hôn, dành phần còn lại của ngày trong thảm thực vật dày. Một trong những tập tính thể hiện sự thích nghi đặc biệt của loài với địa hình núi đá đó là khả năng đi lại và chạy nhảy trên các tảng đá và vách núi rất nhẹ nhàng và nhanh nhẹn. Do chúng có giá trị về thực phẩm nên quần thể của chúng ngoài tự nhiên tại VQG Cát Bà là nhỏ. VQG Cát Bà cần có các chương trình bảo tồn loài Sơn dương kết hợp với DLST vừa nâng cao nhận thức cho cộng đồng và khách du lịch về tầm quan trọng bảo vệ loài vừa giúp tạo thu nhập cho VQG, cộng đồng để từ đó đầu tư vào các hoạt động bảo tồn loài Sơn dương.
Hình 4. 30. Hình ảnh Voọc cát bà tại VQG Cát Bà
Hình 4. 31. Hình ảnh loài Sơn dương tại VQG Cát Bà
Nguồn: Mai Sĩ Luân/Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà
- Khỉ vàng (Macaca mulatta)
Là loài linh trưởng sống theo bầy đàn với số lượng có thể lên tới trên 50 cá thể. Khỉ vàng là loài phân bố rộng, chúng có thể sống trong điều kiện dao động rất lớn của nhiệt độ môi trường, lượng mưa cũng như độ cao, từ rất lạnh tới vùng nóng, từ nơi rất khô gần sa mạc tới nơi rừng nhiệt đới ẩm ướt và từ độ cao so với mặt nước biển tới rừng núi cao. Thức ăn chủ yếu của chúng là quả, hạt, lá, nõn cây, cỏ, một số bộ phận khác của cây và một số động vật không xương sống nhỏ. Chúng là loài hoạt động ban ngày, phần lớn dưới đất, một phần trên cây. Khỉ vàng thích sống trong các khu rừng nguyên sinh, thứ
sinh, rừng khô, rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng ngập nước, rừng thưa nhiệt đới, rừng thông, cây bụi, rừng ẩm nhiệt đới, rừng núi đá, gần khu nông nghiệp, khu dân cư. Do vậy loài Khỉ vàng rất dạn với sự có mặt của con người. Loài này cũng được biết đến là một loài tinh nghịch. Tuy nhiên, do chúng là loài có giá trị về thực phẩm, dược liệu và thương mại nên quần thể của chúng tại VQG Cát Bà hiện nay tương đối nhỏ. Vì vậy, cần phải có những giải pháp kết hợp DLST và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, khách du lịch, đặc biệt là các em nhỏ về tầm quan trọng của HST các các loài động vật quý, hiếm, từ đó góp phần tạo việc làm cho người dân sống xung quanh VQG.
Hình 4. 32. Hình ảnh loài Khỉ vàng tại VQG Cát Bà
Nguồn: Introford, 2020
- Hồng hoàng (Buceros bicornis)
Đặc điểm nhận dạng:
Là loài chim có hình thái rất đẹp và có kích thước lớn nhất trong họ Hồng hoàng ở Việt Nam. Chúng sinh sống và làm tổ trong rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao với cây rụng lá, rừng trên các đảo lớn. Thường gặp kiếm ăn ở tầng trên của rừng. Thức ăn chủ yếu là quả cây, thỉnh thoảng bắt gặp chúng ăn các loài thú nhỏ, hay bò sát. Chúng sống theo cặp gồm một
đực và một cái cùng các con non. Con đực kiếm một hốc cây làm tổ đủ lớn để làm tổ và con cái chui vào trong đó đẻ trứng, ấp. Trong suốt thời gian đẻ trứng ấp trứng cho đến khi con non nở. Con đực sẽ kiếm ăn, nuôi con cái cho đến khi con non nở và cùng chui ra. Nếu con đực bị chết thì cả tổ và con cái sẽ chết. Chính vì có tính thẩm mỹ cao và tập tính như trên nên quần thể loài Hồng hoàng tại VQG Cát Bà còn lại có kích thước rất nhỏ. Do vậy, VQG Cát Bà cần bổ sung tour du lịch xem chim để quan sát loài này từ xa bằng các thiết bị như ống nhòm và kính thiên văn để kết hợp DLST và GDMT, đồng thời tăng thu nhập cho người dân sống trong VQG và tăng doanh thu cho VQG từ đó đầu tư trở lại để bảo tồn loài này.
Hình 4. 33. Hình ảnh loài Hồng hoàng
Hình 4. 34. Hình ảnh loài Bướm phượng cánh chim chấm liền tại VQG Cát Bà
Nguồn: https://www.naturehook.com/Photos (Nguồn: Introford, 2020)
- Bướm phượng cánh chim chấm liền (Troides helena)
Là loài côn trùng đẹp với đôi cánh trước màu nhung đen, với mép viền có màu hơi sáng. Đôi cánh sau phần lớn màu vàng rực rỡ với những chấm đen ở mép cánh. Chúng sinh sống ở vùng rừng rậm, mưa nhiều. Loài bướm này thường bay ra vào lúc bắt đầu có ánh nắng buổi sáng và buổi chiều tà, chúng bay với tốc độ vừa phải, không cao và hay đậu trên các bụi cây có hoa. Do đó chúng rất dễ bị vào vợt của người sưu tầm. Do đây là loài bướm đẹp được các
nhà sưu tầm ưa chuộng, các nhà buôn mua với giá đắt và được đánh giá là một trong các loài bướm đẹp nhất thế giới. Chính vì vậy, số lượng quần thể tại VQG Cát Bà là rất nhỏ và hiếm gặp. VQG Cát Bà cần có giải pháp bảo tồn loài bướm có tính thẩm mỹ cao và quý hiếm này kết hợp với DLST nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương cũng như khách du lịch về tầm quan trọng của HST và các loài côn trùng, đồng thời cũng tạo thu nhập cho VQG, cộng đồng để từ đó đầu tư vào các hoạt động bảo tồn các loài côn trùng khác tại VQG.
- Thạch sùng mí cát bà (Goniurosaurus catbaensis)
Là loài động vật đặc hữu chỉ được tìm thấy ở quần đảo Cát Bà và Vịnh Hạ Long. Chúng là loài bò sát có hình thái đẹp, sinh sống trong các khe đá và hang động trên các vách núi của VQG Cát Bà. Ban ngày chúng ngủ trong hang, khe đá và ra ngoài kiếm thức ăn vào ban đêm. Thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng, ấu trùng của côn trùng. Tuy nhiên do loài này chỉ mới được các nhà khoa học phát hiện và mô tả loài mới vào năm 2008 nên còn thiếu nhiều thông tin về sinh học và sinh thái khác, chính vì vậy loài này là loài bí ẩn và cần nhiều khám phá hơn trong tương lai. Cùng với loài Voọc cát bà thì loài Thạch sùng mí cát bà là một biểu tượng cho sự phong phú và đa dạng của hệ động vật tại VQG Cát Bà, do vậy VQG Cát Bà cần có những giải pháp để khai thác thế mạnh này, đặc biệt là việc GDMT thông qua DLST khám phá loài bí ẩn này.
- Ếch cây sần bắc bộ (Theloderma corticale)
Là một loài ếch có hình thái độc đáo, lạ lẫm với da sần sùi nổi hạt với những mảng mầu xanh rêu xen lẫn nâu đất không có hình dáng cố định trông giống như một đám rêu. Chúng sinh sống trong các hang đá vôi nhỏ dưới các thác nước hay trên các thành đá ven các suối hoàn toàn bị che phủ bởi tán rừng rậm rạp. Là một loài có tính thẩm mỹ cao tuy nhiên chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường nên hiện nay quần thể của chúng ở VQG Cát
Bà tương đối nhỏ. Cần phải có giải pháp để bảo tồn loài này, bên cạnh đó VQG Cát Bà cần tiến hành kết hợp DLST thái khám phá loài, kết hợp với giáo dục bảo tồn để nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương, khách du lịch về sự đa dạng của nhóm lưỡng cư tại VQG Cát Bà, từ đó tăng nguồn thu để đầu tư trở lại bảo tồn loài này.
Hình 4. 35. Hình ảnh loài Thạch sùng mí cát bà tại VQG Cát Bà
(Nguồn: Nguyễn Xuân Khu)
Hình 4. 36. Hình ảnh loài Ếch cây sần bắc bộ tại VQG Cát Bà
Như vậy, qua kết quả đánh giá về tính ĐDSH cũng như các loài động thực vật tiềm năng cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà cho thấy VQG có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác các loại hình DLST dựa trên tài nguyên ĐDSH. Đặc biệt các loại hình du lịch đặc thù như các tuyến xem chim, thú, bò sát ếch nhái, côn trùng, thực vật. Có rất nhiều loài là tiềm năng cho phát triển DLST như Voọc Cát Bà, Sơn dương, Khỉ vàng, Hồng hoàng, Thạch sùng mí Cát Bà…, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác. Đây là những loài quý hiếm ưu tiên cho bảo tồn vì vậy khi quy hoạch và thiết kế các tuyến điểm DLST cần hết sức chú ý đến các nguyên tắc về DLST cũng như cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử với các loài quý hiếm. Ngoài ra, các tuyến điểm DLST cũng cần chú ý đến việc tính sức chứa cho du lịch để đảm bảo các hoạt động DLST mang tính bền vững lâu dài.
4.3. Xác định vùng tiềm năng cho phát triển DLST
Các VQG, KBT trong hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam là nơi có tiềm năng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển DLST. Theo báo cáo của Tổng cục Lâm Nghiệp, năm 2019, Việt Nam có 61 khu rừng đặc dụng có tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ DLST, nghỉ dưỡng, giải trí. Trong đó có 26/33 VQG, 35/122 Khu BTTN và Khu bảo vệ cảnh quan; có 37 ban quản lý tự tổ chức, 11 ban quản lý có liên doanh, liên kết và 13 ban quản lý cho thuê môi trường rừng. Việc phát triển DLST trong các khu rừng đặc dụng không chỉ giúp bảo tồn ĐDSH mà nâng cao sinh kế cộng đồng địa phương.
VQG Cát Bà được UNESCO công nhận là KDTSQ thế giới với tính ĐDSH cao, độc đáo, thích hợp cho du khách tới tham quan, thư giãn và khám phá. Đây cũng là nơi có sự đa dạng các HST như HST rừng ngập mặn, HST rừng trên núi đá vôi, HST rừng biển với các rạn san hô… Tuy nhiên, hiện trạng khai thác DLST tại VQG Cát Bà dường như chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Các tuyến và điểm du lịch mới chỉ khai thác dựa trên các tuyến tuần tra quản lý bảo vệ rừng cũ, các điểm du lịch cũng đã được khai thác từ rất lâu. Ngoài ra, cho tới nay chưa có đánh giá sâu về tiềm năng DLST dựa trên các đặc điểm tự nhiên, văn hóa, ĐDSH.
Mục đích của nội dung nghiên cứu này là sử dụng tích hợp công cụ GIS và AHP để lập bản đồ tiềm năng DLST cho VQG Cát Bà. Kết quả sẽ là một công cụ hữu ích để người ra quyết định xác định vị trí thích hợp phát triển các điểm DLST tại VQG Cát Bà. Qua xem xét chưa có công trình nào được đánh giá theo phương pháp này tại khu vực nghiên cứu. Vì vậy, đây là nội dung nghiên cứu quan trọng và tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và nó là cơ sở khoa học quan trọng giúp cho những người lập kế hoạch DLST phát triển các điểm tuyến DLST tại VQG Cát Bà.
4.3.1. Kết quả xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá các vùng thích hợp cho phát triển DLST
Trong nội dung này, đề tài sử dung công cụ GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề, từ đó chồng xếp các lớp thông tin để xây dựng bản đồ các vùng thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà.
4.3.1.1. Bản đồ tầm nhìn
Tầm nhìn được phân tích dựa trên công cụ Viewshed. Đây là một trong yếu tố rất quan trọng khi thiết kế các hoạt động DLST. Kết quả phân tích tầm nhìn đầu tiên sẽ cho biết là những vùng nhìn thấy và không nhìn thấy. Sau khi xác định được các vùng này đề tài tiến hành chia tiếp thành 4 cấp: tầm nhìn rõ (rất thích hợp), tầm nhìn vừa phải (thích hợp), tầm nhìn bị hạn chế (ít thích hợp), và không nhìn thấy (không thích hợp). Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 4.4 và hình 4.37.
Bảng 4. 4. Thống kê diện tích theo tầm nhìn
Mức độ thích nghi | Tầm nhìn | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rất thích hợp | Nhìn rõ | 49,87 | 0,29 |
2 | Thích hợp | Nhìn vừa phải | 191,4 | 1,10 |
3 | Ít thích hợp | Nhìn hạn chế | 1368,71 | 7,88 |
4 | Không thích hợp | Không nhìn thấy | 15752,97 | 90,73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Tổ Chức, Quản Lý Hoạt Động Dlst Của Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Hiện Trạng Các Trạng Thái Rừng Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Phân Bố Các Loài Động Vật Quý, Hiếm Của Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Đánh Giá Mức Độ Phù Hợp Hiện Trạng Rừng Tại Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Độ Cao Thích Hợp Cho Phát Triển Dlst Tại Vqg Cát Bà
- Xác Định Trọng Số Của Từng Chỉ Tiêu Đánh Giá Sử Dụng Ahp
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
116
Hình 4. 37. Bản đồ tầm nhìn các điểm du lịch tại VQG Cát Bà