Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Cộng Đồng


AHP được sử dụng để xác định trọng số của các lớp chuyên đề (Saaty 1980) và được sử dụng để ra quyết định trong đó một vấn đề được chia thành nhiều tham số khác nhau, sắp xếp chúng theo một cấu trúc phân cấp để đưa ra phán đoán về tầm quan trọng tương đối của các cặp yếu tố và tổng hợp kết quả (Saaty 2004). Đối với phân tích này, 11 lớp chuyên đề về địa mạo, sinh thái, văn hóa xã hội và cơ sở hạ tầng các thông số như độ dốc, thảm thực vật, khả năng tiếp cận nước mặt, độ cao, khu vực được bảo vệ, tầm nhìn, mức độ gần đường, độ gần điểm du lịch, đất, nước bề mặt, quy mô dân số đã được xem xét.

Khu vực nghiên cứu, VQG Cát Bà, được coi là vùng thích hợp cho phát triển DLST do có sự đa dạng về tự nhiên và văn hóa. Trước đây chưa có nghiên cứu nào đánh giá vùng tiềm năng DLST cho khu vực bằng ứng dụng GIS viễn thám và phương pháp thứ bậc AHP. Nghiên cứu này sẽ dựa trên sự lựa chọn các yếu tố hoặc các lớp chuyên đề để xác định vùng tiềm năng DLST bao gồm 4 yếu tố về đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm tài nguyên ĐDSH, đặc điểm tài nguyên văn hóa và hệ thống đường giao thông. Từ đây quan điểm lựa chọn địa điểm của nghiên cứu này là công trình tiên phong cho VQG Cát Bà quản lý và cũng là một kế hoạch cho người ra quyết định để phát triển các chiến lược phát triển các điểm DLST trong khu vực nghiên cứu.

1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST

1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng

Sau khi phổ biến các dự án phát triển cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển giữa những năm 1960 và đầu những năm 1980 (Arnstein, 1969; Burke, 1968; De Kadt, 1982; EverSley, 1973; Fagence,

1977; Inglehart,1971; Pateman, 1970; Sewell & Coppock, 1977; Smith, 1981; Verba 1967), ngày càng có nhiều nghiên cứu về du lịch đã tập trung vào các lập luận về sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch (TDP).


Theo nghiên cứu của Keovilay (2012) đã ghi nhận những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch mang lại chẳng hạn như: cơ hội việc làm cải thiện mức sống, cải thiện chất lượng kinh tế, đầu tư tăng lên việc làm và lợi nhuận của các doanh nghiệp địa phương tăng. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm thấy sự hỗ trợ cho những lợi ích văn hóa tích cực của du lịch và du lịch không ảnh hưởng đến tỷ lệ tội phạm.

Nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong du lịch, Brohman, 1996 cho rằng sự tham gia của cộng đồng là một thành phần thiết yếu trong phát triển du lịch cộng đồng, là một công cụ để giải quyết những vấn đề lớn của ngành du lịch ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, nghiên cứu của Gilbert&Clark cho rằng người dân cảm thấy du lịch khuyến khích các hoạt động văn hóa, cải thiện di sản văn hóa (Gilbert & Clark, 1997). McCool & Martin ghi nhận rằng du lịch dẫn đến phát triển các VQG và nhiều cơ hội vui chơi giải trí. Mặt khác, phát triển du lịch có ảnh hưởng đến các đặc điểm văn hóa xã hội của cư dân như thói quen hàng ngày, niềm tin, giá trị và đời sống xã hội. Những yếu tố này có thể, lần lượt dẫn đến căng thẳng tâm lý, hoạt động du lịch có thể dẫn đến một sự mất mát bản sắc dân tộc và văn hóa địa phương nếu tốc độ tăng trưởng cao được đi kèm với kế hoạch và quản lý yếu kém. Các nghiên cứu trên chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong du lịch và khẳng định sự tham gia của cộng đồng có vai trò quyết định thành công của mô hình DLST (McCool&Martin, 1994).

Theo Tosun, 2000 "sự tham gia cho phép cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch khác nhau ở mức độ phát triển khác nhau tham gia vào quá trình quyết định phát triển du lịch bao gồm cả công việc chia sẻ lợi ích của việc phát triển du lịch và xác định các loại hình cũng như mô hình inb triển khai du lịch tại địa phương ". Cũng theo tác giả này, mục đích chính của phát triển du lịch dựa vào cộng tác là trao quyền cho các cộng đồng sở tại.


