4.3.2. Xác định trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá sử dụng AHP
Trong số các kỹ thuật phân tích đa tiêu chí khác nhau (MCDA), phân tích thứ bậc (AHP) đã được sử dụng rộng rãi trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. AHP được sử dụng để xác định trọng số của các lớp chuyên đề (Saaty, 1980) và được sử dụng để ra quyết định trong đó một vấn đề được chia thành nhiều tham số khác nhau, sắp xếp chúng theo một cấu trúc phân cấp để đưa ra phán đoán về tầm quan trọng tương đối của các cặp yếu tố và tổng hợp kết quả (Saaty 1999, 2004). Đối với phân tích này, 9 lớp chuyên đề về tầm nhìn, hiện trạng rừng, mức độ bảo vệ, độ dốc, độ cao, khả năng tiếp cận hệ thống đường giao thông, khoảng cách đến điểm du lịch, khả năng tiếp cận nguồn nước bề mặt đã được xem xét.
Kết quả so sánh các cặp dựa trên ý kiến của các chuyên gia và tham khảo tài liệu được trình bày tại Phụ lục 2. Kết quả tính toán trọng số cho từng yếu tố được trình bày tại Phụ lục 3.
Từ số liệu tại Phụ lục 3, đề tài tiến hành tính toán các thông số bao gồm chỉ số nhất quán (CI - Consistance index), chỉ số ngẫu nhiên (RI - Ramdom index) và tỷ số nhất quán (CR - Consistency ratio). Kết quả được trình bày tại bảng 4.13
Bảng 4. 13. Các thông số chỉ tiêu
Giá trị | |
Chỉ số nhất quán (CI) | 0.12 |
Chỉ số ngẫu nhiên (RI) | 1.45 |
Tỷ số nhất quán (CR) | 0.08 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Ảnh Loài Bướm Phượng Cánh Chim Chấm Liền Tại Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Đánh Giá Mức Độ Phù Hợp Hiện Trạng Rừng Tại Vqg Cát Bà
- Bản Đồ Độ Cao Thích Hợp Cho Phát Triển Dlst Tại Vqg Cát Bà
- Nhận Thức Của Cộng Đồng Về Các Lợi Ích Của Dlst
- Thái Độ Của Cộng Đồng Đối Với Phát Triển Dlst
- Xác Định Các Giải Pháp Thúc Đẩy Hoạt Động Dlst
Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.
Kết quả từ bảng 4.13 cho thấy tỷ số nhất quán CR là 0.08 nhỏ hơn 0.1 vì vậy chấp nhận được.
4.3.3. Xây dựng bản đồ tiềm năng du lịch sinh thái
Bản đồ các vùng tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà được xây dựng dựa trên ứng dụng GIS và trọng số của các lớp chuyên đề. Kết quả được về các diện tích rất thích hợp, thích hợp và ít thích hợp được trình bày tại bảng 4.14 và hình 4.46.
Bảng 4. 14. Kết quả đánh giá tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà
Giá trị kết quả đánh giá | Diện tích (ha) | Tỷ lệ (%) | |
Không phù hợp | 0 - 1 | 0 | 0,0 |
Phù hợp ít | 1 - 2 | 7.242,90 | 41,7 |
Phù hợp vừa | 2 - 3 | 9.676,04 | 55,7 |
Phù hợp cao | 3 - 4 | 444,02 | 2,6 |
Tổng cộng | 17.362,96 | 100 |
Kết quả từ bảng 4.14 và hình 4.46 cho thấy đề tài đã xác định được 3 vùng tiềm năng cho DLST tại VQG Cát Bà. Vùng thích hợp cao chiếm khoảng 444,02 ha (2,6%), tổng số diện tích của VQG. Hơn một nửa diện tích 9676,04 ha (55,7%) của VQG là thích hợp. Diện tích ít thích hợp là 7.242,90 ha (41,7%).
4.4. Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST và bảo tồn ĐDSH
4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học
Việc điều tra đặc điểm nhân khẩu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài. Số phiếu điều tra dự kiến thực hiện với người dân địa phương là 155 phiếu (n=155). Qua đây có thể thấy được đặc điểm về giới tính lao động, phân bố đối tượng người dân theo nhóm tuổi, thành phần dân tộc chủ yếu, các đối tượng cộng đồng theo các nhóm nghề… Tại VQG Cát Bà. Đặc điểm nhân khẩu học được trình bày cụ thể tại bảng 4.15.
135
Hình 4. 46. Bản đồ tiềm năng DLST tại VQG Cát Bà
Nguồn: Lê Thị Ngân, 2021
Bảng 4. 15. Hồ sơ xã hội học của người dân trả lời phỏng vấn
Số người | Tỷ lệ % | |
Giới tính (n=155) | ||
Nam giới | 96 | 62 |
Nữ giới | 59 | 38 |
Tuổi (n=155) | ||
15 – 25 | 8 | 5.16 |
25 – 35 | 35 | 22.58 |
35 – 45 | 41 | 26.45 |
45 – 55 | 43 | 27.4 |
55 – 65 | 19 | 12.26 |
>65 | 9 | 5.81 |
Dân tộc (n=155) | ||
Kinh | 155 | 100 |
Khác | 0 | 0 |
Nghề nghiệp (n=155) | ||
Hoạt động du lịch | 32 | 20.65 |
Nông nghiệp | 26 | 16.77 |
Nhà nước | 33 | 21.9 |
Nội trợ | 5 | 3.23 |
Làm thuê | 11 | 7.1 |
Tự do | 38 | 24.52 |
Nghỉ hưu | 5 | 3.23 |
Khác | 5 | 3.23 |
Trình độ học vấn (n=155) | ||
Dưới phổ thông | 20 | 13 |
12/12 | 80 | 52 |
Cao đẳng, đại học | 55 | 35 |
Phân tích đặc điểm xã hội học của những người được phỏng vấn được trình bày trong bảng 4.15 với 155 người dân được khảo sát. Về giới tính, nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn 96/155 người, chiếm 62%, nữ giới chiếm tỷ lệ ít hơn 59/155 người chiếm 38% tổng số người được hỏi. Đa số người được hỏi đều nằm trong độ tuổi lao động 146/155 người chiếm 94.19%, trong đó có 54.2% là lao động trẻ dưới 45 tuổi, điều này chứng tỏ rằng số người dân đến với hoạt động DLST phần lớn là lao động trẻ và cũng có thể được lý giải bởi DLST ở nơi đây đang trong giai đoạn phát triển mạnh, kèm theo đó là sự phát triển các hoạt động DLST của người dân đang dần thu hút lứa tuổi thanh niên tham gia. Về tôn giáo 100% người được phỏng vấn đều là dân tộc kinh. Về trình độ học vấn, 100% số người được hỏi đều biết chữ, 13% người có trình độ dưới phổ thông, 52% người đã đạt 12/12, chỉ có 32% người có trình độ cao đẳng, đại học. Về nghề nghiệp số người đang có công việc làm tự do đang chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 24.52%. Tiếp sau đó là số người đang làm việc nhà nước với 21.59%. Số người đang tham gia vào hoạt động du lịch của VQG Cát Bà chiếm khoảng 20.65% tổng số người được phỏng vấn. Một số ngành nghề như nội trợ, đã nghỉ hưu và công việc khác chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 3.23%.
4.4.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLST
4.4.2.1. Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa phương
Tác giả sử dụng thang đo theo Pretty để đo lường mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa phương, đi từ mức độ thấp nhất là không tham gia đến mức độ cao nhất là tham gia thực sự với bảng hỏi được thiết kế ô tích cho mỗi mức độ. Theo đó, khảo sát viên sẽ hướng dẫn người dân chỉ chọn vào mức độ tham gia cao nhất của họ để tránh sự trùng lặp trong các ý kiến trả lời. Tác giả sử dụng phần mềm để phân tích thống kê mô tả, phân tích tần số của từng các mức độ tham gia. Kết quả xử lý số liệu về mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa phương được trình bày ở (hình 4.47).
Cấp 7
Cấp 6
Cấp 5
Cấp 4
9.3%
Cấp 3
9.3%
Cấp 2
12.5%
12.5%
Cấp 1
15.6%
12.5%
28.1%
Hình 4. 47. Mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST tại địa phương
- Cấp 1: Cộng đồng được thông báo về việc phát triển du lịch nhưng không tham gia đóng góp ý kiến
- Cấp 2: Cộng đồng cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến phát triển các dịch vụ du lịch tại địa phương khi được các cơ quan, tổ chức bên ngoài tham vấn, tuy nhiên những thông tin này không được phản hồi hoặc kiểm tra.
- Cấp 3: Cộng đồng được hỏi ý kiến về phát triển DLST nhưng không tham gia vào quá trình ra quyết định.
- Cấp 4: Cộng đồng tham gia làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch; cung cấp hàng hóa, thực phẩm cho các doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát.
- Cấp 5: Cộng đồng tham gia vào các nhóm quản lý; nhóm văn nghệ, nhóm ẩm thực, nhóm hướng dẫn, nhóm sản xuất đặc sản địa phương dưới sự giám sát của chính quyền hoặc các tổ chức bên ngoài.
- Cấp 6: Cộng đồng sở hữu doanh nghiệp kinh doanh du lịch, tham gia vào quá trình phân tích, lập kế hoạch, góp phần trong việc ra quyết định liên quan đến phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương.
- Cấp 7: Cộng đồng tự đưa ra sáng kiến và chủ động liên hệ tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, giữ quyền kiểm soát, quyết định, tự đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh du lịch.
Kết quả phỏng vấn cho thấy rằng có tổng số 32 người cho biết đang tham gia vào hoạt động du lịch với 7 mức cấp độ khác nhau. Nhìn chung cộng đồng người dân tại VQG Cát Bà phần lớn đang tham gia với mức độ thụ động, chưa tự chủ, cụ thể:
- Kết quả cho thấy có 28.1% số người tham gia vào hoạt động du lịch ở cấp độ 1 lớn nhất trong 7 cấp độ. Là mức thụ động, cộng đồng phụ thuộc lớn vào chính quyền hoặc tổ chức, không có tính tự chủ trong phát triển du lịch. Hầu hết những người tham gia ở cấp độ 1 đều là kinh doanh du lịch theo hộ gia đình đơn lẻ quy mô từ cá nhân đến gia đình là chủ yếu. Nguồn vốn đầu tư nhỏ, tự phát, phụ thuộc vào điều kiện vốn có của gia đình, ít có sự đầu tư mở rộng.
- Các cấp 2, cấp 3, cấp 4, cấp 5 có số lượng người tham gia khá đồng đều từ 12.5% đến 15.6%. Bước đầu, DLST VQG Cát Bà đang trên đà phát triển tốt, cộng đồng đang dần được trao nhiều quyền hơn trong vấn đề tham gia đóng góp vào sự phát triển du lịch chung của địa phương. Điều này còn cho thấy trình độ và kỹ năng làm du lịch của người dân ngày càng được nâng cao, nhân tố này rất quan trọng trong phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
- Mức độ tham gia ở cấp 6 và cấp 7 chiếm tỷ lệ thấp nhất với 9.3% cho cả 2 cấp độ. Cho thấy cộng đồng tham gia chủ động vào du lịch có tính tự chủ về tài chính và quyền quyết định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh còn hạn chế.
4.4.2.2.Các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch
Sự tham gia của người dân vào loại hình hoạt động dịch vụ ăn uống khá là cao chiếm 37%. Ngay sau đó là loại hình kinh doanh nhà nghỉ với 28%.
Tiếp đến là một số loại hình dịch vụ khác chiếm 14%. Loại hình hướng dẫn viên du lịch còn khá là thấp chỉ với 12% người dân tham gia. Cuối cùng thấp nhất là loại hình bán hàng lưu niệm chỉ chiếm có 9%.
Các hoạt động cung ứng dịch vụ
du lịch
Hướng dẫn
Kinh doang nhà nghỉ 28%
Khác 14%
viên du lịch 12%
Dịch vụ ăn uống 37%
Bán hàng lưu niệm 9%
Hình 4. 48. Biểu đồ các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch của cộng đồng
Tuy đã có sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động DLST nhưng những hoạt động này vẫn là chưa đáng kể so với tiềm năng thực tế, nhưng bước đầu cũng đã làm cho người dân ý thức được lợi ích từ các hoạt động DLST này.
Nhìn chung, người dân địa phương sinh sống tại VQG Cát Bà có xu hướng ưu tiên lựa chọn hoạt động nghề nghiệp liên quan đến ngành du lịch nhằm đảm bảo sinh kế hộ gia đình và tận dụng nguồn lực thiên nhiên sẵn có tại địa phương. Tuy nhiên, các dịch vụ này đa phần là tự phát và sao chép về hình thức lẫn nhau. Điều này dẫn đến kết quả là thiếu sự chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, tại các nhà nghỉ, nhà hàng tư nhân có quy mô nhỏ chủ yếu theo phương thức kinh doanh hộ gia đình, lao động biến động thường xuyên do tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
4.4.3. Nhận thức của cộng đồng về những lợi ích của DLST
Nhận thức của cộng đồng về các hoạt động DLST là một nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển DLST cũng như bảo vệ ĐDSH tại VQG Cát Bà. Kết