Phương Pháp Điều Tra Đdsh Và Xác Định Các Loài Tiềm Năng Cho Phát Triển Dlst


2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận

Trên quan điểm DLST là một nhánh của du lịch bền vững hướng tới 03 mục tiêu chính bao gồm công bằng xã hội, phát triển kinh tế và toàn vẹn môi trường (TIES, 2015). Phát triển DLST, bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của người dân có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Đề tài tiếp cận các nội dung nghiên cứu như sau: Thứ nhất, tiếp cận dựa trên việc kế thừa có chọn lọc các số liệu về kinh tế - xã hội, hiện trạng ĐDSH từ các nguồn báo cáo tin cậy. Thứ hai, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trên quan điểm các vùng thích nghi tiềm năng cho phát triển DLST là hệ thống tự nhiên và nhân tác có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, để xác định một vùng thích nghi cho DLST sẽ phải được xây dựng dựa trên các yếu tố tự nhiên như độ cao, độ dốc, tầm nhìn, ĐDSH; yếu tố con người như dân số; yếu tố văn hóa như các điểm văn hóa,… Thứ ba, tiếp cận có sự tham gia trong đề tài này được thể hiện thông qua việc phỏng vấn người dân địa phương tại các xã thuộc Cát Bà. Người dân chủ động tham gia và trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông qua bảng hỏi. Ngoài ra, đề tài cũng tiếp cận bằng phương pháp chuyên gia để đánh giá về các lớp chuyên đề xây dựng các vùng thích nghi cho DLST cũng như trọng số cho các lớp chuyên đề này.

2.4.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng DLST

Hiện trạng phát triển DLST tại các VQG/KBT thường được đánh giá thông qua các nội dung về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, khách du lịch, các tuyến điểm. Trong nội dung này đề tài sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và phương pháp phỏng vấn để đánh giá hiện trạng DLST tại VQG Cát Bà. Cụ thể như sau:

Phương pháp điều tra theo tuyến

Đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá 16 tuyến điểm DLST đang được khai thác tại VQG Cát Bà. Trong quá trình khảo sát các thông tin trên tuyến


điểm được ghi chép và mô tả bao gồm: điểm bắt đầu và kết thúc tuyến, chiều dài tuyến, các điểm hấp dẫn khách du lịch, hệ thống biển báo, sinh cảnh,… Đây là các tiêu chí quan trọng để đánh giá cách tổ chức cũng như tính hấp dẫn của các tuyến điểm đang khai thác.

Phương pháp phỏng vấn

Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các cán bộ của VQG, người dân và khách du lịch để đánh giá hiện trạng phát triển DLST. Các thông tin thu thập bao gồm cơ cấu tổ chức của VQG, hiện trạng khách du lịch, các khó khăn và thuận lợi khi triển khai các tuyến điểm du lịch.

2.4.3. Phương pháp điều tra ĐDSH và xác định các loài tiềm năng cho phát triển DLST

Trong nội dung này, đề tài sử dụng phương pháp kế thừa số liệu từ các báo cáo chuyên đề điều tra động, thực vật rừng và kết hợp điều tra bổ sung về động, thực vật và côn trùng. Cụ thể, các tài liệu kế thừa bao gồm: Phạm Văn Điển và Vũ Quang Nam (2015); Introford và VQG Cát Bà (2021). Các số liệu kế thừa sẽ được xử lý theo hướng đánh giá tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST như sự đa dạng về thảm thực vật, sự đang dạng loài động thực vật.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng tham gia trực tiếp vào điều tra theo tuyến và điểm để xác định vị trí và đánh giá tiềm năng cho phát triển DLST của một số loài động, thực vật tại VQG Cát Bà như Voọc cát bà, Sơn dương, Thạch sùng mí cát bà. Các loài động vật hoang dã tiềm năng cho phát triển DLST được đánh giá dựa trên các tiêu chí: Tính đặc hữu, tính nguy cấp và tính dễ phát hiện. Trong đề tài này chỉ tập trung đánh giá tiềm năng cho các loài động vật hoang dã vì đây là hoạt động rất ít được khai thác ở VQG Cát Bà và hơn nữa nó là đặc trưng cơ bản và thu hút khách du lịch của phát triển DLST.

2.4.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này được đề tài sử dụng để thu thập các số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu về thực trạng phát triển DLST và đánh giá sự tham


gia của cộng đồng vào phát triển DLST cũng như nhận thức và thái độ của họ đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH. Để thu thập các số liệu liên quan đến các nội dung này, đề tài đã tiến hành lấy ý kiến của 215 người, trong đó lãnh đạo và cán bộ thuộc VQG Cát Bà là 30 người, người dân của các 05 xã và 01 thị trấn nằm trong và ngoài VQG là 155 người và khách du lịch là 30 người.

Người phỏng vấn tiến hành phỏng vấn trực tiếp người được xin ý kiến qua các bảng hỏi. Việc lựa chọn người được phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Người phỏng vấn tiến hành đi dọc các đường trong xã và cách 1 nhà thì tiến hành phỏng vấn người dân trong hộ gia đình đó. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng đóng và mở (xem chi tiết tại phụ lục 8). Trong quá trình phỏng vấn những phiếu không đạt yêu cầu sẽ bị loại (5 phiếu) và chỉ những phiếu đạt yêu cầu (200 phiếu) mới được sử dụng cho quá trình phân tích số liệu.

2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong đề tài để thu thập các số liệu liên quan đến nội dung xác định các vùng tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà cũng như nội dung đề xuất các giải pháp phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH tại VQG Cát Bà. Đề tài đã thực hiện xin ý kiến của 12 chuyên gia, trong đó 03 chuyên gia trong lĩnh vực DLST, 04 chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH, 02 chuyên gia trong lĩnh vực GIS, 02 chuyên gia trong lĩnh vực lâm sinh và lâm nghiệp xã hội. Cụ thể như sau:

- Xin ý kiến các chuyên gia về những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa “Phát triển du lịch” với “Bảo tồn ĐDSH”; các đánh giá, các nhận định về tiềm năng phát triển DLST; những thuận lợi, khó khăn, những mặt tích cực và tiêu cực của việc phát triển du lịch trong các chuyên đề nghiên cứu cũng như các kiến nghị, giải pháp về phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH bảo đảm PTBV VQG Cát Bà trong Báo cáo Tổng hợp nghiên cứu của luận án.


- Xin ý kiến chuyên gia hoặc của những người có kiến thức trong lĩnh vực DLST và bảo tồn ĐDSH để cho điểm các chỉ tiêu lựa chọn, từ đó xác định được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu. Đề tài đã xin ý kiến các chuyên gia về mức độ quan trọng của các tiêu chí như tầm nhìn, hiện trạng rừng, mức độ bảo vệ, đa dạng loài, độ dốc, độ cao, khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông, khả năng tiếp cận các điểm văn hóa, khả năng tiếp cận nguồn nước mặt.

- Tổng hợp ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học về các vấn đề nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề.

2.4.6. Phương pháp đánh giá vùng tiềm năng cho phát triển du DLST

Để nghiên cứu nội dung đánh giá các vùng tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà đề tài đã sử dụng phương pháp GIS và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP). Phân tích đa tiêu chí dựa trên GIS đã được được sử dụng rộng rãi trong quá trình ra quyết định trong một số lĩnh vực như quy hoạch môi trường và sinh thái, quản lý tài nguyên, lâm nghiệp, quy hoạch đô thị và khu vực, thủy văn và quản lý tài nguyên nước, quản lý thiên tai, quy hoạch giao thông, nông nghiệp, du lịch và giáo dục. Việc ứng dụng kỹ thuật GIS để lập bản đồ tiềm năng DLST đã được các học giả khác nhau trên thế giới áp dụng vì khả năng thu thập, lưu trữ, truy xuất, quản lý, hiển thị và phân tích dữ liệu không gian (Sahani, 2019). Tác giả đã sử dụng những lớp bản đồ chuyên đề khác nhau như tầm nhìn, địa hình, độ cao, độ dốc, thảm thực vật, mức độ tiếp cận nguồn nước mặt, mức độ gần đường giao thông, mức độ gần làng bản, mực nước ngầm để đánh giá vùng thích nghi cho DLST. Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận của tác giả (Sahani, 2019) để thực hiện nội dung này. Các bước cụ thể được thể hiện trên hình 3.1, trình bày chi tiết bên dưới:


Hình 2 1 Sơ đồ các bước xác định vùng thích hợp cho phát triển DLST Bước 1


Hình 2. 1. Sơ đồ các bước xác định vùng thích hợp cho phát triển DLST

* Bước 1: Chuẩn bị nguồn dữ liệu

Dữ liệu ảnh đầu vào cần thiết cho xử lý đã được thu thập từ hai nguồn chính như hình ảnh vệ tinh và bản đồ có sẵn. Các thông tin về nguồn dữ liệu không gian sử dụng trong đề tài được trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 2. 1. Nguồn dữ liệu không gian


Yếu tố

Nguồn

Tỷ lệ/độ phân

giải


Tầm nhìn

SRTM DEM và phân tích viewshed

(Bản đồ mô hình số độ cao VQG Cát Bà)

