117
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy các điểm DLST hấp dẫn trong VQG Cát Bà có tầm nhìn rõ chỉ chiếm 0,29% (49,87ha), nhìn vừa phải là 1,10% (191,4ha), tầm nhìn hạn chế 7,88% (1368,71ha). Phần lớn những diện tích trong VQG được xếp vào cấp không thích hợp (không nhìn thấy) với 90,73% (15752,97) tổng diện tích của VQG. Lý do là đặc điểm địa hình vùng núi đá, độ dốc cao và độ che phủ của thảm thực vật cũng đã hạn chế tầm nhìn của các điểm du lịch hấp dẫn.
4.3.1.2.Bản đồ hiện trạng rừng
Hiện trạng rừng là một trong những nhân tố quan trọng trong quy hoạch phát triển DLST vì đây là nơi tạo nên tính ĐDSH và là nơi cư trú của các loài động thực vật đặc hữu quí hiếm và độc đáo. Kết quả phân chia mức độ thích hợp của hiện trạng rừng đối với DLST theo 4 cấp Rất thích hợp (Rừng giàu), thích hợp (rừng trung bình), ít thích hợp (nghèo, nghèo kiệt), không thích hợp (Không có trữ lượng, đất trống và rừng trồng các loại) tại VQG Cát Bà được trình bày tại bảng 4.5 và hình 4.38.
Bảng 4. 5. Thống kê diện tích theo hiện trạng rừng
Mức độ thích hợp | Hiện trạng rừng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rất thích hợp | Rừng giàu (TXDG1) | 1010,9 | 5,82 |
2 | Thích hợp | Rừng trung bình | 0,00 | |
3 | Ít thích hợp | Rừng nghèo, nghèo kiệt (TXDN, TXN) | 4642,34 | 26,74 |
4 | Không thích hợp | Rừng trồng, rừng không có trữ lượng và đất chưa có rừng | 11709,72 | 67,44 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Hiện Trạng Các Trạng Thái Rừng Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Phân Bố Các Loài Động Vật Quý, Hiếm Của Vqg Cát Bà
- Hình Ảnh Loài Bướm Phượng Cánh Chim Chấm Liền Tại Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Độ Cao Thích Hợp Cho Phát Triển Dlst Tại Vqg Cát Bà
- Xác Định Trọng Số Của Từng Chỉ Tiêu Đánh Giá Sử Dụng Ahp
- Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Các Lợi Ích Của Dlst
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy VQG Cát Bà có 1010,9 ha, chiếm tổng số 5,82% tổng diện tích rừng hiện có là rất thích hợp với phát triển DLST. Đây là diện tích rừng giàu của VQG Cát Bà. Theo thang phân loại thì VQG không có diện tích rừng nào ở mức thích hợp. Diện tích rừng ít thích hợp và không thích hợp tương ứng là 4642,34 ha (26,74%) và 11709,72 ha (67,44%). Như vậy, trên quan điểm phân chia các cấp độ thích hợp thì trên một nửa diện tích của VQG không phù hợp với phát triển DLST.
118
Hình 4. 38. Bản đồ đánh giá mức độ phù hợp hiện trạng rừng tại VQG Cát Bà
119
4.3.1.3.Mức độ bảo vệ
Mức độ bảo vệ là yếu tố mô tả đặc điểm sinh thái và chức năng hoạt động của các khu vực cụ thể trong các khu rừng đặc dụng và nó có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động DLST. Đối với hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam các phân khu chức năng bao gồm: Khu BVNN, khu PHST và khu hành chính, dịch vụ. Mỗi phân khu sẽ có các qui định khác nhau về mức độ cho phép các hoạt động DLST. Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng các phân khu chức năng để phân cấp mức độ bảo vệ đối với các hoạt động DLST. Kết quả phân tích và tạo bản đồ về mức độ thích nghi với DLST dựa trên mức độ bảo vệ trong VQG Cát Bà được trình bày tại bảng 4.6 và hình 4.39.
Bảng 4. 6. Thống kê diện tích theo mức độ bảo tồn đa dạng sinh học
Mức độ thích hợp | Mức độ bảo tồn | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rất thích hợp | Phân khu BVNN | 5.110,64 | 29,43 |
2 | Thích hợp | Phân khu PHST | 12.146,42 | 69,96 |
3 | Ít thích hợp | Phân khu dịch vụ hành chính | 105,90 | 0,61 |
4 | Không thích hợp | Vùng Đệm |
120
Hình 4. 39. Bản đồ mức độ bảo vệ tại VQG Cát Bà
121
4.3.1.4. Đa dạng loài
Nhân tố đa dạng loài được sử dụng để phân cấp các vùng thích hợp cho phát triển DLST tại VQG Cát Bà. Trong phân tích này, đề tài sử dụng 4 cấp phân chia mức độ đa dạng loài cho các vùng như sau: Vùng thích hợp cao (ghi nhận trên 30% tổng số loài thú, chim, bò sát, ếch nhái và thực vật trong VQG), vùng thích hợp (ghi nhận từ 20-30 % tổng số loài thú, chim, bò sát, ếch nhái và thực vật trong VQG), vùng ít thích hợp (ghi nhận từ 5-20% tổng số loài thú, chim, bò sát, ếch nhái và thực vật trong VQG) và không thích hợp (ghi nhận nhỏ hơn 5% tổng số loài thú, chim, bò sát, ếch nhái và thực vật trong VQG). Chi tiết theo bảng 4.7 và hình 4.40.
Bảng 4. 7. Thống kê diện tích theo mức độ đa dạng loài quý, hiếm
Mức độ thích hợp | Phân khu chức năng | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
1 | Thích hợp cao | BVNN (46 loài quý hiếm) | 17.257,07 | 99,39 |
2 | Thích hợp cao | PHST (57 loài quý hiếm) | ||
3 | Không thích hợp | Dịch vụ hành chính (1 loài) | 105,9 | 0,61 |
122
Hình 4. 40. Bản đồ mức độ đa dạng loài nguy cấp quý hiếm
123
4.3.1.5.Độ dốc
Độ dốc của đất có tầm quan trọng đối với việc xác định vị trí tiềm năng DLST. Các ưu tiên được chỉ định theo mức độ quan trọng của nó khi giá trị độ dốc cao hơn chỉ ra khả năng phát triển vùng DLST tiềm năng càng kém và ngược lại. Diện tích và tỷ lệ phần trăm độ dốc tính theo 4 cấp thể hiện tại bảng 4.8 và hình 4.41.
Bảng 4. 8. Thống kê diện tích theo độ dốc
Mức độ thích hợp | Độ dốc | Diện tích | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rất thích hợp | 0-50 | 9.084,35 | 52,32 |
2 | Thích hợp | 5-250 | 1.524,9 | 8,78 |
3 | Ít thích hợp | 25-350 | 1.000,07 | 5,76 |
4 | Không thích hợp | >350 | 5.753,63 | 33,14 |
Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy phần lớn diện tích VQG rất thích hợp (chiếm 52,32% tổng diện tích của VQG) dựa trên các cấp độ phân chia về mức độ thích hợp của độ dốc. Vùng đất thích hợp và ít thích hợp tương ứng là 8,78% và 5,76%. Có khoảng 5753,63 ha, chiếm 33,14% tổng số diện tích của VQG là không thích hợp do độ cao khá lớn trên 350. Những nơi này chỉ thiết kế cho các tuyến du lịch mạo hiểm với số lượng khách tham gia hạn chế.
124
Hình 4. 41. Bản đồ mức độ phù hợp của độ dốc cho phát triển