Phân Tích Swot Phát Triển Dlst Dựa Vào Cộng Đồng Tại Vqg Bến En

Trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn thấp, năng lực và khả năng tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến còn hạn chế, hiểu biết về du lịch ít, trình độ ngoại ngữ thiếu và yếu. Do đặc thù của dân cư phân tán trên một không gian rộng, nên việc đầu tư kết cấu hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế, văn hoá- thông tin, tuyên truyền, tri thức còn hạn chế, nhiều khó khăn và yêu cầu đầu tư lớn. Đặc biệt là sự tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc giữu gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch tại Bến En. Nhìn chung ở nhiều nơi trên dân trí còn hạn chế, nguồn nhân lực làm du lịch chưa qua đào tạo là chủ yếu, lao động phổ thông còn đang phổ biến.

Khó khăn trong việc cung ứng các dịch vụ, xây dựng cơ sở vật chất. Do địa điểm du lịch của vườn Quốc gia phân bố không đều nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch không thuận lợi. Việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ du lịch cơ bản của du khách còn chưa tốt.

Việc quảng bá chưa sâu rộng cũng là lý do khiến các điểm du lịch sinh thái mới này chưa lọt vào tầm ngắm của số đông du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đối tượng rất ưa chuộng loại hình du lịch sinh thái.

3.4.2. Phân tích SWOT phát triển DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En

* Phân tích SWOT:

Ứng dụng cộng nghệ phân tích SWOT trong nghiên cứu, quản lý, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn Quốc gia Bến En sẽ cung cấp cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ưu tiên về tổ chức quản lý, phát triển cho du lịch sinh thái.

Những thuận lợi:

Tiềm năng về điều kiện tự nhiên của vườn Quốc gia Bến En rất phong phú. Đội ngũ cán bộ công chức của Vườn đã có kinh nghiệm và nhiệt tình với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên. Sự quan tâm của các cấp các ngành hữu quan từ Trung ương đến địa phương và cộng đồng quốc tế đối với sự nhiệp bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững ở Vườn quốc gia Bến En ngày càng sâu sát và rất hiệu quả.

Ưu thế đặc biệt đã tạo nên Vườn quốc gia Bến En giàu có về đa dạng sinh học, tươi đẹp về cảnh quan và trù phú về kinh tế. Sau trên nhiều năm gắn bó với sự nghiệp bảo tồn thiên nhiên, đội ngũ cán bộ của Vườn quốc gia Bến En đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt với nhiều đối tác trong nước và quốc tế. Tạo ra sự hậu thuẫn rất đắc lực cho quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu của Vườn. Nếu quy hoạch và tổ chức thực thi tốt, mô hình quản lý bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Bến En sẽ đem lại lợi ích to lớn trên nhiều phương diện, đáp ứng được cả nhu cầu của hiện tại và tương lai.

Quảng bá du lịch: Có thể nói quảng bá du lịch là một phương thức quan trọng để thu hút khách đến với Vườn quốc gia Bến En. Trước đây do điều kiện về giao thông, thông tin liên lạc còn hạn chế nên hoạt động du lịch ở đây chỉ được biết đến một cách gián tiếp thông qua các tổ chức quốc tế đến làm việc và qua một số phương tiện truyền thông nên hiệu quả tuyên truyền quảng cáo không cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây hoạt động này đã nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, nhiều công ty du lịch đến khảo sát và gửi khách đến Vườn. Nhiều cuốn phim, tờ gấp, Website… giới thiệu về tiềm năng du lịch của Vườn quốc gia Bến En đã đến với du khách, nhiều công ty du lịch đã đăng tải thông tin này trên Website của mình. Do vậy muốn thu hút khách, việc quảng bá tuyên truyền cần được tiếp tục quan tâm nhiều hơn.

Những khó khăn:

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu: Cơ sở vật chất của vườn Quốc gia Bến En được xây dựng bằng nguồn kinh phí nhỏ bé của địa phương đến nay đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ đa chức năng của một Vườn quốc gia. Đường giao thông thuỷ bộ còn hoang sơ và kém chất lượng nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch hầu như chưa có gì. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên rất thiếu thốn và lạc hậu.