3m; tỷ lệ bản đồ 1/25.000

Hiện trạng rừng

Bản đồ hiện trạng rừng năm 2020

VQG Cát Bà

Tỷ lệ 1/25.000

Mức độ bảo vệ

Bản đồ hiện trạng phân khu chức

năng VQG Cát Bà

Tỷ lệ 1/25.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


Yếu tố

Nguồn

Tỷ lệ/độ phân

giải


Đa dạng loài

Bản đồ hiện trạng phân khu chức năng VQG Cát Bà và bản đồ tài

nguyên ĐDSH VQG Cát Bà


Tỷ lệ 1/25.000


Độ dốc

SRTM DEM

(Bản đồ mô hình số độ cao VQG Cát Bà

3m; tỷ lệ bản đồ 1/25.000


Độ cao

SRTM DEM

(Bản đồ mô hình số độ cao VQG Cát Bà

3m; tỷ lệ bản đồ 1/25.000

Khả năng tiếp cận

mạng lưới giao thông

Bản đồ hệ thống đường giao thông

trong khu vực VQG Cát Bà

Tỷ lệ 1/25.000

Khả năng tiếp cận

các điểm văn hóa

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản

đồ vị trí các khu dân cư VQG Cát Bà

Tỷ lệ 1/25.000

Khả năng tiếp cận

nguồn nước bề mặt

Bản đồ địa hình các xã thuộc

huyện Cát Hải

Tỷ lệ 1/10.000


* Bước 2: Lựa chọn lớp chuyên đề

Bước đầu tiên của nội dung nghiên cứu này liên quan đến việc lựa chọn các yếu tố hoặc các lớp chuyên đề. Để xác định các vùng tiềm năng DLST, đề tài đã sử dụng 04 yếu tố chính đặc trưng cho phát triển DLST bao gồm: đặc điểm điều kiện tự nhiện, đặc điểm tài nguyên ĐDSH, đặc điểm tài nguyên văn hóa và hệ thống đường giao thông. Sau đó, đề tài tiếp tục chia nhỏ các yếu tố này thành các lớp chuyên đề như tầm nhìn, hiện trạng rừng, đa dạng loài, độ dốc, độ cao, mức độ bảo vệ, khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông, khả năng tiếp cận các điểm văn hóa, khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt (Bảng


3.2). Các yếu tố tạo nên tiềm năng DLST ở VQG Cát Bà được lựa chọn dựa trên tầm quan trọng, ý kiến của các chuyên gia và kế thừa các tài liệu nghiên trước đây (Kumari et al. 2010; Mahdavi và Niknejad 2014; Gul và cộng sự. Năm 2006; Bunruamkaew và Murayama 2011; Introford, 2021).

* Bước 3: Tạo cơ sở dữ liệu không gian địa lý

Các bản đồ chuyên đề về các yếu tố tầm nhìn, hiện trạng rừng, đa dạng loài, độ dốc, độ cao, mức độ bảo vệ, khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông, khả năng tiếp cận các điểm văn hóa, khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt được xây dựng theo các tiêu chí riêng. Cụ thể như sau:

Tầm nhìn là nhân tố quan trọng nhất đối với phát triển DLST. Để phân tích sự phù hợp của phát triển địa điểm DLST, tầm nhìn của các cảnh quan đẹp, điểm du lịch hấp dẫn đã được đưa vào tính toán vì tầm nhìn của những cảnh quan này có mối tương quan thuận với lượng khách du lịch đến. Phân tích không gian tầm nhìn được thực hiện dựa trên công cụ phân tích tầm nhìn trong môi trường ArcGIS sử dụng SRTM DEM và dữ liệu vị trí các cảnh quan đẹp cũng như các điểm du lịch hấp dẫn. Các điểm này được phân loại lại thành các hạng mục như rõ, trung bình, không nhìn rõ và không nhìn thấy dựa trên bản chất của khả năng hiển thị.

52


Bảng 2. 2. Các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong phân tích sự phù hợp đối với DLST


Tiêu chí

Đơn vị

Đánh giá mức độ phù hợp của hệ số

Rất thích hợp

Thích hợp

Ít thích hợp

Không thích hợp


Tầm nhìn

Khoảng cách (tầm nhìn theo góc nhìn cảnh quan)


Gần


Giữa tầm nhìn


Xa tầm nhìn


Không nhìn thấy


Hiện trạng rừng


Lớp


Rừng giàu


Rừng trung bình

Rừng nghèo, nghèo kiệt

Rừng không có trữ lượng, đất trống và

rừng trồng các loại

Mức độ bảo vệ

Ha

Cao (BVNN)

Vừa phải (PHST)

Thấp (DVHC và

vùng Đệm trong)

Không (Vùng đệm

ngoài)

Đa dạng loài

% loài ghi nhận được

>30%

20-30%

5-20%

<5%

Khả năng tiếm cận

nguồn nước mặt

M

<700

700-1.500

1.500-2.500

>2.500

Độ cao

M

0-150

150-250

250-300

>300

Độ dốc

Độ

0-50

5-250

25-350

>350

Khả năng tiếp cận

các điểm văn hóa

Km

0-1

1-2

2-3

>3


Khả năng tiếp cận đường giao thông


Km

Độ rộng phạm vi từ đường sang hai bên là 1km (mỗi bên 0,5

km)

Độ rộng phạm vi từ đường sang hai bên là 2 km (mỗi bên 1,0

km)

Độ rộng phạm vi từ đường sang hai bên là 4 km

(mỗi bên 2 km)


Ngoài phạm vi các loại trên ( >4 km)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023