Những Vấn Đề Liên Quan Đến Phát Triển Dlst Theo Hướng Bền Vững


- Có giáo dục môi trường

Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là một yếu tố cơ bản phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác. Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những hình thức quan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn.

Giáo dục môi trường trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch

DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đó cũng là cách để người dân có thể trở thành những người bảo tồn tích cực.

- Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách

Việc thỏa mãn những mong muốn của du khách là nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi. Thỏa mãn những nhu cầu này của khách DLST chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn và bảo vệ những gì mà họ tham quan.

Như vậy, từ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về DLST có thể thấy đặc điểm của DLST được đề cập ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.


Bảng 1.3. Bảng tổng hợp các đặc điểm của DLST


Đặc điểm

Nguồn tài liệu

Đưa ra 7 đặc điểm cơ bản của DLST, gồm: du lịch đến các khu vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi trường tự nhiên và nhân văn, xây dựng những nhận thức về môi trường, cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho việc bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị thế xã hội cho người dân địa phương, tôn trọng văn hóa bản địa, ủng

hộ quyền con người, phong trào dân chủ.


Honey (2008)

DLST phải bao gồm: bảo tồn, giáo dục, trách nhiệm và sự tham gia tích cực của cộng đồng trong khi du lịch tự nhiên giống như DLST ở chỗ xảy ra trên các khu vực tự

nhiên, nhưng không bao hàm các yếu tố trên.


Drunm (2000)

DLST là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên


du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa.


Các tác giả đã tổng hợp những đặc điểm cơ bản của


DLST dưới đây:


- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa;

- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn;

- Có giáo dục môi trường;


Phạm Trung Lương và cộng sự (2002)

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng


lợi ích du lịch;


- Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao


cho du khách.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cát Bà – Hải Phòng - 4


1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST

Theo Hiệp hội DLST Thế giới (The International Ecotourism Society)

thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vai trò sau:


1.1.4.1.Vai trò về kinh tế

Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy DLST đã mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia. Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của hoạt động du lịch, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của điểm du lịch. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 2010),

hiên

tai

DLST chiếm khoảng 20% thi ̣trường du lic̣ h thế giới và dự báo trong

vài năm tới sẽ là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia.

1.1.4.2.Vai trò về xã hôị

- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST.

Nếu như các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các doanh nghiệp du lịch thì ngược lại, lợi nhuận từ DLST sẽ dành một phần đáng kể để đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó DLST sẽ luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương dưới nhiều hình thức dịch vụ: hướng dẫn viên (guider), lưu trú tại nhà dân (homestay), cung ứng các nhu cầu về thực phẩm (food supply), về hàng lưu niệm cho khách (souvenir supply),... Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong vùng đệm các VQG, KBT thiên nhiên lên môi trường và ĐDSH.

Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương. DLST phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình.


Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của nhân dân. DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn.

Với hệ số sử dụng lao động cao, DLST đã trở thành một giải pháp giải quyết lao động, biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa.

Ngoài ra, DLST phát triển tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên về phía người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tích cực, có thể tiêu cực. DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình DLST.

- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm (TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương.

Để phát triển hoạt động DLST không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn TNTN mà cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch. Hoạt động DLST càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như: đường xá, hệ thống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học... tại các điểm TNTT càng cao. Những công trình trên không những chỉ phục vụ khách du lịch mà còn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho công đồng địa phương.

- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng

Các giá trị về văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một HST cụ thể, do đó đây là một trong những vai trò quan trọng của hoạt động DLST. Sự xuống cấp hoặc thay


đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi HST đó. Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST. Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST.

Sự phát triển hoạt động DLST đã góp phần khôi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... thông qua nguồn thu từ DLST. Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa giữa cộng đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng.

1.1.4.3. Vai trò về môi trườ ng

- Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN, các KBT, VQG. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên.

Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng.

DLST được xem là công cụ tốt nhất để BTTN, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ HST dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại.

Phát triển DLST đồng nghĩa với BVMT vì DLST tồn tại gắn với BVMT tự nhiên và các HST điển hình. DLST được xem là công cụ bảo tồn ĐDSH, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến ĐDSH. Sở dĩ như vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên.


Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự án bảo BVMT, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.

DLST còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức BVMT và duy trì HST. Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan.

Xu hướng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế mà không quan tâm đến việc BVMT sinh thái. Vì vậy, việc phát triển DLST theo đúng hướng sẽ tạo ra sự quản lý và sử dụng chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tàn phá bừa bãi nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế của người dân.

1.1.4.4. Vai trò khá c

Ngoài ra theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn nhiều vai trò và tác dụng khác như góp phần hướng thiện con người, nâng cao tình thần hiểu biết giữa các dân tộc,... Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nêu ra một vài vai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát triển DLST.

Như vậy có thể thấy phát triển DLST sẽ là cách tiếp cận quan trọng của PTBV, đảm bảo được sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường cho một lãnh thổ ở những quy mô khác nhau từ địa phương đến vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu.


Bảng 1.4. Bảng tổng hợp vai trò của việc phát triển DLST

Nguồn: Hiệp hội DLST Thế giới


Vai trò

Vai trò cụ thể


Vai trò về kinh tế

- Mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản,... thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa

phương và quốc gia.


Vai trò về xã hôị

- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân

nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST.

- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm

(TNTN). Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương.

- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống

văn hóa tinh thần của cộng đồng.


Vai trò về môi trườ ng

- Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN, các KBT, VQG. Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi

trường, thiên nhiên.

Vai trò khác

Góp phần hướng thiện con người, nâng cao tình thần hiểu

biết giữa các dân tộc,...


1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững

Du lịch ngày nay đã trở thành một trong những ngành kinh tế phát triển nhanh, là ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương ở nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng nếu phát triển không có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi đó xét trên toàn xã hội, cái lợi thu


được không đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ thực tế đó, người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới là PTBV.

Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) thì: "PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai".

PTBV luôn luôn bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau:

- Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện điều kiện sống.

- Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa.

- Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người; an ninh, an toàn.

- Yếu tố văn hóa: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều người và giữ gìn được bản sắc đó.

- Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo toàn các TNTN phục vụ cho cuộc sống con người.

Tính bền vững của du lịch được xác định là khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch vẫn đảm bảo khả năng phục hồi và tái tạo chính các nguồn tài nguyên này nhằm đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài. Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững: “Là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai. Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và môi trường sống” (UNWTO, 2001).

DLST như trên đã trình bày, nếu diễn ra theo đúng những nguyên tắc cơ bản của nó sẽ đóng góp rất lớn cho phát triển du lịch bền vững vì nó đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, giữa bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023