Theo Thammajinda (2013) các dạng tham gia phố biển của cộng đồng trong hoạt động DLST có thể kể đến như sau:

- Tham gia vào quy hoạch, dự án: tham gia vào các cuộc họp về du lịch tại địa phương, bầu ban quản lý du lịch; thành lập diễn đàn, câu lạc bộ, nhóm, đội,... để thảo luận về du lịch; thành lập quỹ đầu tư du lịch.

- Tham gia kinh doanh: cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có của địa phương; đầu tư vào dự án du lịch để thu lợi nhuận; thành lập tổ chức cộng đồng để quản lý công ty du lịch của cộng đồng; cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty lữ hành.

- Tham gia quảng bá: thiết kế trang thông tin điện tử, website giới thiệu dự án, hoạt động, điểm tham quan, tuyến tham quan; xây dựng phóng sự du lịch về cộng đồng; thiết kế pano, bảng quảng cáo, in tờ rơi.

Bảng 1.6. Mức độ tham gia của cộng đồng


Mức độ tham gia cộng đồng

Arnstein

(1969)

Deshler and

Sock (1985)

Tosun

(1999)

Pretty (1995)






- Tham gia tự


- Tham gia tự phát

- Tham gia bị cảm hóa

- Tham gia bị cưỡng chế


- Quyền công dân

- Tham gia theo quy định

- Không tham gia


- Người dân quản lý

- Uỷ quyền

- Hợp tác

- Thỏa hiệp

- Tham vấn

- Thông báo

- Vận động

- Lôi kéo


- Trao quyền

- Hợp tác

- Khuôn khổ/ quy định

- Thuyết phục


- Tham gia tích cực

- Tham gia thụ động

giác

- Tham gia tương tác

- Tham gia chức năng

- Tham gia bằng động cơ vật chất

- Tham gia tư vấn

- Tham gia cung cấp thông tin

- Tham gia thụ






động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 6


Nghiên cứu này sẽ đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng vào DLST theo thang đo của Pretty (1995) với 7 mức độ tham gia khác nhau từ mức độ thấp nhất là tham gia thụ động đến mức độ cao nhất là tham gia chủ động. Nghiên cứu sẽ tiến hành đến từng hộ gia đình để phỏng vấn trực tiếp với người dân địa phương để đảm bảo người được phỏng vấn hiểu và trả lời đúng với nội dung cần nghiên cứu.

1.4.2. Thái độ và nhận thức của cộng đồng

Các KBT được quản lý như các điểm DLST đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều doanh thu cần thiết để chi trả cho bảo tồn ĐDSH cũng như cải thiện thu nhập tài chính của cộng đồng địa phương (Belete&Assefa, 2005). Tuy nhiên, những địa điểm tương tự này ngày càng bị đe dọa bởi sự xâm lấn của con người và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của chúng do các hoạt động phát triển con người ngày càng tăng trong và xung quanh biên giới của chúng. (Ross&Wall, 1999; Boo, 1993). Các yếu tố do con người gây ra như thay đổi sử dụng đất cho cơ sở hạ tầng. Các hoạt động phát triển, mở rộng nông nghiệp và chăn thả gia súc đã được báo cáo là một trong những nguyên nhân chính của mất ĐDSH hiện tại và tương lai (Benítez-López et al., 2010; Lee, 1998; Hearne&Salinas, 2002).

DLST đã được quảng bá rộng rãi ở nhiều quốc gia và khu vực như một công cụ phát triển đóng góp vào các mục tiêu kép là bảo tồn các HST bị đe dọa và bền vững phát triển (Lindsay, 2003). Tuy nhiên, quản lý thành công DLST và thành công của việc bảo tồn trong các KBT thường đòi hỏi sự hỗ trợ của người dân địa phương đối với việc bảo tồn bị ảnh hưởng bởi nhận thức về các tác động bảo tồn mà cộng đồng địa phương phải trải qua (Sekhar, 2003).

Nghiên cứu của Holmes cho rằng, người dân địa phương có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với các KBT khi họ không hợp tác với ban quản lý khu bảo tồn hoặc tham gia vào các sáng kiến bảo tồn như DLST. Hiểu biết sâu sắc hơn về người dân địa phương nhận thức về DLST như một chiến lược bảo tồn


trong các KBT và các yếu tố hình thành nên những nhận thức này sẽ là các bước quan trọng trong việc đề ra các chiến lược phù hợp sẽ thu hút sự ủng hộ rộng rãi của địa phương đối với bảo tồn ĐDSH và quản lý DLST (Holmes, 2013).

Hiểu biết về nhận thức và thái độ của các thành viên cộng đồng địa phương là điều cần thiết cho thành công của phát triển du lịch và quản lý các khu bảo tồn (Holladay&Ormsby, 2011) và có thể cung cấp thông tin cơ bản quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách bảo tồn.

Đã có cuộc tranh luận về giá trị của mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển và du lịch trong việc xác định vai trò và mức độ của sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc tạo ra và quản lý các các khu vực ở các nước đang phát triển của Châu Phi (Sekhar, 2003). Phần lớn các tài liệu nói rằng có mối liên hệ rõ ràng giữa bảo tồn, phát triển và du lịch và việc thành lập các KBT đã trở thành phương tiện bảo tồn ĐDSH được chấp nhận rộng rãi nhất và phát triển du lịch liên kết, nhưng có ít bằng chứng về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc quản lý các KBT. Nhiều tác giả (ví dụ: Mishra et al., 1992; Sekhar, 2003) đã lập luận rằng việc thiết lập các KBT ở các nước đang phát triển thường xuyên tạo ra tính dễ bị tổn thương ở địa phương, đặc biệt là ở các cộng đồng nơi sinh kế chính phụ thuộc vào các khu vực này. Theo phản ánh của họ, các tác giả này giải thích rằng các cộng đồng địa phương như vậy thường chịu ảnh hưởng trực tiếp, (ví dụ, thiệt hại về cây trồng và vật nuôi do động vật hoang dã tấn công trang trại) và gián tiếp (ví dụ như mất khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên như củi đốt và các lâm sản ngoài gỗ khác) dễ bị tổn thương khi các khu bảo tồn được tạo ra. Tuy nhiên, suy nghĩ gần đây hơn cho thấy sự công nhận dần dần vai trò của cộng đồng địa phương trong việc thành lập và quản lý các KBT giữa các các tổ chức quốc tế (ví dụ: UICN), các tổ chức phi chính phủ (NGO), các chính phủ và nhà tài trợ các cơ quan (Sekhar, 2003). Điều này đi ngược lại nền tảng mà các KBT đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sinh kế của cộng đồng địa


phương (ví dụ như phục vụ như một nguồn hoạt động du lịch, lâm sản ngoài gỗ, săn bắn,…) và phù hợp với các mục tiêu của Công ước về ĐDSH về bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH (Porter, Clemencon, Ofosu-Amaah&Philips, 1998).


1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng

Briedenhann và Wickens (2004) đã chỉ ra rằng sự hiểu biết của cộng đồng về các chi tiết của dự án, về tầm quan trọng của DLST là một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến mức độ tham gia của cộng đồng. Nghiên cứu này được tiến hành ở khu vực Nam Phi và nó đã được chứng minh rằng thiếu nhận thức về giá trị của tài nguyên du lịch, dẫn đến sự miễn cưỡng và thiếu nhiệt tình tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch trong khu vực.

Theo Lee (2013) sự gắn bó với cộng đồng có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân cho phát triển du lịch. Phản ánh liên kết giữa cá nhân với cộng đồng, đánh giá sự trung thành của cá nhân với nơi này. Những nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trình độ dân trí thấp như là một trở ngại đầu tiên cho sự tham gia của cộng đồng trong bất kỳ kế hoạch DLST nào (Thakadu, 2005). Một nghiên cứu của Lise (2000) về sự tham gia của các chủ quản lý và bảo tồn rừng ở Ấn Độ, dân làng biết chữ có nhiều khả năng để tham gia vào một dự án phát triển rừng hơn so với những người mù chữ.

Yếu tố giới tính đã ảnh hưởng rất nhiều sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển. Lý do cho sự quan trọng của phụ nữ trong các hoạt động DLST là bởi vì họ là những người thường xuyên tiếp xúc với quản lý phòng của khách sạn, chuẩn bị thức ăn và cung cấp các sản phẩm truyền thống như thủ công mỹ nghệ hay thổ cẩm dệt (Cassidy, 2001). Trong một vài trường hợp, người phụ nữ bận rộn với công việc trang trại, gánh nặng chăm sóc gia đình làm giảm cơ hội tham gia của phụ nữ trong các nhóm (Thakadu, 2005).


Ngoài các yếu tố nêu trên thì yếu tố nguồn nhân lực và độ tuổi cũng ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển (Dương Thị Minh Phương, 2015).

* Nhân tố thúc đẩy cộng đồng tham gia vào DLST:

Theo Attaallah and Al-ehewate (2016) và Jurowski, Gursoy (2004) chỉ ra các nhân tố chính thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch bao gồm:

- Nhận thức của cộng đồng về tài nguyên và hoạt động du lịch: đây sự nhận biết tầm quan trọng và vai trò của hoạt động du lịch. Tầm quan trọng mà nhận thức du lịch đem lại là khả năng thu hút thêm nguồn vốn cho du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tăng khả năng tiếp đón khách của cộng đồng tại điểm đến.

- Lợi ích kinh tế: phát triển du lịch giúp tạo ra khối lượng việc làm đa dạng phù hợp với từng nhóm đối tượng trong cộng đồng. Du lịch phát triển kéo theo các ngành liên quan phát triển và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cư dân địa phương cải thiện cuộc sống.

- Điều kiện về cơ chế và chính sách: nếu nhà nước có chủ trương chính sách thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch, hỗ trợ địa phương vay vốn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn giảm thuế phí, hỗ trợ đào tạo về du lịch cũng như chuyển đổi ngành nghề,... thì sẽ nhận được sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hưởng ứng của cộng đồng. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương thể hiện ở việc tạo điều kiện cho khách đến tham quan, khuyến khích, hỗ trợ người dân làm du lịch.

- Nguồn lực của hộ gia đình: bao gồm nguồn nhân lực (chất lượng và số lượng lao động), nguồn vốn xã hội (mối quan hệ họ hàng, thân quen), nguồn vốn tự nhiên (đất đai thuộc sở hữu của hộ), nguồn vốn vật chất (cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện của hộ), nguồn vốn tài chính (vốn).


Ngoài ra, sự hỗ trợ giúp đỡ từ các tổ chức phi chính phủ, các công ty lữ hành về nguồn khách, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch cũng là những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.

* Nhân tố rào cản cộng đồng tham gia vào DLST:

Theo Tosun (2000), rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng được chia thành ba loại: hạn chế ở các cấp độ điều hành điều hành, hạn chế về cấu trúc và hạn chế về văn hóa, nhận thức. Trên mức độ lý thuyết, các rào cản/hạn chế như vậy không loại trừ lẫn nhau. Đây cũng là nguyên nhân gây ra giới hạn cho các cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch.

- Rào cản ở cấp độ điều hành hoạt động du lịch thường liên quan đến các thủ tục hành chính, việc tập trung hóa quản lý hành chính công trong phát triển du lịch, sự thiếu phối hợp giữa các bên liên quan và thiếu thông tin cho người dân địa phương.

- Rào cản về cơ chế, chính sách bao gồm thiếu hệ thống pháp luật phù hợp, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, chi phí duy trì sự tham gia và ảnh hưởng của sự thống trị (kiểm soát) từ bên ngoài.

- Rào cản về văn hóa, nhận thức bao gồm sự hạn chế về năng lực của người nghèo, sự thờ ơ và mức độ nhận thức thấp trong cộng đồng địa phương.

1.5. Phát triển DLST ở các VQG

1.5.1. Một số nghiên cứu về DLST ở các VQG, KBTTN.

- VQG Cát Bà: Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển DLST gắn với quán lý VQG Cát Bà bền vững (Luận văn Thạc sĩ, Phạm Văn Thương, 2013); Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển Du lịch bền vững gắn với Bảo tồn tài nguyên tại VQG Cát Bà – Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ, Hoàng Văn Cầu 2018); PTBV DLST tại Khu DTSQ Quần đảo Cát Bà thành phố Hải Phòng (Luận văn thạc sĩ, Phạm Thị Bích Thủy 2018).

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí