Bản Đồ Hiện Trạng Các Trạng Thái Rừng Vqg Cát Bà


thông qua việc xây dựng 16 tuyến điểm DLST trên cạn và dưới biển. Tuy nhiên, các tuyến điểm du lịch hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc khai thác các tuyến điểm sử dụng nhiều năm trước đây, tập trung chủ yếu vào giới thiệu cảnh quan và các tài nguyên văn hóa lịch sử của VQG. Các tuyến, điểm DLST đặc thù như tuyến xem chim, thú và các loài động vật hoang dã ban đêm vẫn chưa được quan tâm nhiều. Đây là loại hình DLST đặc thù và rất tiềm năng của VQG Cát Bà. VQG cũng đã có chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động DLST. Cụ thể, Vườn đã đầu tư, cải tạo và nâng cấp khu vực Trung tâm GDMT và DVMT rừng, khu nhà khách, khu chuyên gia. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch hiện tại ở VQG Cát Bà còn hạn chế về quy mô và chất lượng dịch vụ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động GDMT, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH đối với khách tham quan.

Về nguồn nhân lực, kết quả đánh giá cho thấy, số lượng cán bộ tham gia quản lý phát triển hoạt động DLST tại VQG Cát Bà còn rất thiếu so với yêu cầu và thực tiễn phát triển DLST của Vườn. Do đó, cần có một kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho VQG, đồng thời thu hút cộng đồng địa phương tham gia để đáp ứng yêu cầu phát triển DLST trong tương lai. Về thực trạng khách tham quan, VQG Cát Bà được đánh giá là nơi thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan với tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010 đến 2018 đạt 32.6 %. Do đó, VQG Cát Bà và các cơ sở cung cấp dịch vụ phải tính đến tiện nghi và sản phẩm dịch vụ theo hướng phục vụ số đông và có chất lượng. Tuy nhiên, với những tiêu chuẩn của DLST cần hình thành những nhóm khách nhỏ, am hiểu về tự nhiên là điều các nhà quản lý và hoạch định phát triển DLST tại VQG Cát Bà cần hết sức lưu tâm trong việc định hình và thu hút khách du lịch đến Cát Bà.

4.2. Hiện trạng và tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST

VQG Cát Bà thuộc hệ thống khu rừng đặc dụng Việt Nam, vùng lõi của KDTSQ thế giới và nằm trong khu vực rừng mưa nhiệt đới. Điều kiện địa


hình, thổ nhưỡng và nguồn nước đã tạo nên sự đa dạng về các kiểu HST, sự phong phú về tài nguyên ĐDSH, tạo nên giá trị tiềm năng rất lớn về DLST, nghiên cứu khoa học và học tập, giảng dạy. Trong phần này, đề tài sẽ trình bày kết quả nghiên cứu về tính ĐDSH của VQG ở hai mức độ: Đa dạng HST và đa dạng loài động vật thực vật để làm cơ sở cho việc đánh giá tiềm năng phát triển DLST dựa trên ĐDSH. Các số liệu trong phần này có sử dụng một số nguồn tài liệu nghiên cứu trước đây để đánh giá hiện trạng và các tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà.

4.2.1. Đa dạng HST rừng

Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài kết hợp với kết quả xây dựng phương án quản lý rừng bền vững năm 2020 của VQG Cát Bà xác định tổng diện tích tự nhiên VQG Cát Bà quản lý là 17.362,96 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 9.931,60 ha; diện tích quy hoạch ngoài lâm nghiệp là 7.431,36 ha (bảng 4.2; hình 4.27). Phần lớn diện tích rừng của Vườn là rừng tự nhiên chiếm hơn 96% tổng diện tích rừng còn lại là rừng trồng với hơn 3% (Introford và VQG Cát Bà, 2020).

Tính đa dạng HST hay kiểu rừng ở đây phụ thuộc vào quan điểm phân chia. Cụ thể, nếu rừng phân chia theo nguồn gốc hình thành thì diện tích rừng tự nhiên của Vườn được chia làm 2 kiểu rừng chính: Rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh núi đá (1.014,07 ha) chiếm gần 17% và Rừng thứ sinh lá rộng thường xanh (4.877,62 ha) chiếm hơn 80% tổng diện tích rừng tự nhiên.

Nếu phân chia các HST rừng ở đây theo điều kiện lập địa, có thể chia ra làm 3 kiểu hệ sinh thái rừng chính đó là :

+ Rừng trên núi đất với diện tích là 249,42 ha chiếm 4,1%

+ Rừng trên núi đá với diện tích là 5.597,59 ha chiếm đại bộ phận diện tích rừng của Vườn với tỷ lệ 92% so với tổng diện tích rừng.

+ Rừng trên đất ngập nước với diện tích là 238,45 ha chiếm xấp xỉ 4% với cả 2 đối tượng rừng ngập mặn và rừng ngập nước ngọt.


Nếu phân theo loài cây thì toàn bộ diện tích rừng của Vườn được xếp vào đối tượng Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá.

Như vậy, VQG Cát Bà sở hữu nhiều kiểu HST khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sinh cảnh và các loài động thực vật. Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển DLST gắn với ĐDSH tại VQG Cát Bà.

Bảng 4. 2. Hiện trạng rừng VQG Cát Bà năm 2020

Đơn vị tính: ha


TT

Phân loại rừng

Tổng

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

6.096,40

1

Rừng tự nhiên

5.891,69


- Rừng nguyên sinh

1.014,07


- Rừng thứ sinh

4.877,62

2

Rừng trồng

204,71


- Trồng mới trên đất chưa có rừng

204,71


- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có



- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

0

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

6.096,40

1

Rừng trên núi đất

249,42

2

Rừng trên núi đá

5.608,53

3

Rừng trên đất ngập nước

238,45


- Rừng ngập mặn

225,79


- Rừng trên đất phèn

0


- Rừng ngập nước ngọt

12,66

4

Rừng trên cát

0

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

5.891,69

1

Rừng gỗ tự nhiên

5.891,69


- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá

5.891,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.


Nguồn: VQG Cát Bà

97


Hình 4 27 Bản đồ hiện trạng các trạng thái rừng VQG Cát Bà Nguồn Nghiên 1

Hình 4. 27. Bản đồ hiện trạng các trạng thái rừng VQG Cát Bà

Nguồn: Nghiên cứu sinh, 2021


4.2.2. Đa dạng thành phần loài động vật

Căn cứ vào kết quả điều tra và dựa trên dẫn liệu của Đỗ Quang Huy (2011), Introford và VQG Cát Bà (2020), tính đa dạng thành phần loài động vật tại VQG Cát Bà được tổng hợp tại bảng 4.3.

Nhìn bảng 4.3 ta thấy, VQG Cát Bà là nơi cư trú của 374 loài động vật có xương sống. Cụ thể, lớp thú có 72 loài thuộc 7 bộ, 19 họ; Lớp Chim có 216 loài thuộc 17 bộ, 51 họ; Lớp Bò sát có 53 loài thuộc 2 bộ, 14 họ; Lớp ếch nhái có 33 loài thuộc 1 bộ, 7 họ.

Bảng 4. 3. Thành phần loài động vật rừng ghi nhận tại KDTSQ quần đảo Cát Bà

Lớp

Số bộ

Số họ

Số loài

Thú

7

19

72

Chim

17

51

216

Bò sát

2

14

53

Ếch nhái

1

7

33

Côn trùng

12

68

401

Cộng

39

159

775

Nguồn: Đỗ Quang Huy (2011), Introford và VQG Cát Bà (2020).

Xét theo tính đa dạng thành phần loài thú thì họ Dơi muỗi (Vespertilionidae) có tính đa dạng loài cao nhất với 10 loài (chiếm 15,9% tổng số loài thú tại VQG Cát Bà. Trong khi đó có tới 08 họ (chiếm 40% tổng số họ thú VQG Cát Bà) chỉ ghi nhận duy nhất 01 loài ở mỗi họ, cụ thể họ Đồi (Tupaiidae) với loài Đồi (Tupaia belangeri), họ Chuột chù (Soricidae) với loài Chuột chù nhà (Suncus murinus), họ Dơi bao (Emballonuridae) với loài Dơi bao đuôi đen (Taphozous melanopogon), họ Trâu bò (Bovidae) với loài Sơn dương (Capricornis milneedwardsii), họ Hươu nai (Cervidae) với loài Hươu sao (Cervus nippon), họ Dúi (Spalacidae) với loài (Rhizomys


pruinosus), họ Nhím (Hystricidae) với loài Don (Atherurus macrourus), Họ Cá heo (Delplinidae) với loài Cá heo trắng (Sausa chinensis).

Xét theo tính đa dạng thành phần loài chim thì họ Chích chòe (Turdidae) có số lượng loài lớn nhất với 21 loài (chiếm 10,2% tổng số loài chim tại VQG Cát Bà). Có tới 13 họ (chiếm 25,5% tổng số họ chim tại VQG Cát Bà) có duy nhất một loài gồm một số họ như họ Trĩ (Phasanidae) với loài Gà gô (Francolinus pintadeanus), họ Chim lặn (Podicipedidae) với loài Le hôi (Tachybaptus ruficollis), họ Ó cá (Pandionidae) với loài Ó cá (Pandion haliaetus), họ Cà kheo (Recurvirostridae) với loài Cà kheo (Himantopus himantopus),... Toàn quốc hiện nay có 916 loài chim (Craik&Lê Quý Minh, 2018), như vậy với 209 loài chim, VQG Cát Bà hiện là nơi phân bố 22,8% tổng số loài chim cả nước.

Xét theo tính đa dạng thành phần loài bò sát thì họ Rắn nước đa dạng thành phần loài, giống nhất với 21 loài và 15 giống (chiếm 36,2% tổng số loài và 32,6% tổng số giống bò sát tại VQG Cát Bà). Có 08 họ là họ đơn giống, 6 họ là họ đơn loài, cụ thể là họ Thằn lằn giun (Dibamidae) với loài Thằn lằn giun bua rê (Dibamus bourreti), họ Thằn lằn chính thức (Lacertidae) với loài Liu điu chỉ (Takydromus sexlineatus), họ Kỳ đà (Varanidae) với loài Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Họ Rắn giun (Typhlopidae) với loài Rắn giun thường (Ramphotyphlops braminus), họ Trăn (Pythonidae) với loài Trăn đất (Python molurus), họ Rùa đầm (Geoemydidae) với loài Rùa sa nhân (Cuora mouhotii), Họ Vích (Cheloniidae) với loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricate). Số loài bò sát của Việt Nam hiện nay là 512 loài (Uetz et al., 2021), như vậy với 58 loài bò sát thì hiện nay VQG Cát Bà hiện là nơi phân bố của 11,3 % tổng số loài bò sát của toàn quốc.

Đối với các loài lưỡng cư tại VQG Cát Bà, qua điều tra kết quả cho thấy có 32 loài thuộc 17 giống, 07 họ và 01 bộ (bộ Không đuôi - Anura). Trong đó có 02 loài lưỡng cư bổ sung mới cho Danh lục lưỡng cư của VQG


Cát Bà, cả hai loài bổ sung mới đều thuộc họ Ếch cây (Rhacophoridae). Trong đó họ Ếch đồng (Dicroglossidae) là họ đa dạng loài và giống nhất với 06 loài và 04 giống (chiếm 22,2% tống số loài và 26,7% tổng số giống lưỡng cư tại VQG Cát Bà). Họ Cóc bùn là họ đơn loài, đơn giống với duy nhất loài Cóc mày bùn (Leptolalax pelodytoides). Với số loài lưỡng cư toàn quốc hiện có 299 loài (Forst, 2021), như vậy hiện nay VQG Cát Bà là nơi phân bố của 10,7% tổng số loài lưỡng cư của Việt Nam.

Kết quả kế thừa số liệu từ báo cáo phương án quản lý rừng bền vững (2020) cho thấy đã ghi nhận được 401 loài côn trùng thuộc 261 giống, 68 họ của 12 bộ tại khu vực tại VQG Cát Bà. Trong số 12 bộ côn trùng được ghi nhận, bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất với 224 loài chiếm 55,86% tổng số loài điều tra được, tiếp theo là bộ Cánh cứng (Coleoptera) đã định tên được 113 loài chiếm 28,18%, bộ Cánh thẳng (Orthoptera) có 18 loài chiếm 4,49%, bộ Cánh màng (Hymenoptera) đã xác định được 14 loài chiếm 3,49%, bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) có 8 loài chiếm 2,0%, bộ Bọ ngựa (Mantodea) có 6 loài chiếm 1,5%, các bộ Cánh đều (Homoptera), bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Hai cánh (Diptera) đều có 4 loài chiếm 1,0%, bộ Cánh bằng (Isoptera) có 3 loài chiếm 0,75%. Bộ Bọ que (Phasmatoptera) chỉ có 1 loài chiếm 0,25%

4.2.3. Đa dạng thành phần loài thực vật

Hệ thực vật VQG Cát Bà phong phú đa dạng, có giá trị cao về khoa học và kinh tế. Kết quả điều tra khu hệ thực vật tại VQG Cát Bà ghi nhận 1.595 loài thực vật bậc cao, thuộc 853 chi, 188 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đây là hệ thực vật tiêu biểu cho HST núi đá vôi của Việt Nam (Introford, 2020).

Trong 05 ngành thực vật phân bố tại VQG Cát Bà thì Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có mức độ đa dạng thành phần loài cao nhất với 1.501 loài chiếm 94,1% tổng số loài ghi nhận tại khu vực nghiên cứu, tiếp đến Ngành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023