Bản Đồ Độ Cao Thích Hợp Cho Phát Triển Dlst Tại Vqg Cát Bà

125


4.3.1.6. Độ cao


Yếu tố độ cao đóng một vai trò quan trọng trong việc quy hoạch các tuyến điểm DLST tại VQG Cát Bà. Kết quả phân tích sự thích hợp của độ cao cho DLST tại VQG Cát bà theo 4 cấp độ được trình bày tại bảng 4.9 và hình 4.42.

Bảng 4. 9. Thống kê diện tích theo độ cao



Stt


Mức độ thích hợp


Độ cao (m)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Rất thích hợp

0-150

15.579,92

89,73

2

Thích hợp

150-250

1.638

9,43

3

Ít thích hợp

250-300

118,52

0,68

4

Không thích hợp

>300

0,4

0,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy phần lớn diện tích (89,73%) VQG rất thích hợp cho các hoạt động DLST. Cấp độ thích hợp và ít thích hợp tương ứng là 9,43% và 0,68% diện tích VQG. Diện tích không thích hợp rất nhỏ chỉ chiếm 0,4% diện tích VQG Cát Bà.

126


Hình 4 42 Bản đồ độ cao thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà 127 1

Hình 4. 42. Bản đồ độ cao thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà

127


4.3.1.7.Bản đồ khả năng tiếp cận mạng lưới giao thông


Mạng lưới giao thông là yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng du lịch, quyết định bản chất và khả năng cạnh tranh của du lịch giữa các điểm đến ở bất kỳ khu vực nào. Du khách về cơ bản thích đến thăm các khu vực có mạng lưới giao thông tốt và khả năng tiếp cận. Kết quả đánh giá vùng thích hợp theo 4 cấp về mức độ gần mạng lưới giao thông được trình bày tại bảng 4.10 và hình 4.43.

Kết quả từ bảng 4.10 cho thấy phần lớn diện tích (7.284,71, chiếm 41,96%) của VQG Cát Bà là khó tiếp cận từ hệ thống đường giao thông hiện có. Chỉ có 20,07% diện tích của VQG là rất dễ tiếp cận từ hệ thống đường giao thông. Tiếp đến khoảng 18,93% diện tích là tiếp cận ở mức bình thường và khó tiếp cận là 19,05%.

Bảng 4. 10. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận đường giao thông


Stt

Mức độ

thích hợp

Khả năng tiếp cận đường

giao thông

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1

Rất thích

hợp

Trong phạm vi 1.000 m sang

hai bên đường

3.484,06

20,07


2


Thích hợp

Trong phạm vi từ 1.000 m đến 2.000 m từ đường giao

thông


3.287,41


18,93


3


Ít thích hợp

Trong phạm vi từ 2.000 m

đến 3.000 m từ đường giao thông


3.306,79


19,05


4

Không thích hợp

Trong phạm vi từ 3.000 m đến 4.000 m từ đường giao

thông


7.284,71


41,96

128


Hình 4 43 Bản đồ khả năng tiếp cận đường giao thông 129 4 3 1 8 Bản đồ 2

Hình 4. 43. Bản đồ khả năng tiếp cận đường giao thông

129


4.3.1.8.Bản đồ khả năng tiếp cận các điểm văn hóa


Các điểm văn hóa cũng là nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch trong quá trình tham quan. Các làng, xã sống trong và xung quanh VQG Cát Bà có những đặc điểm văn hóa độc đáo về giá trị truyền thống, phong tục xã hội, ngôn ngữ, cách ăn mặc, thói quen ăn uống và tôn giáo. Văn hóa của cộng đồng địa phương và DLST có mối quan hệ tích cực trong đó sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương giúp nông thôn phát triển DLST. Vì vậy, sự gần gũi của các khu vực nông thôn đã được ưu tiên cho việc xác định các vùng DLST thích hợp. Kết quả đánh giá mức độ gần các điểm văn hóa của VQG Cát Bà được trình bày tại bảng 4.11 và hình 4.44. Các khu vực gần làng và các điểm văn hóa được ưu tiên lựa chọn địa điểm DLST và tiềm năng giảm khi khoảng cách ngày càng tăng.

Bảng 4. 11. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận các điểm văn hóa



Stt

Mức độ thích hợp

Mức độ các điểm văn hóa

(từ trụ sở UBND các xã thuộc Cát Bà và các điểm văn hóa khác)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Rất thích hợp

Khoảng cách đến 1.000 m

1.300,24

7,49

2

Thích hợp

Khoảng cách từ 1.000 m đến

2.000 m

2.772,94

15,97

3

Ít thích hợp

Khoảng cách từ 2.000 đến 3.000

m

3.478,50

20,03

4

Không thích hợp

Khoảng cách lớn hơn 3.000 m

9.811,29

56,51


Kết quả trên bảng 4.11 cho thấy về khía cạnh khả năng tiếp cận các điểm văn hóa, diện tích rất thích hợp (1.300,24 ha) chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,49%). Phần lớn diện tích trong VQG là xa các điểm văn hóa và không thích hợp (9.811,29 ha), chiếm 56,5% tổng diện tích của VQG. Diện tích thích hợp và ít thích hợp tương ứng là 2.772,94 ha, chiếm 15,97% và 3.478,5, chiếm 20,03% tổng diện tích VQG.

130


Hình 4 44 Bản đồ khả năng tiếp cận các điểm văn hóa 131 4 3 1 9 Bản đồ 3

Hình 4. 44. Bản đồ khả năng tiếp cận các điểm văn hóa

131


4.3.1.9.Bản đồ khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt

Khả năng tiếp cận các nguồn nước bề mặt cũng là một nhân tố quyết định trong phát triển các vùng DLST tiềm năng. Dựa trên bản đồ thủy văn của VQG Cát Bà, đề tài tiến hành phân tích khoảng cách đến hệ thống thủy văn để tìm ra các vùng DLST tiềm năng. Kết quả phân tích mức độ thích hợp dựa trên khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà được trình bày tại bảng 4.12 và hình 4.45.

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà là rất thích hợp (13.208,17 ha), chiếm 76,07% tổng diện tích của Vườn. Tiếp đến lần lượt là diện tích thích hợp (2.387,88 ha), chiếm 13,75 và ít thích hợp (1.388,1 ha), chiếm 7,99%. Diện tích không thích hợp là 378,81, chiếm rất ít diện tích của VQG (2,18%).

Bảng 4. 12. Thống kê diện tích theo khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt



Stt

Mức độ thích

hợp

Mức độ gần nguồn

nước bề mặt

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ

(%)

1

Rất thích hợp

Khoảng cách đến 500 m

13.208,17

76,07

2

Thích hợp

Khoảng cách từ 500 m

đến 1.500 m

2.387,88

13,75

3

Ít thích hợp

Khoảng cách từ 1.500

m đến 2.500 m

1.388,1

7,99

4

Không thích hợp

Trên 2.500 m

378,81

2,18

132


Hình 4 45 Bản đồ khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà 4

Hình 4. 45. Bản đồ khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt tại VQG Cát Bà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023