Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

ADH

Antidiuretic Hormone

Hormone chống bài niệu

ALP

Alkaline phosphatase

Phosphatase kiềm

BUN

Blood Urea Nitrogen

Urê máu

CEH


Cystic endometrial hyperplasia

Tăng sản nội mạc tử cung dạng nang

E.coli

Escherichia coli

Escherichia coli

ET

Endotoxin

Endotoxin

GnRH

Gonadotropin-Releasing

Hormone

Hormone giải phóng gonadotropin

GOT

Glutamic Oxaloacetic

Transaminase

Glutamic Oxaloacetic Transaminase

GPT

Glutamic Pyruvic

Transaminase

Glutamic Pyruvic Transaminase

HBG

Hemoglobin

Lượng huyết sắc tố

HCT

Hematocrit

Tỷ lệ thể tích hồng cầu

LH

Luteinizing Hormone

Hormone kích thích rụng trứng

LK

Left Kidney

Thận trái

MCV

Mean corpuscular volume

Thể tích trung bình hồng cầu

PCV

Packed cell volume

Dung tích hồng cầu

PGF2α

Prostaglandin F2 alpha

Prostaglandin F2 alpha

PLT

Platelet Count

Số lượng tiểu cầu

RBC

Red blood cell

Số lượng hồng cầu

RK

Right Kidney

Thận phải

UB

Urinary Bladder

Bàng quang

VTC

Pyometra

Viêm tử cung

WBC

White blood cell

Số lượng bạch cầu

SIRS

Systemicinflammatory respone

syndrome

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó - 2


DANH MỤC BẢNG


TT

Tên bảng

Trang


2.1. Loài vi khuẩn phân lập từ tử cung chó cái mắc viêm tử cung 10

2.2. Hình thái siêu âm tử cung chó trong chu kỳ động dục 27

4.1. Tỷ lệ các bệnh sinh sản trên đàn chó mang đến phòng khám 50

4.2. Thực trạng chó đến khám mắc bệnh viêm tử cung theo giống chó nội và

chó ngoại 54

4.3. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo mùa vụ 56

4.4. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa đẻ 57

4.5. Thực trạng chó đến khám bị viêm tử cung theo lứa tuổi 60

4.6. Tần suất xuất hiện triệu chứng biếng ăn ở chó biểu hiện viêm tử cung 63

4.7. Tần suất xuất hiện triệu chứng uống nhiều nước ở chó bị viêm tử cung 67

4.8. Tần suất xuất hiện triệu chứng sốt ở chó bị viêm tử cung 71

4.9. Tần suất xuất hiện triệu chứng chảy dịch viêm ở chó biểu hiện viêm

tử cung 76

4.10. Tần suất xuất hiện triệu chứng bụng to ở chó bị viêm tử cung 78

4.11. Tần suất xuất hiện triệu chứng nôn mửa ở chó bị viêm tử cung 80

4.12. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở chó bị viêm tử cung và chó khỏe 82

4.13. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó bị viêm tử cung và chó khỏe 85

4.14. Tần suất sử dụng phương pháp siêu âm ở chó bị bênh viêm tử cung 97

4.15. Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở chó theo các phương pháp điều trị khác nhau 99

4.16. Cơ hội thành công điều trị các dạng viêm tử cung và áp dụng phương pháp điều trị khác nhau 106

DANH MỤC HÌNH


TT

Tên hình

Trang


2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó 9

2.2. Hình ảnh về các phát hiện kiểm tra mô học trong các mô tử cung bị viêm 11

2.3. Phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung ở chó cái sinh sản. CEH, tăng

sản nội mạc tử cung 14

2.4. Đường sinh dục con cái bình thường, bên trái là một sơ đồ biểu diễn giải

phẫu của đường sinh dục con cái 26

2.5. Hình ảnh giai đoạn nghỉ ngơi bình thường của giống chó Scottish Terier

6 tuổi 28

2.6. Hình ảnh giai đoạn trước động dục ở giống Labrador Retriever 6 tuổi 28

2.7. Tử cung ở một con chó lai 12 tuổi khỏe mạnh 29

2.8. Hình ảnh cắt ngang của thân tử cung vị trí nhìn thấy ở giữa bàng quang

tiết niệu (UB) và đại tràng 29

2.9. Hình ảnh mặt cắt thẳng đứng dọc ở chính giữa của thân tử cung (con trỏ) 30

2.10. Hình ảnh mặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của cổ tử cung được mô tả bằng

một dòng tăng âm (con trỏ) 31

2.11. Hình ảnh mặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của thân tử cung trong giai

đoạn nghỉ ngơi (con trỏ) 32

2.12. Hình ảnh mặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của thân tử cung trong giai

đoạn trước động dục và động dục 32

2.13. Ảnh mặt cắt thẳng đứng ở chính giữa của thân tử cung trong giai đoạn sau

động dục (con trỏ) 33

3.1. Hình ảnh siêu âm thai 43

3.2. Hình ảnh siêu âm viêm tử cung 43

3.3. Hình ảnh siêu âm sỏi bàng quang 44

4.1. Chó đến ngày sinh nhưng đẻ khó, thai kẹt ở cổ tử cung và âm đạo 52

4.2. Hình ảnh viêm tử cung dạng mở (Mủ và dịch viêm chảy từ tử cung qua âm

đạo và ra ngoài) 77

4.3. Viêm tử cung dạng mở (dịch chảy ra ngoài âm đạo) 77

4.4. Viêm tử cung dạng đóng (bụng căng to do tử cung chứa đầy mủ) 77

4.5. Tử cung của chó nội 10 tháng tuổi 88

4.6. Niêm mạc của chó nội 12 tháng tuổi 88

4.7. Hình ảnh vi thể của tử cung chó bình thường, không thâm nhiễm các tế

bào viêm (Độ phóng đại100) 88

4.8. Tử cung của chó Corgi 6 tuổi viêm dạng đóng (Tử cung căng phồng chứa

nhiều mủ) 88

4.9. Tử cung xuất huyết nhiều và hoại tử (nội mạc tử cung dày lên, xuất hiện

tăng sản nội mạc tử cung dạng nang) 88

4.10. Huyết quản tăng sinh, phù nề chảy máu kèm theo xâm nhập nhiều tế bào

viêm gồm tương bào, lympho bào 89

4.11. Huyết quản tăng sinh, phù nề, chảy máu kèm theo nhiều tế bào viêm lympho bào 89

4.12. Lớp biểu mô tử cung thâm nhiễm tế bào viêm nghiêm trọng (Độ phóng

đại 200) 90

4.13. Hình ảnh tế bào viêm thâm nhiễm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính

và tế bào lympho (Độ phóng đại 400) 90

4.14. Hình ảnh u gan ở thùy đuôi gan (mũi tên) 92

4.15. Hình ảnh xơ gan (mũi tên) 92

4.16. Hình ảnh chó bụng báng nước (mũi tên) 92

4.17. Hình ảnh siêu âm xoang bụng tích dịch (mũi tên) 92

4.18. Hình ảnh viêm dạ dày (mũi tên) 93

4.19. Hình ảnh lồng ruột (mũi tên) 94

4.20. Hình ảnh dị vật trong ruột (mũi tên) 94

4.21. Hình ảnh viêm bàng quang (mũi tên) 94

4.22. Hình ảnh u bàng quang (mũi tên) 94

4.23. Hình ảnh sỏi bàng quang (mũi tên) 94

4.24. Hình ảnh siêu âm tử cung bị viêm của giống Corgi 6 tuổi (mũi tên) 96

4.25. Hình ảnh siêu âm tử cung bị viêm của giống Poodle 5 tuổi (mũi tên) 96

4.26. Hình ảnh siêu âm về thai (mũi tên) 96


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN


Tên tác giả: Nguyễn Thị Hoa

Tên luận án: Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng, ứng dụng siêu âm chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tử cung trên chó”.

Ngành: Sinh sản và Bệnh sinh sản gia súc Mã số: 9 64 01 06

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung

Chẩn đoán chính xác bệnh viêm tử cung bằng siêu âm kết hợp với chẩn đoán lâm sàng và phi lâm sàng để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm tử cung ở chó.

Mục tiêu cụ thể

Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung.

Chỉ ra được các biểu hiện lâm sàng và các chỉ tiêu phi lâm sàng ở những chó bị viêm tử cung.

Ứng dụng được chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm phát hiện bệnh viêm tử cung ở

chó.

Tìm ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp viêm tử cung ở chó.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu này bao gồm: 1) Thực trạng bệnh sinh sản trên chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám; 2) Các triệu chứng lâm sàng điển hình bệnh viêm tử cung ở chó được khám và điều trị; 3) Biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở chó bị bệnh viêm tử cung; 4) Nghiên cứu ứng dụng chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm bệnh viêm tử cung chó; 5) Kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ở chó.

- Phương pháp nghiên cứu bao gồm: 1) Phương pháp chẩn đoán lâm sàng; 2) Phương pháp phân loại các dạng viêm tử cung; 3) Phương pháp phân chia giống chó, mùa vụ, lứa đẻ, lứa tuổi; 4) Phương pháp tiến hành làm tiêu bản vi thể; 5) Phương pháp xét nghiệm sinh lý, sinh hóa máu; 6) Phương pháp chẩn đoán viêm tử cung bằng siêu âm; 7) Phương pháp chẩn đoán phân biệt viêm tử cung tích mủ với có chửa, thai lưu, chửa giả, viêm bàng quang và sỏi bàng quang; 8) Phương pháp chẩn đoán đẻ khó; 9)

Phương pháp điều trị bảo tồn; 10) Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa; 11) Hậu phẫu sau phẫu thuật; 12) Thu thập thông tin và xử lý số liệu.

Kết quả chính và kết luận

Kết quả chính

Trong tổng số 1273 ca sinh sản được mang đến khám và điều trị, trong đó đẻ khó là bệnh thường gặp nhất (76,36%), các bệnh chửa giả, sa âm đạo và hiện tượng sảy thai chiếm tỷ lệ rất thấp. Bệnh viêm tử cung có tỷ lệ mắc 10,68% chủ yếu ở giống chó ngoại (86,77%) và mắc nhiều nhất vào mùa hè (31,62%), ở chó từ trên 5 năm tuổi (49,26%). Chó mắc bệnh viêm tử cung không thường xuyên xuất hiện triệu chứng biếng ăn (38,24%), triệu chứng uống nhiều nước (13,97%), triệu chứng sốt (13,24%), chảy dịch viêm chủ yếu ở dạng mở (76,92%), triệu chứng bụng to và nôn mửa xảy ra rất ít (7,35% và 13,97%). Số lượng hồng cầu trung bình và hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng

bạch cầu cao hơn so với chó khỏe (31,68 ± 3,97 so với 10,96 ± 1,10), số lượng bạch cầu trung tính là 11,28 ± 4,05 109/L, lymphocyte 16,89 ± 2,5 109/L, monocyte 10,15 ± 2,4. Nồng độ Urea cao hơn trên các trường hợp viêm tử cung (9,48 ± 2,02 mmol/L) so với chó khoẻ (4,38 ± 0,45 mmol/L); chỉ số GOT ở chó bệnh cao hơn so với chó khỏe (44,73

± 4,38U/L so với 27,32 ± 3,98 U/L), chỉ số GPT giảm so với chó khỏe nhưng vẫn trong ngưỡng sinh lý. Phương pháp phẫu thuật cho hiệu quả điều trị thành công thấp hơn so với phương pháp bảo tồn (tỷ số odd 0,24, P=0,009).

Kết luận

Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 10,68% trong tổng số 1273 ca bệnh sản khoa, bệnh thường xảy ra ở giống chó ngoại, chó không cho sinh sản (chưa đẻ lứa nào) và trên 5 năm tuổi và vào thởi điểm mùa hè. Các triệu chứng như biếng ăn, uống nhiều nước, sốt, bụng to, nôn mửa thường là dấu hiệu chẩn đoán lâm sàng nhưng không xảy ra thường xuyên, triệu chứng chảy dịch viêm chủ yếu rơi vào viêm tử cung dạng mở (93,75%). Đối với chó bị viêm tử cung, xét nghiệm chỉ số sinh lý máu ở chó viêm tử cung cho thấy số lượng bạch cầu tăng trong khi số lượng hồng cầu và tiểu cầu giảm. Xét nghiệm chỉ số sinh hóa máu chó bị viêm tử cung cho thấy chức năng gan không bị ảnh hưởng nhiều, chức năng thận giảm so với chó khỏe. Phương pháp siêu âm để chẩn đoán bệnh viêm tử cung mang lại hiệu quả chẩn đoán cao đặc biệt đối với viêm tử cung dạng đóng. Phương pháp điều trị bằng bảo tồn và phẫu thuật đều cho kết quả khỏi cao (91,4% và 71,88%).


THESIS ABSTRACT


PhD candidate: Nguyen Thi Hoa

Thesis title: Research on several clinical and non-clinical indicators application of ultrasound in canine pyometra diagnosis and treatment.

Major: Veterinary Theriogenology Code: 9 64 01 06

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

Research Objectives

Overall objective

Accurate diagnosis of pyometra by ultrasound combined with clinical and non- clinical diagnoses to provide an effective treatment for pyometra in dogs.

Detailed objectives

Identification of factors affecting pyometra.

Clinical symptoms and non-clinical indicators in dogs with pyometra. Application of ultrasound to detect pyometra in dogs.

Find out appropriate treatments for each type of pyometra in dogs.

Materials and methods

The research contents include: 1) Current status of reproductive diseases in dogs brought to the clinic for examination and treatment; 2) Typical clinical symptoms of pyometra in dogs brought to Gaia pets clinic for examination and treatment; 3) Changes in some physiological and biochemical indicators of pyometra; 4) Research on the application of ultrasound in canine pyometra; 5) Results of canine pyometra treatment.

Research methods: 1) Clinical diagnostic methods; 2) Methods of classifying types of pyometra; 3) The method of grouping according to breeds, seasons, parity and age; 4) Method of making microscopy; 5) Physiological and biochemical testing methods; 6) Diagnosis of pyometra by ultrasound; 7) Methods of differential diagnosis of pyometra with pregnancy, stillbirth, pseudocyesis, cystitis and bladder stones; 8) Method for diagnosis of dystocia; 9) Conservative treatment method; 10) Surgical method; 11) Post-operative care after surgery;

12) Methods of data processing.

Main findings and conclusions

Main findings

A total of 1273 reproductive disease cases were brought for examination and treatment at Gaia pets clinic; Dystocia was the most common disease with the rate of 76,36%, while pseudocyesis, vaginal prolapse and miscarriages accounted for a very low rate. Particularly for pyometra, there was an incidence of 10,68% (136 cases), mainly in foreign dog breeds (86,77%), summer (31,62%), parity 0 and over 6 years old. Dogs with pyometra did not often show symptoms of anorexia (38,24%) and drunk water (13,97%), fever (13,24%), large abdomen (7,35%) vomiting symptoms (13,97%) and the incidence of purulent in closed-cervix accounted for 76,92%. The mean red blood cell count and the hemoglobin content decreased, the white blood cell count increased more than in healthy dogs (31,68 ± 3,97 compared with 10,96 ± 1,10), the neutrophil count was 11,28 ± 4,05

109/L, lymphocyte 16,89 ± 2,5 109/L, monocyte 10,15 ± 2,4. Urea concentration was

higher in cases diagnosed with necrotizing its (9,48 ± 2,02 mmol/L) compared with healthy dogs (4,38 ± 0,45 mmol/L); GOT index in diseased dogs increased more than healthy dogs (44,73 ± 4,38 U/L compared with 27,32 ± 3,98 U/L) while GPT index decreased compared with healthy dogs but still within the physical threshold. Using the surgical method for successful treatment was lower than the conservative method (odds ratio 0,24, P=0,009).

Conclusions

Pyometra accounts for a rate of 10,68% of the total 1,273 obstetric cases, this disease often occurred in foreign dog breeds, non-breeding dogs (haven't given birth yet), aged from over 5 years old and in the summer. Symptoms such as anorexia, hyperhydration, fever, abdominal distension, and vomit were often clinical signs but did not occur frequently, symptoms of inflammatory exudate mainly detected in open pyometra (93,75%). For dogs with pyometra, physiological test results the white blood cell count increased while the red blood cell and platelet count decreased. Serum biochemical test results showed that liver function was not affected much, kidney function decreased compared to healthy dog. Ultrasonography, especially for the diagnosis of the closed cervix, offered high diagnostic accuracy. Both conservative and surgical treatments showed high cure rates (91,40% and 71,88%).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023