhiên, Khu DTSQ hoặc Di sản thiên nhiên thế giới. Chính vì vậy việc bảo tồn ĐDSH được hiểu là việc bảo vệ nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch với tư cách là một dạng tài nguyên du lịch đặc biệt có giá trị đối với phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng.

Ở chiều ngược lại phát triển du lịch luôn có những tác động cả tích cực và tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH, theo đó nếu phát triển du lịch đúng với các nguyên tắc PTBV sẽ góp phần tích cực tạo nguồn thu cho hoạt động bảo tồn, nâng cao nhận thức của du khách đối với ý nghĩa của bảo tồn ĐDSH, để qua đó có thể hạn chế các tác động từ du khách đến ĐDSH. Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động phát triển du lịch cũng sẽ có tác động tiêu cực đến bảo tồn ĐDSH nảy sinh từ sự tập trung lượng khách vượt quá giới hạn về “sức chứa” về sinh thái ở điểm đến du lịch; từ hoạt động săn bắt, khai thác các loài sinh vật quý hiếm phục vụ nhu cầu của khách du lịch.


Phát triển du lịch gắn với bảo tồn ĐDSH sẽ được hiểu theo nghĩa tích cực, theo đó phát triển du lịch sẽ hỗ trợ cho mục tiêu bảo tồn ĐDSH thông qua các hoạt động nhằm phát huy các tác động tích cực và hạn chế được những tác động tiêu cực của du lịch đến ĐDSH thông qua các cơ chế tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp.

Thực tế cho thấy, tác động của du lịch đến ĐDSH bao gồm cả những tích cực và tác động tiêu cực. Các tác động có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, theo đó các tác động gián tiếp sẽ tác động đến ĐDSH thông qua môi trường sống của các loài sinh vật (sinh cảnh nơi các loài sinh vật tồn tại và phát triển). Các tác động tiêu cực trực tiếp đến ĐDSH có thể là các hoạt động săn bắt động vật hoang dã hoặc khai thác trực tiếp các loài thực vật để phục vụ nhu cầu của du khách như ăn uống, ngâm rượu bồi bổ sức khoẻ, làm thuốc nam phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách.

Tác tác động tiêu cực gián tiếp từ du lịch chủ yếu sẽ là các tác động làm suy giảm chất lượng môi trường sống của các loài sinh vật như việc xây dựng các công trình dịch vụ sẽ chia cắt sinh cảnh tự nhiên vốn là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã; chất thải từ các hoạt động dịch vụ không được thu gom, xử lý sẽ làm ô nhiễm và suy thoái môi trường sống của các loài sinh vật

Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên được đề cập đến trong nghiên cứu của Budowski (1976) thể hiện ở một trong ba dạng chính cụ thể như sau:

- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.

- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.

- Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, làm hại đến bảo tồn tự nhiên.


Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó mức độ sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên của du lịch đóng vai trò quan trọng. Điều này thường được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển du lịch (Budowski, 1976).

Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả du lịch và bảo tồn hầu như ít ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi du lịch phát triển hơn, mức độ sử dụng nguồn tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.

Giai đoạn tiếp theo, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phát triển hòa hợp với bảo tồn tự nhiên, mang lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ sẽ theo hướng tích cực - quan hệ cộng sinh. Có mối quan hệ này, những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo vệ, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng du lịch, đem lại lợi ích cho cả ngành du lịch và cho khu vực.

Ngược lại, nếu du lịch phát triển quá mức, không quan tâm đến bảo tồn, mối quan hệ sẽ theo chiều hướng tiêu cực - quan hệ mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi có mối quan hệ cộng sinh, nếu không duy trì và quản lý tốt, vẫn có thể chuyển thành quan hệ mâu thuẫn.

Vì vậy, trong thực tiễn triển khai DLST tại các VQG, KBT thiên nhiên thì hoạt động DLST cần được quy hoạch thận trọng và quản lý trên cơ sở các nguyên tắc đã phân tích ở trên để tạo được mối quan hệ cộng sinh với môi trường. Bên cạnh đó, việc nhận thức và đánh giá được những lợi ích, những mất mát có thể nảy sinh là rất cần thiết trong quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch ở các VQG.

1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST

Việc ứng dụng kỹ thuật GIS để lập bản đồ tiềm năng DLST đã được áp dụng bởi các học giả khác nhau ở các khu vực khác nhau trên thế giới vì khả năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, quản lý, hiển thị và phân tích dữ liệu không


gian. Trong hai thập kỷ qua, MCDA đã được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để xác định vùng tiềm năng DLST và trang web (Ghamgosar 2011; Kumari và cộng sự 2010). Có nhiều phương pháp MCDA khác nhau và trong số đó quy trình phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp hiệu quả và được sử dụng rộng rãi (Chandio và cộng sự 2013) dựa trên sự so sánh khôn ngoan của các cặp trong thang tỷ lệ (Saaty 1980). Phương pháp AHP có khả năng so sánh từng chủ đề dựa trên tầm quan trọng tương đối của chúng đối với việc xác định vùng tiềm năng (Satty và Vargas 2001).

Armstrong ( 1994) áp dụng phương pháp viễn thám, GIS và phân tích quyết định đa tiêu chí (MCDA) để xác định các địa điểm tiềm năng du lịch dựa vào thiên nhiên dựa trên kinh tế xã hội các chỉ số nomic và môi trường. Trong số các phương pháp MCDA khác nhau, AHP là được sử dụng rộng rãi do khả năng phân tích dữ liệu theo tầm quan trọng tương đối của nó và thứ tự phân cấp. Boyd và Butler (1996 ) áp dụng GIS để xác định khu DLST ở Bắc Ontario, Canada.

Kumari và cộng sự. (2010 ) đưa ra bao gồm năm các chỉ số để xác định các điểm DLST tiềm năng như chỉ số phân bố động vật hoang dã, chỉ số giá trị sinh thái, chỉ số hấp dẫn DLST, khả năng phục hồi môi trường chỉ số và chỉ số đa dạng DLST, trong khi Akbarzadeh et al. ( 2011) được áp dụng các thành phần sinh thái cảnh quan để xác định các điểm DLST tiềm năng.

Bunruam- kaew và Murayama (2011) đã sử dụng cảnh quan, động vật hoang dã, địa hình, khả năng tiếp cận và đặc điểm cộng đồng để đánh giá sự phù hợp của địa điểm đối với DLST. DLST ngày nay là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất và là công cụ hướng tới phát triển du lịch bền vững ở cả các nước phát triển và đang phát triển xung quanh thế giới. Để xây dựng quy hoạch thích hợp cho DLST, nhiệm vụ hàng đầu là lựa chọn địa điểm để phát triển DLST. Việc lựa chọn địa điểm được kiểm soát bởi các yếu tố thuộc về vật chất, văn hóa xã hội, môi trường và cơ sở hạ tầng các yếu tố thay đổi theo từng nơi và từng tình huống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023