Hạn chế về mặt nhân sự. Hiện nay đội ngũ nhân viên còn ít và làm việc chưa hiệu quả trong việc bảo tồn và cho sự phát triển của VQG. Đội ngũ cán bộ địa

phương chưa có đủ tri thức về bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững nên việc hợp tác quản lý Vườn quốc gia cũng như phát triển vùng đệm chưa đạt hiệu quả mong muốn. Trong Vườn quốc gia đã có cán bộ chuyên trách về du lịch, tuy nhiên số lượng còn ít. Khi có khách, cán bộ của Vườn thay nhau kiêm nghiệm làm công tác lái xuồng, hướng dẫn viên,…

Cộng đồng dân cư vùng đệm: Mặc dù đã tạo ra một số đíều kiện tốt cho khả năng phát triển du lịch ở nơi đây nhưng cộng đồng địa phương đã gây ra không ít khó khăn cho Ban quản lý Vườn quốc gia, đặc biệt là cho công tác bảo tồn. Do dân số ở các xã vùng đệm khá đông, cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên hoạt động khai thác nguồn lợi diễn ra khá rầm rộ, thậm chí là khai thác huỷ diệt; với những hoạt động này của họ đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên tự nhiên, ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng sinh học của Vườn quốc gia. Đó sẽ là nguy cơ chính dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cho du lịch.

Bảng 3.18. Bảng phân tích SWOT


Điểm mạnh

Điểm yếu

Cơ hội

Nguy cơ

S1. Giá trị đa dạng sinh học cao.

S2. Cảnh quan phong phú với nhiều di tích.

S3. Kinh nghiệm tổ chức du lịch được tích lũy trong thời gian dài.

S4. Được tiến hành quảng bá du lịch bằng công cụ truyền thông, internet…

W1. Sản phẩm du lịch khá đơn điệu và kén khách du lịch.

W2. Tiềm năng du lịch tại vùng đệm ở mức thấp.

W3. Hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch nghỉ dưỡng chưa được đầu tư phát triển.

W4. Năng lực của đội ngũ cán bộ vườn Quốc gia Bến En chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

W5. Thiếu kênh thông tin truyền

thông quảng cáo.

O1. Giàu tiểm năng, dễ thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân, tập thể.

O2. Cơ hội đầu tư và xây dựng các điểm du lịch khá cao.

O3. Yếu tố độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số góp phần đa dạng hóa các loại hình thăm quan du lịch.

O4. Các hoạt động giáo dục môi trường dưới sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ

môi trường.

T1. Những khu vực nằm gần đường giao thông sẽ khó phát triển được du lịch sinh thái.

T2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ khách du lịch ở mức cao.

T3. Khó khăn trong di chuyển, giao thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại vườn quốc gia Bến En - Thanh Hóa - 12

Sau khi phân tích những thuận lợi, khó khăn và kết hợp thông tin thống kê được trong bảng phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức/đe dọa). Tác giả mạnh dạn đề xuất một số định hướng cho việc phát triển DLSTCĐ ở VQG Bến En như sau:

Để phát huy điểm mạnh:

Để duy trì, nâng cao giá trị sinh học cũng như bảo tổn các cảnh quan tại VQG Bến En. Việc làm cần được ưu tiên trước nhất là các cơ quan, phòng, ban cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung. Hướng dẫn cộng đồng sinh sống tại VQG Bến En cách sử dụng các tài nguyên, cảnh quan sẵn có để phát triển kinh tế.

Cộng đồng sinh sống tại VQG Bến En tuy đã có được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức du lịch nhưng cũng chỉ mới ở quy mô nhỏ lẻ. Ban quản lý du lịch cần mở thêm nhiều lớp tập huấn kỹ năng giúp bà con có thêm những kiến thức cơ sở về du lịch. Cần tận dụng tối đa nguồn nhân lực tại chỗ có hiểu biết về cảnh quan và địa hình nơi đây, đào tạo họ trở thành những nhân viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp và có kiến thức về du lịch.

Tích cực quảng bá hình ảnh về VQG Bến En không chỉ bằng các bài đăng đơn thuần trên mạng internet hay phương tiện truyền thông. Mà cần tận dụng chính những du khách đã đến tham quan và du lịch làm người quảng bá cho nét đẹp và hình ảnh của VQG Bến En. Để làm được điều này, ban quản lý, người dân tham gia vào hoạt động du lịch cần tạo được hình ảnh tốt trong mắt du khách như: Cần môi trướng thân thiện, con người hòa đồng, nhiệt tình khi tiếp xúc với du khách, không để hiện tượng chèo kéo, ép giá,… làm mất lòng du khách. Việc này đòi hỏi các ban, ngành không chỉ giáo dục, đào tạo mà còn cần những quy định sử phạt nếu phát hiện những hành vi sai lệch, làm ảnh hưởng đến hình ảnh khu du lịch trong mắt du khách.

