Cơ Cấu Tổ Chức, Quản Lý Hoạt Động Dlst Của Vqg Cát Bà


Nhằm phát triển hoạt động DLST, được sự đồng ý của UBND thành phố Hải Phòng, VQG Cát Bà đã thành lập Trung tâm DVDL&GDMT với nhiệm vụ chính là xây dựng, triển khai thực hiện các phương án và giải pháp phát triển DLST, gắn với các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn cho du khách và cộng đồng địa phương. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động DLST được thể hiện tại hình 4.18:



Ban Giám đốc

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế hoạch tài chính

Phòng KHKT & HTQT

Hạt kiểm lâm

TT. dịch vụ Phòng bảo du lịch & và tồn biển & GDMT đất ngập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

nước

Các Trạm

kiểm lâm


Hình 4. 18. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST của VQG Cát Bà

Về số lượng người làm việc của Vườn được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, được UBND Thành phố giao, tổng số là 98 người, được phân bổ như sau:

- Ban giám đốc: 03 người;

- Phòng Tổ chức, Hành chính: 14 người;

- Phòng Kế hoạch, Tài chính: 04 người;

- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế: 07 người;

- Phòng Bảo tồn biển và Đất ngập ngước: 03 người;

- Hạt Kiểm lâm: 62 người;

- Trung tâm GDMT&DVMT rừng: 05 người.

Nhằm phát triển hoạt động DLST tại VQG một cách có hiệu quả, Trung tâm DVDL&GDMT là đơn vị chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, hợp tác phát triển hoạt động


Thông tin

Phản hồi

Thông tin

Phản hồi

Hợp tác

phát triển

Hợp tác

phát triển

Hợp tác

phát triển

VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

(BQL Vườn QGCát Bà)

Trung tâm dịch vụ DL

(Chủ yếu là hướng dẫn tham quan)

Doanh nghiệp

(Đầu tư phát triển)

Hộ gia đình

(Kinh doanh dịch vụ)

Phê duyệt DA

Quản lý, kiểm soát

Chỉ đạo

trực tiếp

Cấp phép KD

Quản lý, kiểm soát

DLST với các doanh nghiệp, hộ gia đình cũng như xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động du lịch bền vững.


Hình 4. 19. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm DVDL&GDMT


Qua số liệu trên cho thấy, số lượng cán bộ tham gia quản lý phát triển hoạt động DLST tại VQG Cát Bà còn rất thiếu và yếu so với yêu cầu và thực tiễn phát triển DLST của Vườn. Trung tâm DVDL&GDMT rừng là đơn vị trực tiếp tham mưu xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động DLST chỉ có 05 người. Do đó, cần có một kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho VQG, đồng thời thu hút cộng đồng địa phương tham gia để đáp ứng yêu cầu phát triển DLST trong tương lai.

4.1.4. Thực trạng khách du lịch đến VQG Cát Bà

4.1.4.1.Thành phần khách tham quan

Khách du lịch đến VQG Cát Bà bao gồm khách nội địa và khách quốc tế. Mục đích của du khách đến VQG cũng rất khác nhau, bao gồm:


- Khách du lịch chuyên đề, nghiên cứu khoa học: Đối tượng này bao gồm các nhà khoa học đến học tập và nghiên cứu các lĩnh vực về ĐDSH các loài động thực vật rừng và biển, lâm sinh như cấu trúc rừng, độ che phủ, chủ đề về hang động. Thời gian hoạt động của nhóm đối tượng này có thể quanh năm và phụ thuộc vào mục tiêu của chuyên đề và dự án nghiên cứu.

- Khách tham quan, học tập: Đối tượng này là những sinh viên đến từ các cấp bậc học khác nhau từ tiểu học đến đại học, sau đại học. Mục đích của họ đến là tham quan và học tập về lĩnh vực sinh học, ĐDSH, lâm sinh, quản lý tài nguyên rừng, giáo dục bảo tồn. Các đối tượng này thường tham quan chủ yếu vào mùa hè, đối với các cấp học cao hơn thì hoạt động diễn ra quanh năm.

- Khách du lịch tự do: Đối tượng này rất đa dạng. Mục đích của họ đến có thể là khám phá thiên nhiên, tính ĐDSH, văn hóa, truyền thống của người dân địa phương,… trong thời gian rảnh rỗi. Phần lớn khách du lịch thuộc nhóm này tập trung vào mùa hè.

- Một đặc điểm nữa về thành phần khách du lịch tại VQG Cát Bà đó là phần lớn các khách du lịch đi theo gia đình (61,3%), tiếp đến là đi theo tour du lịch (30,1%) và chỉ có 8,6% khách lựa chọn đi du lịch một mình (hình 4.20).

- Thời gian khách ở lại VQG Cát Bà hai ngày chiếm cao nhất là 38,6%, đồng thời khách du lịch đến VQG Cát Bà đi cùng gia đình chiếm 61,3%, đi theo các tour du lịch là 30,1%, trong khi đi riêng lẻ chiếm tỷ lệ nhỏ (8,6%) (hình 4.21). Do đó, các cơ sở cung cấp dịch vụ phải tính đến tiện nghi và sản phẩm dịch vụ theo hướng phục vụ số đông và có chất lượng. Tuy nhiên, với những tiêu chuẩn của DLST cần hình thành những nhóm khách nhỏ, am hiểu về tự nhiên là điều các nhà quản lý và hoạch định phát triển DLST tại VQG Cát Bà cần hết sức lưu tâm trong việc định hình và thu hút khách du lịch đến Cát Bà.


Hình 4 20 Thành phần khách du lịch tham gia chuyến du lịch 4 1 4 2 Lượng khách du 1Hình 4 20 Thành phần khách du lịch tham gia chuyến du lịch 4 1 4 2 Lượng khách du 2

Hình 4. 20. Thành phần khách du lịch tham gia chuyến du lịch

4.1.4.2.Lượng khách du lịch

Hình 4. 21. Biểu đồ thời gian lưu trú

lại của khách du lịch tại VQG Cát Bà

Kết quả nghiên cứu trên 2 đối tượng bao gồm khách nội địa và khách quốc tế đến tham quan DLST VQG Cát Bà cho thấy mục đích tham quan của khách chủ yếu là thưởng ngoạn cảnh quan đẹp, hoang sơ và tính ĐDSH cũng như du lịch biển tại VQG Cát Bà. Ngoài ra, cả khách trong nước và quốc tế đều có du lịch chuyên đề và nghiên cứu khoa học. Kết quả về lượng khách du lịch đến tham quan VQG Cát Bà trên 2 loại tuyến trên rừng và tuyến trên biển được tổng hợp và trình bày tại Phụ lục 1.

Trong đó: TĐTTBQ = [(B-A) ^ (1/n)] -1 Với B: giá trị năm cuối

A: giá trị năm đầu

n: khoảng cách giữa năm đầu và năm cuối

Số liệu thống kê tại Phụ lục 1 cho thấy lượng khách du lịch đến VQG Cát Bà tăng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2010 đến 2018 đạt 32.6 % (Phụ lục 1; hình 4.22). Sau khi Cát Bà được công nhận là KDTSQ Thế giới, lượng khách du lịch đến với VQG Cát Bà tăng lên nhanh chóng và đạt 615.285 lượt khách vào năm 2018. Từ tháng 9 năm 2020 đến nay, do đại dịch Covid-19 nên cũng như nhiều điểm du lịch khách trong cả nước, số lượng khách du lịch VQG rất ít, không có khách du lịch người nước ngoài đến tham quan, du lịch.


THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH THĂM TUYẾN RỪNG VÀ BIỂN TẠI KHU TRUNG TÂM VQG CÁT BÀ

700,000


600,000


500,000


400,000


300,000


200,000


100,000


0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

(Năm)

Việt Nam

Quốc tế

Tổng cộng

(Lượt khách)

Hình 4. 22. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan cả tuyến rừng và biển của VQG Cát Bà

Lượng khách nội địa thường chiếm tỷ trọng cao hơn khách quốc tế ở hầu hết các năm trên cả 2 loại tuyến trên rừng và tuyến dưới biển (hình 4.22). Riêng năm 2019, lượng khách quốc tế nhiều hơn hẳn so với khách nội địa (56.072 khách so với 49.185, lớn hơn khoảng 114%). Xét riêng về tốc độ tăng trưởng của từng đối tượng khách du lịch, lượng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng trưởng mạnh so với khách nội địa trong khoảng 5 năm trở lại đây (44.3%) (hình 4.23, 4.24). Qua thông tin phỏng vấn, một trong những lý do VQG Cát Bà thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hơn là do VQG Cát Bà sở hữu một vẻ đẹp nguyên sơ kết hợp của núi, của biển, của các thung lũng và những hang động đẹp kỳ ảo, tính ĐDSH cao và độc đáo và hoạt động truyền thông, quảng bá DLST tại VQG Cát Bà được đẩy mạnh trong những năm gần đây.


THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH THĂM TUYẾN RỪNG TẠI KHU TRUNG TÂM VQG CÁT BÀ

120,000


100,000


80,000


60,000


40,000


20,000


0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

(Năm)

Việt Nam

Quốc tế

Tổng cộng

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG KHÁCH THĂM TUYẾN BIỂN TẠI

KHU TRUNG TÂM VQG CÁT BÀ

600,000


500,000


400,000


300,000


200,000


100,000


0

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017 2018

(Năm)

Việt Nam

Quốc tế

Tổng cộng

(Lượt khách)

(Lượt khách)

Hình 4. 23. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan tuyến rừng tại khu trung tâm VQG Cát Bà


Hình 4. 24. Biểu đồ thống kê số lượng khách tham quan


Tăng trưởng và số lượng khách nội địa đến tham quan tại tuyến trên rừng tại VQG Cát Bà là khá khiêm tốn so với tiềm năng sinh thái sẵn có. Nguyên nhân ở đây có thể do các sản phẩm du lịch chưa đa dạng để thu hút khách du lịch nội địa, giao thông đi lại và cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Một vấn đề nữa là đại đa số khách du lịch trong nước tới đây với mục đích nghỉ dưỡng và tắm biển, một số ít với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu và khám phá cảnh quan, hoạt động tham quan DLST tại VQG Cát Bà không phải mục đích chính của họ.

Khi xem xét mức độ thu hút khách du lịch trên 2 tuyến rừng và biển tại VQG cho thấy, các tuyến du lịch biển và làng chài Việt Hải có sức hấp dẫn lớn hơn so với tuyến rừng thông qua con số khách du lịch đến tham quan (hình 4.25).

Hình 4 25 Biểu đồ thống kê lý do khách chọn du lịch đến VQG Cát bà và 3Hình 4 25 Biểu đồ thống kê lý do khách chọn du lịch đến VQG Cát bà và 4

Hình 4. 25. Biểu đồ thống kê lý do khách chọn du lịch đến VQG Cát bà và những tuyến, điểm du lịch của VQG Cát Bà mà khách quan tâm


Kết quả thống kê cho thấy, tỷ trọng khách du lịch tham quan các tuyến điểm du lịch trên rừng chiếm tỉ lệ nhỏ hơn (14,3%) so với lượng khách tham quan tuyến trên biển. Điều này cũng phù hợp với kết quả điều tra khách đến du lịch tại VQG Cát Bà quan tâm đến tuyến du lịch biển (60,9%) và tuyến du lịch rừng (39,1%).


Kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng khách tham quan VQG như: nhu cầu, nhận thức của du khách, cơ sở hạ tầng du lịch. Mặc dù số lượng khách tăng cao song phần lớn khách du lịch tới đây với mục đích nghỉ dưỡng và tắm biển, một số ít với mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu và thăm cảnh quan nhưng chưa phải nhằm mục tiêu DLST.

Khi được hỏi về có nên mở thêm nhiều tuyến, điểm DLST để tham quan hay không, thì có tới 100% khách du lịch trả lời là ủng hộ việc mở thêm nhiều tuyến, điểm du lịch để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, tăng tính hấp dẫn để khách du lịch muốn ở lại với VQG lâu hơn.

4.1.4.3. Thời gian tham quan

Lượng du khách đến VQG phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Theo kết quả điều tra cho thấy, thời điểm khách muốn đến VQG Cát Bà chủ yếu là vào mùa hè (68,8%), điều này phù hợp với lựa chọn tuyến thăm quan khách, tuyến du lịch biển được khách du lịch lựa chọn nhiều hơn tuyến rừng.

Hình 4 26 Biểu đồ thời điểm khách du lịch muốn đến VQG Cát Bà Như vậy 5

Hình 4. 26. Biểu đồ thời điểm khách du lịch muốn đến VQG Cát Bà

Như vậy, qua đánh giá thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà về các khía cạnh quy hoạch xây dựng các tuyến điểm DLST, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST và thực trạng khách du lịch đến VQG Cát Bà cho thấy tiềm năng DLST của VQG nhìn chung đã được khai thác

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí