Những Thuật Ngữ Sử Dụng Trong Siêu Âm

cung, viêm phúc mạc hoặc sốc nhiễm trùng, tỷ lệ chết có thể cao hơn đáng kể (DeClue, 2016). Biến chứng phát triển trong khoảng 20% chó bị viêm tử cung, phổ biến nhất là viêm phúc mạc 12% (Jitpean & cs., 2014a; Fransson & cs., 2007). Các biến chứng khác bao gồm viêm đường tiết niệu, tắc mạch, viêm tủy xương, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm khớp nhiễm khuẩn, vết mổ bị sưng, chấn thương niệu đạo, tái động dục, tiểu không tự chủ.

Điều trị bảo tồ

Lựa chọn điều trị viêm tử cung bằng phẫu thuật hay bảo tồn, thì việc truyền dịch và kháng sinh là cần thiết. Điều trị viêm tử cung hiệu quả phải đảm bảo sau điều trị, chó vẫn động dục và phối giống chó chửa, không giống như cắt tử cung và buồng trứng. Bệnh viêm tử cung có thể tái phát, sự tái phát do chó cái bị kích thích bởi progesterone. Tỷ lệ tái phát từ 20% đến 25% sau lần động dục tiếp theo, 19% đến 40% trong 24 tháng, và 77% vào 27 tháng sau khi điều trị viêm tử cung không phẫu thuật. Nên cho sinh sản càng sớm càng tốt sau điều trị, nếu không sẽ tái phát viêm tử cung trở lại. Vì vậy, phương pháp cắt bỏ tử cung và buồng trứng thường được khuyến khích thay vì phải điều trị lặp đi lặp lại.

Đối với việc điều trị bảo tồn, ngoài điều trị khỏi bệnh viêm tử cung còn phải động dục trở lại và chó phải có chửa sau phối giống. Điều quan trọng là các chó đang trong tình trạng không quá nặng (nguy kịch) và tiên lượng hiệu quả điều trị đối với một số loại thuốc được sử dụng (Fieni, 2006). Chống chỉ định bao gồm bệnh toàn thân, sốt hoặc hạ thân nhiệt, thai trong tử cung, rối loạn chức năng nội tạng hoặc các biến chứng, chẳng hạn như viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết. Tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra, và nhiễm độc nội độc tố và nhiễm trùng huyết có thể nhanh chóng biến một trường hợp viêm tử cung lâm sàng bình thường sang cấp cứu. Do đó, nhập viện được khuyến nghị cho phép theo dõi chặt chẽ, điều trị hỗ trợ và can thiệp nhanh. Dấu hiệu lâm sàng giảm và dịch tiết âm đạo hết, kích thước tử cung và các bất thường trong phòng thí nghiệm dần dần bình thường hóa trong 1 tuần đến 3 tuần. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng có thể cần thiết mà không chậm trễ nếu các biến chứng phát sinh hoặc tình trạng sức khỏe chung xấu đi và trong các trường hợp không kịp điều trị.

Chiến lược của điều trị là giảm thiểu tác dụng của progesterone bằng cách ngăn chặn sản xuất và hoạt động của progesterone, loại bỏ nhiễm trùng tử cung, thúc đẩy thư giãn cổ tử cung, loại bỏ mủ trong lòng tử cung và tạo điều kiện chữa lành tử cung. Các loại thuốc thường được sử dụng là prostaglandin PGF2alpha tự nhiên hoặc đồng phân của nó cloprostenol, chất chủ vận dopamine (cabergoline và bromocriptine) hoặc thuốc chặn thụ thể progesterone (aglepristone) (Verstegen & cs., 2008). Các phác đồ có sẵn bao gồm liệu pháp kháng khuẩn toàn thân, thường được khuyên dùng trong 2 tuần trở lên (Lopate, 2017). Điều trị hỗ trợ bổ sung, bao gồm cả truyền dịch và bổ sung chất điện giải, được bổ sung tùy thuộc vào kiểm tra thể chất và kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. PGF2alpha làm thoái hóa thể vàng và tăng trương lực tử cung và kích thích cơ trơn. Các tác dụng phụ như hạ thân nhiệt, đại tiện thường xuyên, tiêu chảy, chảy nước dãi, nôn mửa, bồn chồn, run rẩy và mệt mỏi là phổ biến và mức độ triệu chứng có thể kéo dài khoảng 1 giờ sau khi dùng. PGF2alpha nên được sử dụng cách xa bữa ăn để giảm nguy cơ nôn mửa. Điều trị bằng metoclopramide hoặc cho chó cái đi bộ trong 15 phút đến 20 phút sau khi dùng thuốc đã được khuyến cáo để giảm buồn nôn và nôn (Verstegen & cs., 2008; Greer, 2015). Tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc PGF2alpha, chẳng hạn như chết, sốc và rối loạn nhịp tim nhanh đã được báo cáo. Do đó, điều quan trọng là chọn liều thấp nhất có hiệu quả và nhập viện cho chó bệnh trong quá trình điều trị để theo dõi và can thiệp ngay nếu xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng. Các giống chó mặt ngắn có thể dễ bị co thắt phế quản, chống chỉ định với PGF2alpha (Lopate, 2017; Greer, 2015). Cần có sự đồng ý của chủ thú cưng về các rủi ro tiềm ẩn trước khi sử dụng thuốc. Một số công thức vẫn được thử nghiệm, vì hiệu quả và liều lượng tối ưu chưa được xác định. Đối với PGF2alpha tự nhiên, tức là dinoprost tromethamine, tiêm dưới da 0,1 mg/kg mỗi 12 giờ đến 24 giờ thường được khuyên dùng ở chó cái. Mặc dù sử dụng ở liều lượng thấp hơn của phạm vi nhà sản xuất kiến nghị và dùng một lần mỗi ngày, vẫn gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Các tác giả khác đề nghị bắt đầu bằng cách tiêm 10 µg/kg dưới da 5 lần vào ngày đầu tiên, tăng dần liều tới 25 µg/kg 5 lần vào ngày thứ hai và đạt 50 µg/kg vào ngày thứ 3. Liều 50 µg/kg sau đó được tiêm 3 lần đến 5 lần mỗi ngày từ ngày thứ 3 trở đi trong suốt thời gian điều trị, một tác dụng phụ gây ra trong 15% số chó cái được điều trị (Verstegen & cs., 2008). Một liều PGF2alpha tự nhiên 100 µg/kg tiêm dưới da mỗi ngày một lần trong 7 ngày dẫn đến sự phục hồi trong 7 con chó

cái, nhưng nhiều tác dụng phụ đã được quan sát và nên dùng liều thấp hơn (Jena & cs., 2013). PGF2alpha tự nhiên, 20 µg/kg được tiêm bắp 3 lần mỗi ngày trong tối đa 8 ngày liên tiếp kết quả khỏi 70% trong số 10 con chó cái và một thí nghiệm khác sử dụng 30 µg/kg được tiêm dưới da hai lần mỗi ngày trong 8 ngày, đã khỏi bệnh 100% trong số 7 con chó cái và không có tác dụng phụ khi sử dụng PGF2alpha (Sridevi & cs., 2000). Các công thức liều thấp gần đây được khuyên dùng hơn, PGF2alpha tiêm dưới da với liều 10-50µg/kg cứ sau 4-6 giờ (Lopate, 2017). Cloprostenol tương tự PGF2alpha tổng hợp được dùng với liều thấp hơn đáng kể so với PGF2alpha tự nhiên và các tính toán chính xác về liều lượng là rất quan trọng để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc chết. Đối với cloprostenol, tiêm dưới da 1 µg/kg đến 3 µg/kg mỗi 12 giờ đến 24 giờ để phân giải có tác dụng là liều khuyến cáo cho chó cái. Sử dụng cloprostenol tiêm dưới da liều thấp, 1 mg/kg mỗi ngày một lần có hiệu quả 100% nhưng với tỷ lệ tái phát cao (85%) và tỷ lệ sinh sản trở lại sau điều trị là 14% (Jena & cs., 2013). Các chất chủ vận dopamine cabergoline và bromocriptine có hiệu quả thoái hóa thể vàng từ ngày 25 sau động dục vì tác dụng antiprolactin của chúng đã được sử dụng cùng với PGF2alpha để tăng cường điều trị bệnh viêm tử cung (England & cs., 2007). Cabergoline thường gây nôn ít hơn bromocriptine, đó là một ưu điểm (Lopate, 2017). Ngoài ra Cabergoline kết hợp với liều thấp cloprostenol đã giúp điều trị thành công 90,5% của 22 chó cái (England & cs., 2007). Sử dụng cabergoline và cloprostenol có 83% trong số 29 con chó cái khỏi bệnh (Corrada & cs., 2006). Sự kết hợp này cũng cho thấy hiệu quả nhất so với chỉ dùng đơn lẻ cloprostenol hoặc PGF2alpha liều thấp (Jena & cs., 2013). Progesterone aglepristone blocker thường được sử dụng ở châu Âu để điều trị viêm tử cung nhưng hiện không được chấp thuận sử dụng ở Bắc Mỹ. Aglepristone liên kết với các thụ thể progesterone một cách hiệu quả nhưng không kích thích bất kỳ tác dụng nội tiết nào. Tác dụng phụ thường hiếm gặp và không nghiêm trọng, cổ tử cung mở trong vòng 48 giờ (Fieni, 2006; Contri & cs., 2015; Trasch & cs., 2003). Theo khuyến nghị, aglepristone 10 mg/kg được tiêm dưới da mỗi ngày một lần vào các ngày 1, 2 và 7 hoặc 8 và vào các ngày 14 và 28 ở các trường hợp không chữa khỏi. Công thức này có tỷ lệ thành công từ 46% đến 100%, tỷ lệ tái phát 0% đến 48% và tỷ lệ sinh sản trở lại tiếp theo là 69% đến 85% (Gogny & Fieni, 2016). Aglepristone được dùng thường xuyên hơn (vào các ngày 1, 3, 6 và 9) điều trị thành công ở 47 chó cái và không có tái phát trong tối đa 2 năm theo dõi (C.ontri & cs., 2015).

2.3. CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BẰNG SIÊU ÂM

2.3.1. Định nghĩa siêu âm

Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao (siêu âm) để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Siêu âm không sử dụng các phóng xạ ion hóa (như X quang). Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu (Mattoon &Thomas, 2015).

Siêu âm là một khảo sát y học không xâm lấn (không gây chảy máu) giúp cho các bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Siêu âm quy ước tạo ra những hình ảnh các lát cắt mỏng và phẳng của cơ thể. Những tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm bao gồm siêu âm 3 chiều (siêu âm 3D) có khả năng tái tạo lại dữ liệu thu nhận được từ sóng âm thành hình ảnh 3 chiều. Siêu âm 4 chiều (siêu âm 4D) là siêu âm 3 chiều có ghi nhận sự chuyển động.

Siêu âm Doppler là một kỹ thuật siêu âm đặc biệt giúp đánh giá dòng máu chảy trong các mạch máu, bao gồm các động mạch và tĩnh mạch chính của cơ thể như ở bụng, cánh tay, chân và cổ.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 5

Có 3 loại siêu âm Doppler:

Siêu âm Doppler màu: dùng máy vi tính để chuyển giá trị Doppler thành một chuỗi các màu sắc để diễn tả tốc độ và hướng đi của dòng máu chảy bên trong các mạch máu.

Siêu âm Doppler năng lượng là một kỹ thuật mới nhạy cảm hơn siêu âm Doppler màu và có khả năng cung cấp thông tin chi tiết hơn về dòng máu, đặc biệt là ở những dòng máu nhỏ.

Siêu âm Doppler phổ là biểu diễn giá trị Doppler theo dạng trực quan, siêu âm phổ biểu diễn đại lượng dòng máu dưới dạng biểu đồ dưới dạng khoảng cách đi được trong mỗi đơn vị thời gian.

2.3.2. Cấu tạo máy siêu âm

Bộ điều khiển gồm có máy vi tính và nguồn điện, màn hình và đầu dò được dùng để scan cơ thể và các mạch máu. Đầu dò là một thiết bị nhỏ cầm tay tương tự như chiếc microphone, được nối với máy bằng một dây dẫn. Đầu dò sẽ phát sóng

âm có tần số cao vào cơ thể rồi sau đó thu lại sóng dội ngược từ các mô trong cơ thể (Phạm Minh Thông, 2011). Nguyên lý hoạt động của nó tương tự như thiết bị phát hiện tàu ngầm.

Hình ảnh siêu âm sẽ được hiển thị ngay lập tức ở màn hình kế bên tương tự như màn hình vi tính hoặc màn hình TV. Hình ảnh được tạo ra dựa vào biên độ (độ mạnh), tần số và thời gian tín hiệu âm quay trở về đầu dò từ cơ thể.

2.3.3. Nguyên tắc hoạt động

Siêu âm dựa trên cùng một nguyên tắc hoạt động của hệ thống định vị ở loài dơi, các tàu thuyền. Khi sóng âm va vào một vật thể, nó sẽ bị dội trở lại, hoặc phản âm trở lại. Bằng cách đo những sóng dội này, người ta có thể xác định được độ xa cũng như kích thước, hình dạng và mật độ của vật thể (vật thể có tính chất rắn, hay chứa đầy dịch, hoặc cả hai). Trong siêu âm, đầu dò vừa phát sóng âm vừa ghi nhận sóng dội trở lại. Khi đầu dò được ấn vào da, nó sẽ truyền những xung nhỏ của các sóng âm có tần số cao không nghe được đi vào cơ thể. Khi sóng âm dội lại từ các nội tạng bên trong cơ thể, dịch và mô, một microphone rất nhạy cảm của đầu dò sẽ ghi nhận lại những thay đổi nhỏ trong cao độ và hướng của âm. Những tín hiệu sóng này sẽ được đo đạc ngay lập tức và thể hiện trên máy vi tính bằng cách tạo ra những hình ảnh theo thời gian thực ở màn hình. Một hoặc nhiều khung hình sẽ được chụp lại làm hình tĩnh.

Siêu âm Doppler, một ứng dụng đặc biệt của siêu âm, dùng để đo hướng và vận tốc của các tế bào máu khi chúng di chuyển trong mạch máu. Sự chuyển động của các tế bào máu gây ra sự thay đổi về cao độ của sóng âm phản hồi lại (được gọi là hiệu ứng Doppler). Máy vi tính sẽ thu thập và xử lý những sóng âm này để tạo ra biểu đồ hoặc hình màu thể hiện dòng chảy của máu trong các mạch máu.

2.3.4. Cơ sở vật lý của siêu âm

Cơ chế phát sóng âm: Sóng âm được tạo ra do chuyển đổi năng lượng từ điện thành các sóng xung tương tự như phát xạ tia X, phát ra từ các đầu dò, có cấu trúc cơ bản là gồm điện áp (piezo-electric). Sóng âm thanh chỉ truyền qua vật chất mà không truyền qua được chân không, vì không có hiện tượng rung.

Một trong những đặc điểm cơ bản nhất là tần số sóng âm phụ thuộc vào bản chất của vật có độ rung khác nhau. Đơn vị đo tần số là Hertz, tức là số chu kỳ dao động trong một giây.

Bản chất của siêu âm: để hiểu được siêu âm ta phải hiểu âm thanh, đó là những dao động sóng hình sin có tần số từ 20Hz - 20.000Hz. Nếu sóng âm tần số thấp <20Hz gọi là hạ âm, >20.000Hz gọi siêu âm. Trong lĩnh vực Y tế người ta dùng sóng âm với tần số từ 2 MHz đến 20 MHz (1 MHz = 109Hz) tùy theo yêu cầu thăm khám.

Tính chất của siêu âm:

Trong môi trường có cấu trúc đồng nhất, sóng âm lan truyền theo đường thẳng, và bị mất năng lượng dần gọi là suy giảm. Sự suy giảm theo luật nghịch đảo của bình phương khoảng cách. Sự hấp thu quan trọng của năng lượng âm gặp vật chất tạo nhiệt. Tuy nhiên, sự mất năng lượng trong siêu âm không giống bức xạ tia X, vì ở đây còn có hiệu ứng quang từ hoặc hiệu ứng Compton. Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào độ cứng và tỷ trọng của môi trường vật chất xuyên qua, trong cơ thể người: mỡ 1450; nước 1480; mô mềm 1540; xương 4100 m/s.

Trong môi trường có cấu trúc không đồng nhất, một phần sóng âm sẽ phản hồi ở mặt phẳng thẳng góc với chùm sóng âm tạo nên âm dội hay âm vang (echo), phần còn lại sẽ lan truyền theo hướng của chùm sóng âm phát ra. Như vậy, ở đường ranh giới giữa hai môi trường có trở kháng âm (acoustic impedance), ký hiệu là Z, Z khác nhau tùy thuộc cấu trúc của vật chất đặc biệt là số nguyên tử. Sóng phản hồi sẽ thu nhận bởi đầu dò, sau đó được xử lý trong máy và truyền ảnh lên màn hình (display), hoặc ghi lại trên phim, giấy in hoặc trên băng đĩa từ. Tuy nhiên, các sóng phản hồi không được thu nhận bởi đầu dò sẽ bị biến mất theo luật suy giảm.

Khi chùm sóng đi qua mặt phẳng phân cách với một góc nhỏ, chùm âm phát ra sẽ bị thụt lùi một khoảng so với chùm âm tới còn gọi là nhiễu âm, chính điều này sẽ tạo ra ảnh giả.

Đầu dò (Transducer - Probe) làm nhiệm vụ vừa phát vừa thu sóng âm phản hồi. Nó bao gồm một hoặc nhiều miếng gốm áp điện (piezo-eletric), khi có dòng điện xoay chiều tần số cao khích thích vào miếng gốm, làm cho nó co giãn và phát ra xung siêu âm. Ngược lại khi miếng áp điện rung lên do sóng siêu âm dội trở về sẽ tạo ra một xung động. Sóng siêu âm lan truyền vào các mô trong cơ thể gặp các mặt phẳng, các sóng âm dội trở về. Mỗi âm dội mà đầu dò thu nhận được sẽ chuyển thành tín hiệu điện, từ tín hiệu này sẽ được chuyển thành tín hiệu trên màn hình, và tất cả chùm sóng âm quét tạo nên hình ảnh siêu âm.

Tùy theo máy và hãng sản xuất, các đầu dò quét được nhờ một hệ thống cơ khí hay điện tử, với chùm thăm dò theo hình chữ nhật hay rẻ quạt.

Đầu dò quét cơ học:

Trong đầu dò có bộ chuyển động được gắn với tinh thể gốm áp điện hoặc một tấm gương phản âm. Chức năng của bộ này giống như một bộ đèn pha quét ánh sáng chùm đơn, chuyển động nhờ một bánh xe hoặc một chuyển động kế. Các dao động sóng sẽ phản chiếu nhờ tấm gương (Phạm Minh Thông, 2011).

Đầu dò quét điện tử:

Các tinh thể gốm áp điện được xếp thành một dãy theo chiều ngang (tuyến tính), được mở ra một cửa sổ (aperture) nhỏ lớn phụ thuộc vào số lượng tinh thể, chiều rộng của chùm sóng âm khi phát ra (Phạm Minh Thông, 2011).

2.3.5. Các loại kỹ thuật siêu âm

Siêu âm kiểu A (Amplitude): ghi lại sóng phản hồi bằng những xung nhọn, mà vị trí tương ứng với chiều sâu và biên độ tỷ lệ thuận với cường độ của âm vang. Kiểu A ít có giá trị về chẩn đoán. Mà dùng để kiểm tra sự chính xác của máy siêu âm (Phạm Minh Thông, 2011).

Siêu âm kiểu B hay 2 chiều (2D - bidimention): mỗi sóng xung kiểu A đều được ghi lại bằng một chấm sáng nhiều hay ít tùy theo cường độ của âm dội. Sự di chuyển của đầu dò trên da bệnh súc cho phép ghi lại cấu trúc âm của các mô trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm tia, đây là phương pháp siêu âm cắt lớp (Echotomography). Hình thu được từ các âm vang này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ và chuyển thành tín hiệu trên màn truyền bằng các chấm trắng đen, xám (Phạm Minh Thông, 2011).

Siêu âm kiểu động (Dynamic): là một loại siêu âm hai chiều với tốc độ quét nhanh, tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real time). Kiểu động so với kiểu B tựa như điện ảnh so với chụp ảnh (Phạm Minh Thông, 2011).

Siêu âm kiểu TM (Time Motion): trong kiểu siêu âm này âm vang sẽ ghi lại theo kiểu A, nhưng chuyển động theo thời gian nhờ màn hình quét ngang thường xuyên. Do đó những cấu trúc đứng yên trên màn hình là một đường thẳng, còn những cấu trúc chuyển động là một đường cong ngoằn nghèo tùy theo sự chuyển

động của cơ quan thăm khám. Siêu âm kiểu này thường dùng để khám tim (Phạm Minh Thông, 2011).

Siêu âm kiểu Doppler (Động): Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Có 3 loại Doppler: D liên tục, D xung, D màu, người ta thường phối hợp hệ thống D với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX. Ngày nay, người ta còn mã hóa các dòng chảy của siêu âm chính là siêu âm động-màu, siêu âm D năng lượng (Power Doppler), siêu âm tổ chức (tissue doppler) và siêu âm đa chiều rất tiện cho việc thăm khám tim-mạch và sản khoa (Phạm Minh Thông, 2011).

2.3.6. Những thuật ngữ sử dụng trong siêu âm

Hình bờ: Biểu hiện ranh giới giữa hai môi trường đặc khác nhau (gan-thận phải; lách-thận trái; khối u đặc-nhu mô bình thường), giới hạn của một cấu trúc lỏng bình thường hay bệnh lý (bàng quang, túi mật, áp se).

Hồi âm tăng: Mô tả cấu trúc có mức độ xám tăng so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường.

Hồi âm giảm: Mô tả cấu trúc có mức độ xám giảm so với độ hồi âm của cấu trúc nền xung quanh hoặc so với tình trạng bình thường.

Không có hồi âm: Mô tả cấu trúc không được sóng phản hồi, có độ xám rất thấp hoặc hiển thị màu đen như máu, nước tiểu, dịch mật.

Đồng nhất và không đồng nhất: Đồng nhất là mô tả độ đồng đều về mặt hồi âm của toàn bộ cấu trúc. Không đồng nhất là mô tả cấu trúc có nhiều mức độ hồi âm khác nhau.

Bóng lưng và tăng cường âm: Bóng lưng là một dải xám tối hơn môi trường xung quanh ở ngay phía sau cấu trúc. Tăng cường âm là một dải sáng hẳn lên ngay trên cấu trúc.

Hiện tượng dội lại (đa âm phản hồi): Hình ảnh xuất hiện trên màn hình siêu âm là một loạt hình ảnh giả của mặt phân cách với những khoảng cách đều nhau phía sau mặt phân cách thật với kích thước và độ hồi âm nhỏ dần.

Thứ tự hồi âm: Mức độ hồi âm phụ thuộc vào mô và vật chất của cơ thể:

Mật-nước tiểu < vùng tủy thận < cơ < vùng vỏ thận< gan < mỡ dự trữ <

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023