Để hạn chế những điểm yếu

Để tránh đơn điệu trong các sản phẩm du lịch. Các ban, ngành két hợp cùng người dân cần nghiêm túc nghiên cứu, đưa ra những tuyến du lịch mới, làm ra những sản phẩm lưu niệm đặc sắc. Đặc biệt đối với vùng đệm có tiềm năng du lịch thâp, cần định hướng cho người dân phát triển các dịch vụ như buôn bán các tặng phẩm lưu niệm, buôn bán các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt và du lịch,…

Cần hỗ trợ vốn cũng như trang thiết bị để nâng cấp cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng nhằm phục vụ tốt các đoàn khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đối với những du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng tại nhà dân cần có biện pháp quản lý và hỗ trợ du khách như thành lập đường dây nóng hỗ trợ,…

Để nâng cao hiệu quả quản lý của các cán bộ tại VQG Bến En, do số lượng ít và các cán bộ nơi đây hầu hết là cán bộ quản lý, ít kinh nghiệm và kiến thức về du lịch nên cần nâng cao chuyên môn bằng các lớp nghiệp vụ. Cùng với đó cần tuyển thêm nhân sự có chuyên môn trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời kết hợp với các cán bộ xã, mở các lớp tập huấn cho cộng đồng sinh sống trong khu vực VQG Bến En. Giúp người dân tự chủ và tự ý thức được công việc, hành động của mình, giảm gánh nặng cho cán bộ quản lý.

Tận dụng các cơ hội

VQG Bến En là nơi có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển du lịch. Bên cạnh loại hình DLST dựa vào cộng đồng, tại đây có thể phát triển nhiều loại hình du lịch khác như: du lịch tham quan, nghỉ dương; du lịch mạo hiểm, leo núi,…

VQG Bến En cần tận dụng thời cơ hiện tại, khi UBND tỉnh Thanh Hóa đang có chính sách hỗ trợ, mở rộng đầu tư du lịch. Tạo một thể đối trọng du lịch với khu du lịch biển Sầm Sơn nhằm đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một nơi nổi tiếng về du lịch. Cần kêu gọi sự đầu tư, đóng góp của UBND tỉnh và các tổ chức, cá nhân.

Tận dụng sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường, kết hợp giáo dục môi trường với tuyên truyền cách thức phát triển kinh tế, ổn định sinh kế bằng cách phát triển du lịch.

Xóa bỏ, triệt tiêu các nguy cơ, thách thức/đe dọa

Đối với những khu vực nằm gần đường giao thông, khó phát triển du lịch sinh thái. Cần định hướng cho cộng đồng nơi đây phát triển các dịch vụ hỗ trợ như buôn bán các tặng phẩm lưu niệm, buôn bán các như yếu phẩm phục vụ du lịch hay cho khách du lịch thuê nhà trọ,…

Để tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường từ khách du lịch. Cần có biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng và du khách bằng các biển cảnh báo. Bên cạch đó cần đầu tư hệ thống thu gom rác, các thùng chứa rác công cộng. Đồng thời cần có quy định xử phát và xử lý đối với những hành vi vứt rác, gây ô nhiễm môi trường.

3.5. Giải pháp phát triển loại hình DLST dựa vào cộng đồng tại VQG Bến En

3.5.1. Quan điểm thực hiện giải pháp

Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc để phát triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng.

Mục tiêu hướng đến của phát triển du lịch sinh thái cộng đồng của VQG Bến En phải là cộng đồng người dân địa phương.

Hoạt động giáo dục môi trường cho người dân địa phương và khách du lịch phải luôn được đặt lên hàng đầu.

Các hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng nhằm quảng bá, phát huy văn hoá cộng đồng bản địa.

Để các giải pháp này có tính khả thi trong quá trình thực hiện cần phải có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và cả cộng đồng.

