Bản Đồ Phân Bố Các Loài Động Vật Quý, Hiếm Của Vqg Cát Bà


Dương xỉ (Polypodiophyta) với 63 loài chiếm 3,9%. Ngành có số lượng loài ít nhất là Cỏ tháp bút (Equisetophyta) với 1 loài chiếm 0,06%.

Độ che phủ bình quân của VQG Cát Bà là 34,59%. Tuy nhiên diện tích rừng nguyên sinh còn lại ít (1.014,07 ha). Diện tích rừng còn lại ít nhiều đã bị tác động. Nhưng những giá trị về mặt khoa học, cảnh quan môi trường có tác dụng quan trọng trong việc phòng hộ bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng dân cư sống xung quanh VQG Cát Bà.

4.2.4. Giá trị bảo tồn ĐDSH

Số liệu điều tra và thống kê cho thấy VQG Cát Bà có giá trị cao về bảo tồn ĐDSH. Điều này thể hiện qua số lượng các loài động thực vật nguy cấp, quý hiếm ưu tiên bảo vệ. Cụ thể như sau:

4.2.4.1.Các loài động vật nguy cấp quý hiếm

Đối với các loài thú, trong 63 loài thú được ghi nhận tại VQG Cát Bà, có 16 loài thú đang bị đe dọa được pháp luật Việt Nam và quốc tế bảo vệ (chiếm 25,4%). Cụ thể có 06 loài được xếp cấp đe dọa từ NT (Gần bị đe dọa) đến cấp CR (Rất nguy cấp ) (chiếm 9,5%), đây là cấp cao nhất trước cấp đe dọa tuyệt chủng tại Danh lục Đỏ IUCN. Có 12 loài được xếp trong phụ lục I và II của công ước CITES bao gồm từ hạn chế đến nghiêm cấm buôn bán quốc tế các loài hoang dã trên thế giới (chiếm 19,0% ), 02 loài được xếp trong phụ lục III, hạn chế buôn bán quốc tế tới các nước thành viên (chiếm 2,8% ), cụ thể loài Cầy móc cua (Herpestes urva) xếp trong nhóm hạn chế buôn bán qua biên giới Ấn Độ và loài Cầy lỏn tranh (Herpestes javanicus) hạn chế buôn bán qua biên giới Pakistan. Có 09 loài được xếp hạng trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 từ cấp LR (Ít nguy cấp) đến cấp CR (Rất nguy cấp) (chiếm 14,3%). Có 12 loài được liệt kê trong Nghị định 06/2019, trong đó có 05 loài được xếp vào Phụ lục IB (Nghiêm cấm khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại) và 07 loài được xếp vào Phụ lục IIB (Hạn chế khai thác, buôn bán vì mục đích thương


mại) (chiếm 19,0%) và 05 loài được liệt kê trong Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm của Nghị định 64/2019 (chiếm 7,9%).

Ngoài ra, còn có loài Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) được Sách Đỏ Việt Nam 2007 xếp mức đe dọa LR (Ít nguy cấp) và Nghị định 06/2019 xếp nhóm IIB (Hạn chế khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại, và loài thuộc phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên ở Việt Nam) và loài Hươu sao (Cervus nippon) được Sách Đỏ Việt Nam xếp mức độ EW (Tuyệt chủng ngoài tự nhiên tại Việt Nam). Tuy nhiên hai loài này không phân bố tự nhiên tại VQG Cát Bà mà được đưa đến đây để nhân nuôi bảo tồn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Đối với các loài chim, trong số 209 loài chim được ghi nhận ở VQG Cát Bà Có 26 loài chim bị đe dọa, được đánh giá xếp hạng và bảo vệ ở luật pháp trong nước và quốc tế. Cụ thể, có 06 loài xếp hạng đánh giá trong Danh lục Đỏ IUCN 2021 từ cấp NT (Sắp bị đe dọa) đến cấp VU (Sẽ nguy cấp) (chiếm 2,9%). Có 04 loài xếp hạng trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, đặc biệt có loài Đại bàng đầu nâu (Aquila heliaca) được xếp hạng CR (Rất nguy cấp) (chiếm 1.9%). Có 24 loài được liệt kê tại Phụ lục IB, IIB của Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ và công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài hoang dã, trong đó có 03 loài được liệt kê tại Phụ lục IB (Nghiêm cấm săn bắn, buôn bán vì mục đích thương mại) gồm Cò trắng trung quốc (Egretta eulophotes), Cắt lớn (Falco peregrinus), Hồng hoàng (Buceros bicornis) và Đại bàng đầu nâu (Aquila heliaca) (chiếm 11,5%). Có 02 loài trong Danh mục các loài động, thực vật quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 64/2019/NĐ-CP (chiếm 0,9%).

Đối với các loài lưỡng cư, bò sát, trong số 58 loài bò sát có 13 loài bò sát quý hiếm bị đe dọa (chiếm 22,4%) được đánh giá và bảo vệ bởi luật pháp trong nước và quốc tế. Trong đó, có 10 loài xếp hạng trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 từ cấp VU (Sẽ nguy cấp) đến cấp CR (Rất nguy cấp) (chiếm 17,2%). Có 07 loài xếp hạng trong Sách Đỏ thế giới IUCN 2021 từ cấp VU


(Sẽ nguy cấp) đến cấp CR (Rất nguy cấp) (chiếm 12,1%). Có 06 được liệt kê tại phụ lục IIB (Nhóm các loài hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam) trong Nghị Định 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ loài (chiếm 8,1%). Có 02 loài được liệt kê trong Danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính Phủ là loài Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus Hannah) và loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata). Đặc biệt, loài Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis) mới được mô tả năm 2008. Hiện tại mới chỉ ghi nhận loài này ở đảo Cát Bà và một số đảo nhỏ lân cận trong Vịnh Hạ Long. Đây là loài cần được ưu tiên bảo tồn vì tính đặc hữu và phân bố hẹp.

Trong số 32 loài lưỡng cư có 03 loài lưỡng cư quý hiếm bị đe dọa (chiếm 9,4%) được đánh giá xếp hạng đe dọa và bảo vệ bởi luật pháp trong nước. Cụ thể có 02 loài xếp cấp VU (Sẽ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 gồm các loài Cóc rừng (Igerophrunus galeatus) và loài Chàng an- đéc-sơn (Odorrana andersonii), có 01 loài xếp hạng EN (Nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam 2007.

Đối với các loài côn trùng nguy cấp, quý, hiếm, trong số 401 loài côn trùng đã điều tra ghi nhận tại khu vực VQG Cát Bà, có 02 loài bướm được xếp hạng cấp VU (Sẽ nguy cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và trong phụ lục IIB của Nghị Định số 06/2019/NĐ-CP Chính phủ (Nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam). Loài Bướm phượng cánh chim chấm rời (Troides helena) gặp tại khu vực Trung tâm VQG, tuyến từ Trung tâm vườn đi Ao ếch, Việt Hải, tuyến từ Trung tâm Vườn đi bến Gia Luận, tuyến Trung tâm vườn đi xã Trân châu, tuyến từ Trung tâm Vườn đi xã Hiền Hào. Loài Bướm phượng cánh chim liền (Troides aeacus) gặp tại khu vực Trung tâm


VQG, tuyến từ Trung tâm Vườn đi Ao ếch, Việt Hải. Hai loài bướm này có đặc điểm di chuyển nhanh và bay tương đối cao.

105


Hình 4 28 Bản đồ phân bố các loài động vật quý hiếm của VQG Cát Bà 1

Hình 4. 28. Bản đồ phân bố các loài động vật quý, hiếm của VQG Cát Bà

Nguồn: Nghiên cứu sinh, 2021

106


4.2.4.2.Các loài thực vật nguy cấp quý hiếm

Trong tổng số 1.595 loài thực vật ghi nhận ở VQG Cát Bà có 70 loài thực vật đang bị đe dọa được pháp luật Việt Nam và quốc tế bảo vệ (chiếm 4,2% tổng số loài thực vật tại VQG Cát Bà). Trong đó có 54 loài được xếp hạng từ cấp Sẽ nguy cấp (VU) đến cấp Rất nguy cấp (CR) trong Sách Đỏ Việt Nam. Có 13 loài có được xếp hạng trong Danh lục Đỏ IUCN, trong đó có loài Trầm hương (Aquilaria crassma) được xếp hạng ở cấp CR (Rất nguy cấp). Có 19 loài được liệt kê trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP, trong đó có 02 loài nằm trong phục lục IA (nhóm các loài nghiêm cấm khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam) là Lan hài đốm (Paphiopedium concolor); Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus) còn lại 17 loài nằm trong phục lục IIA (nhóm các loài hạn chế khai thác, buôn bán vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam).

Như vậy, từ số liệu về đa dạng các HST, đa dạng thành phần loài động thực vật cũng như giá trị bảo tồn ĐDSH của các loài động thực vật quý hiếm, có thể khẳng định VQG Cát Bà đang sở hữu ĐDSH và độc đáo, tiềm năng cho phát triển DLST.

107


Hình 4 29 Bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm của VQG Cát Bà 2

Hình 4. 29. Bản đồ phân bố các loài thực vật quý, hiếm của VQG Cát Bà

Nguồn: Nghiên cứu sinh, 2021


4.2.5. Mô tả một số loài động vật tiềm năng cho phát triển DLST

- Voọc cát bà (Trachypithecus policephalus)

Về khía cạnh du lịch, có lẽ đây là loài có sức thu hút mạnh đối với khách du lịch khi đến tham quan VQG Cát Bà vì Voọc cát bà là một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới, độc đáo và chỉ có phân bố tại các đảo Cát Bà, Hải Phòng. Chúng thường sống theo các đàn từ 2 đến 16 cá thể (Lees et al., 2014) trên các khu vực núi đã vôi hiểm trở tại đảo Cát Bà. Cấu trúc đàn chủ yếu là một cá thể đực đầu đàn và một số cá thể cái trưởng thành, bán trưởng thành và con non (Lees et al., 2014). Về sinh thái và tập tính của loài Voọc này cũng rất gây tò mò đối với khách du lịch. Chẳng hạn, thức ăn của chúng gồm 84% là lá cây (Hundershotts, 2017) và đến nay chưa có tài liệu nào đề cập đến việc chúng sử dụng nguồn nước uống từ đâu. Một trong tập tính độc đáo nữa của loài Voọc này đó là khả năng di chuyển rất tốt trên các mỏm núi đá vôi sắc nhọn và vách đá dựng đứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là sự thích nghi của loài với môi trường sống khắc nghiệt. Loài Voọc cát bà hoạt động ban ngày, ban đêm ngủ trong các hang hoặc trên cách vách đá dựng đứng trong rừng hoặc sát bờ biển. Như vậy, loài Voọc cát bà có rất nhiều các đặc điểm thu hút sự tò mò và quan tâm của khách du lịch. Tuy nhiên, do tình trạng của chúng ngoài tự nhiên còn với số lượng rất ít vì vậy khi xây dựng các tuyến và điểm du lịch đối với loài này trước tiên cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử của khách du lịch với loài. Đặc biệt chú ý đến khoảng cách an toàn từ người đến động vật cũng như sức chịu tải cho một lần tham quan.

- Sơn dương (Capricornis milneedwardsii)

Là loài thú lớn có đời sống gắn liền với sinh cảnh rừng trên núi đá. Sơn dương sống theo lãnh thổ và thường ở trong một khu vực nhỏ chỉ vài km vuông. Sơn dương sống đơn lẻ hoặc theo nhóm nhỏ. Thức ăn của chúng là cỏ, lá, cành cây nhỏ, mầm cây, quả cây, rêu trên vách đá. Nó đánh dấu lãnh thổ của mình bằng phân. Nó hoạt động mạnh nhất vào lúc bình minh và hoàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023