3.5.2. Một số giải pháp cụ thể

* Giải pháp về cơ chế, chính sách

Cần có cơ chế chính sách và sự phân chia trách nhiệm đồng bộ giữa VQG Bến En với chính quyền địa phương cùng các đơn vị, tổ chức đoàn thể tại địa phương:

- Về cơ chế: Cần xây dựng các nội quy, quy định của vườn, làng bản, câu lạc bộ dân ca; Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các bên tham gia phát triển (BQL VQG Bến En, các công ty lữ hành, chính quyền địa phương, đồn biên phòng…); đồng thời các quy chế phải được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

- Về chính sách: Cần xây dựng, ban hành và thực hiện một số chính sách nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế khó khăn để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại VQG Bến En. Cụ thể như:

+ Chính sách định hướng cho việc giải quyết những mẫu thuẫn giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế du lịch, bảo tồn và hỗ trợ cộng đồng.

+ Chính sách cho phép VQG Bến En (Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng) mở rộng liên kết, hợp tác với các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực nghiên cứu, quy hoạch tuyến, quản lý du lịch. Thậm chí, chính sách của tỉnh đã có quan tâm tới vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc. Tuy nhiên sự quan tâm này chỉ mới dừng lại ở việc ban hành chính sách nhưng thiếu sự quan tâm và xúc tiến đầu tư.

* Giải pháp về quy hoạch

- Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật: nhà khách, bãi đậu xe, các biển chỉ dẫn, những trang thiết bị phục vụ cho khách du lịch, những dụng cụ cho các hoạt động cộng đồng, ca múa,…

- Quy hoạch tuyến, điểm du lịch sinh thái cộng đồng cụ thể: các vấn đề cần lưu ý trong quá trình khảo sát là: giao thông đi lại, cơ sở hạ tầng, điều kiện vệ sinh môi trường cộng đồng, các ngành nghề truyền thống, các sản phẩm địa phương, các điểm nhấn về cảnh quan thiên nhiên.

- Sau khi có tuyến, điểm du lịch cộng đồng thì cần hỗ trợ cộng đồng trong việc điều phối khách, phân khu lưu trú, ăn uống, bán hàng, …

* Giải pháp về vốn đầu tư, hỗ trợ

- Tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình phát triển của nhà nước cho nông thôn, miền núi…

- Trung tâm bảo tồn phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng của VQG Bến En là đầu mối để vận động, xin tài trợ, tranh thủ các nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ cộng đồng ban đầu.

- Huy động nguồn lực từ dân: Bản chất của du lịch sinh thái cộng đồng là do cộng đồng sở hữu và quản lý.

* Giải pháp về nhân sự và phát huy nguồn nhân lực địa phương

- Nâng cao ý thức người dân trong việc phát huy lợi thế văn hoá, cảnh quan tự nhiên để phát triển du lịch.

- Hình thành nên các nhóm nòng cốt trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Các nhóm này nên được đưa đi tham quan, học hỏi các mô hình thực tế, tham gia các khoá huấn luyện về việc đón tiếp, dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên các gia đình người dân địa phương tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và phổ biến các cơ chế, chính sách, quyết định. Đồng thời ưu tiên đào tạo và tuyển dụng con em địa phương vào làm việc tại vườn quốc gia Bến En sau khi được đào tạo.

* Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá

- Thiết kế nội dung tuyên truyền bằng tờ rơi, cẩm nang…và thông tin điểm du lịch và sau này là tuyến du lịch trên website của VQG, hay Website xúc tiến thương mại của tình Thanh Hóa.

- Phối hợp với đài truyền hình địa phương để tuyên truyền, quảng bá.

- Tăng cường tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế kể cả về khoa học và du lịch để tăng cường sự tiếp xúc, tiếp thị cho du lịch VQG Bến En.

* Giải pháp về an ninh, an toàn

- Triển khai thực hiện sớm chương trình bảo vệ trong dự án khả thi xây dựng VQG Bến En đã được chính phủ phê duyệt, nhằm tạo nên các hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên môi trường, tăng mức an toàn cho hoạt động khai thác du lịch.

- Phối hợp với các lực lượng công an tỉnh nắm chắc tình hình đối tượng, mục đích hoạt động của các đối tượng du lịch trong nước, quốc tế để có phương án bảo vệ an toàn, an ninh quốc gia cũng như ngăn chặn các hành động lợi dụng hoạt động du lịch để phá hoại môi trường sinh thái VQG.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí