19. Luôn quan tâm, cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết. | |
Chất lượng phương tiện hữu hình: | Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự (2015) |
20. Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại | |
21. Các thiết bị được trang bị mới, đầy đủ. | |
22. Hệ thống điện nước đầy đủ | |
23. Môi trường, phòng ở sạch sẽ, cảnh trí xung quanh trong lành | |
24. Giao thông, di chuyển thuận tiện | |
25. Chủ nhà ngăn nắp, lịch sự. | |
SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH | Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự (2015) |
26. Bạn tin tưởng vào nơi cung cấp dịch vụ homestay bạn đã chọn | |
27. Bạn hài lòng về mức đáp ứng của dịch vụ | |
28. Bạn hài lòng về năng lực phục vụ của dịch vụ | |
29. Bạn nhận được sự cảm thông trong chất lượng dịch vụ: | |
30. Bạn hài lòng về chất lượng phương tiện hữu hình của dịch vụ | |
31. Tóm lại, bạn hài lòng về chất lượng dịch vụ Homestay | |
Ý ĐỊNH HÀNH VI TRONG TƯƠNG LAI | Mohd Noor Ismawi Ismail và cộng sự (2015) |
32. Tôi sẽ tiếp tục sử dụng loại hình dịch vụ này cho các chuyến du lịch sắp tới. | |
33. Tôi đã và sẽ tiếp tục chia sẻ những trải nghiệm tích cực về dịch vụ này cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. | |
34. Tôi sẽ gợi ý và giới thiệu loại hình du lịch này cho người khác khi họ cần lời khuyên cho chuyến du lịch của mình. |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Về Chất Lượng Dịch Vụ “Homestay” Và Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch:
- Mô Hình Nghiên Cứu Của Mukhles Al-Ababneh (2013) Về “Chất Lượng Dịch Vụ Và Sự Hài Lòng Của Khách Du Lịch Tại Đi M Đến Jammu Và
- Mô Hình Chung Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Dịch Vụ, Sự Hài Lòng Và Ý Định Hành Vi
- I M Định Độ Tin C Y Của C C Thang Đo Cron Ach S Alpha:
- Kết Quả Kiểm Định Cronbach’S Alpha Cho Mô Hình Nghiên Cứu Chất Lượng Dịch Vụ, Sự Hài Lòng Và Ý Định Hành Vi Của Khách Du Lịch Nội Địa Đối
- Kết Quả Đánh Giá Độ Phù Hợp Của Mô Hình Hồi Quy
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Nguồn: do tác giả tự tổng hợp
3.2.3.2. Kết quả thảo lu n nhóm:
Sau khi tiến hành thảo luận nhóm gồm 10 người đã từng trải nghiệm du lịch Homestay trong 12 tháng qua, tác giả nhận được kết quả như sau:
- Mọi người đều cảm thấy các biến quan sát rất rõ ràng, dễ hiểu.
- Nhóm thảo luận kiến nghị đổi cụm từ “đã và sẽ tiếp tục” tại biến quan sát “Tôi đã và sẽ tiếp tục chia sẻ những trải nghiệm tích cực về dịch vụ này cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp.” của yếu tố “Ý ĐỊNH HÀNH VI TRONG TƯƠNG LAI”
thành cụm từ “chủ động” vì cụm từ cũ không thể hiện rõ được mục đích cũng như sự chủ động trong hành vi của du khách.
- Các thành viên tham gia thảo luận nhóm đồng ý gộp hai biến “Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại” và “Các thiết bị được trang bị mới, đầy đủ” thành một biến “Cơ sở vật chất tiện nghi, các trang thiết bị hiện đại, đầy đủ” vì hai biến này đều có ý nghĩa tương tự và khi gộp lại đáp viên vẫn có thể hiểu được, bên cạnh đó, việc gộp biến này cũng đồng quan điểm của một chuyên gia đã thảo luận trong buổi thảo luận chuyên gia trước đó.
3.2.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu:
Từ kết quả thảo luận chuyên gia và thảo luận nhóm, tác giả đã đưa ra mô hình hiệu chỉnh, thang đo biến quan sát chính thức và nêu lại các giả thuyết như sau:
- Mô hình nghiên cứu chính thức (Hình 3.2)
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu chính thức
- Thang đo và các biến quan sát chính thức sau khi có kết quả nghiên cứu định tính: gồm 33 biến quan sát cho các biến độc lập và 2 biến phụ thuộc, sự điều chỉnh được thể hiện trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Thang đó các biến quan sát chính thức sau khi hiệu chỉnh mô hình:
Thang đo iến quan s t đề xuất | Thang đo iến quan sát hiệu chỉnh | |
TR | Độ tin cậy trong chất lượng dịch vụ | Độ tin cậy trong chất lượng dịch vụ |
TR1 | 1. Khách du lịch vẫn có không gian riêng tư khi ở lại nhà gia chủ. | Giữ nguyên |
TR2 | 2. Chủ nhà ghi nh n lại thông tin cá nhân du khách. | Chủ nhà cam kết bảo m t dữ liệu và thông tin cá nhân du khách. |
TR3 | 3. Chủ nhà luôn thực hiện đầy đủ các dịch vụ đã hứa hẹn ban đầu | Giữ nguyên |
TR4 | Đảm bảo an ninh cho du khách hi đến du lịch tại nhà | |
TR5 | 4. Cung cấp các gói dịch vụ du lịch đã hứa hẹn một cách tốt nhất và nhanh chóng | Giữ nguyên |
RE | Mức đáp ứng của dịch vụ | Mức đáp ứng của dịch vụ |
RE1 | 5. Các dịch vụ được cung cấp một cách nhanh chóng | Giữ nguyên |
RE2 | 6. Chủ nhà sẵn sàng giúp đỡ du khách khi cần thiết | Giữ nguyên |
RE3 | 7. Luôn đặt nhu cầu của du khách lên trên hết | Giữ nguyên |
RE4 | 8. Hỗ trợ du khách các bữa ăn, đặc biệt là các món ăn đặc trưng địa phương | Giữ nguyên |
RE5 | 9. Chủ nhà lịch sự, tử tế, có nếp sống văn minh | Giữ nguyên |
AS | Năng lực phục vụ | Năng lực phục vụ |
AS1 | 10. Chủ nhà luôn phục vụ du khách một cách nhiệt tình và lịch sự | Giữ nguyên |
AS2 | 11. Các bữa ăn, nguyên vật liệu nấu ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm | Giữ nguyên |
AS3 | 12. Chủ nhà có kỹ năng và nhiều kiến thức, đặc biệt là về những nét văn hóa đặc trưng địa phương để giới thiệu và giúp du khách thấu hiểu hơn về địa phương. | Giữ nguyên |
AS4 | 13. Chủ nhà cung cấp các hoạt động, dịch vụ an toàn, đảm bảo | Giữ nguyên |
AS5 | 14. Các biện pháp phòng tránh, | Giữ nguyên |
phòng hộ theo đúng tiêu chuẩn | ||
EM | Sự cảm thông: | Sự cảm thông: |
EM1 | 15. Chủ nhà thấu hiểu được những nhu cầu cũng như mong muốn của khách du lịch. | Giữ nguyên |
EM2 | 16. Chủ nhà đối xử với du khách một cách thân thiện, không tạo cho du khách cảm giác xa lạ | Giữ nguyên |
EM3 | 17. Chú ý những nhu cầu đặc biệt của du khách chẳng hạn như đối với những du khách có trẻ nhỏ, hoặc người lớn tuổi, cần sự yên tĩnh… | Giữ nguyên |
EM4 | 18. Luôn quan tâm, cung cấp sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết. | Giữ nguyên |
TA | Chất lượng phương tiện hữu hình: | Chất lượng phương tiện hữu hình: |
TA1 | 19. C sở v t chất tiện nghi, hiện đại | 1. C sở v t chất tiện nghi, các trang thiết bị hiện đại, đầy đủ. |
20. Các thiết bị được trang bị mới, đầy đủ. | ||
TA2 | 21. Hệ thống điện nước đầy đủ | Giữ nguyên |
TA3 | 22. Môi trường, phòng ở sạch sẽ, cảnh trí xung quanh trong lành | Giữ nguyên |
TA4 | 23. Giao thông, di chuyển thuận tiện | Giữ nguyên |
TA5 | 24. Chủ nhà ngăn nắp, lịch sự. | Giữ nguyên |
SA | SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH | SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH DU LỊCH |
SA1 | 25. Bạn tin tưởng vào nơi cung cấp dịch vụ homestay bạn đã chọn | Giữ nguyên |
SA2 | 26. Bạn hài lòng về mức đáp ứng của dịch vụ | Giữ nguyên |
SA3 | 27. Bạn hài lòng về năng lực phục vụ của dịch vụ | Giữ nguyên |
SA4 | 28. Bạn nhận được sự cảm thông trong chất lượng dịch vụ: | Giữ nguyên |
SA5 | 29. Bạn hài lòng về chất lượng phương tiện hữu hình của dịch vụ | Giữ nguyên |
SA6 | 30. Tóm lại, bạn hài lòng về chất lượng dịch vụ Homestay | Giữ nguyên |
IN | Ý ĐỊNH HÀNH VI TRONG TƯƠNG LAI | Ý ĐỊNH HÀNH VI TRONG TƯƠNG LAI |
IN1 | 31. Tôi sẽ tiếp tục sử dụng loại hình dịch vụ này cho các chuyến du lịch | Giữ nguyên |
sắp tới. | ||
IN2 | 32. Tôi đã và sẽ tiếp tục chia sẻ những trải nghiệm tích cực về dịch vụ này cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. | Tôi chủ động chia sẻ những trải nghiệm tích cực về dịch vụ này cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp. |
IN3 | 33. Tôi sẽ gợi ý và giới thiệu loại hình du lịch này cho người khác khi họ cần lời khuyên cho chuyến du lịch của mình. | Giữ nguyên |
- Các giả thuyết nghiên cứu vẫn được giữ nguyên như giả thuyết đề xuất ban đầu:
H1: Độ tin cậy của du khách đối với dịch vụ càng cao, sự hài lòng của du khách càng cao.
H2: Mức đáp ứng của dịch vụ càng cao, sự hài lòng của du khách càng cao
H3: Năng lực phục vụ tại địa điểm homestay càng cao, sự hài lòng của du khách càng cao.
H4: Yếu tố cảm thông trong chất lượng dịch vụ homestay càng nhiều, sự hài lòng của du khách càng cao.
H5: Chất lượng phương tiện hữu hình của dịch vụ homestay được cung cấp càng cao, sự hài lòng của du khách càng cao
H6: Mức độ hài lòng của khách du lịch homestay càng cao, những ý định hành vi của họ trong tương lai càng tích cực.
3.3. Thiết ế nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng dùng để kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã điều chỉnh từ nghiên cứu định tính. Các thang đo này được kiểm định bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Sau khi kiểm định thang đo, tác giả sẽ tiếp tục kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu từ các biến quan sát còn lại bằng phương pháp phân tích tương quan - hồi quy.
3.3.1. Thiết kế m u nghiên cứu:
3.3.1.1. Chọn ích thước m u
Để có thể thực hiện phân tích nhân tố EFA và kiểm định hồi quy bội, tác giả dùng hai cách để xác định kích thước mẫu như sau:
- Theo Hair và các cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1, có nghĩa là kích thước mẫu tối thiểu phải là n>=5*x+5 với x là tổng số biến quan sát. Theo đó, dựa vào số biến quan sát tác giả đã nêu ở mô hình đã hiệu chỉnh là 33, thì sẽ có n>= 5*33 + 5 = 170 mẫu.
- Công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho kiểm định hồi quy bội như sau: n>= 50+8p với p là số lượng biến độc lập trong hình. Theo đó, với số biến độc lập là 6 theo như mô hình nghiên cứu chính thức, tác giả tính được n>= 50+8*6=98 mẫu.
Dựa theo hai cách tính ở trên, tác giả phải thu thập ít nhất 170 mẫu đạt yêu cầu để thực hiện các bước phân tích tiếp theo, do đó, tác giả dự kiến khảo sát 200 mẫu để có thể đạt được kết quả nghiên cứu có ý nghĩa.
3.3.1.2. Phư ng ph p điều tra chọn m u:
Trong nghiên cứu chính thức, phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp chọn mẫu phi xác suất sẽ được tác giá sử dụng cho nghiên cứu này. Theo đó, tác giả sẽ tiếp cận với đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Tác giả sẽ chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Nhưng phương pháp này lại không xác định được sai số do lấy mẫu. Do đối tượng khảo sát là những du khách nội địa đã từng trải nghiệm du lịch homestay nên bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho những cá nhân mà tác giả có thể tiếp cận theo cách thức khảo sát trực tuyến thông qua google form: tác giả sẽ tạo bảng khảo sát trên Google form và tiến hành chia sẻ link trên các trang mạng xã hội, diễn đàn…
Kết quả tác giả nhận được 205 bảng kết quả khảo sát hợp lệ trong tổng số 300 bảng khảo sát nhận về.
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi và thang đo
Tác giả sử dụng thang đo khoảng cách để thực hiện nghiên cứu, đây là thang đo cho độ chính xác cao và được sử dụng rộng rãi trong phân tích thống kê. Thang đo Likert 5 điểm từ mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” được sử dụng trong bảng câu hỏi.
Nội dung bảng câu hỏi bao gồm 5 phẩn (chi tiết bảng câu hỏi được thể hiện tại Phụ lục 5):
- Phần 1: Giới thiệu
- Phần 2: Gồm những câu hỏi để thu thập thông tin khách hàng
- Phần 3: Các câu hỏi gạn lọc để chọn đúng đối tượng khảo sát là những du khách nội địa từng trải nghiệm du lịch homestay trong 12 tháng qua.
- Phần 4: Phần nội dung gồm những câu hỏi đánh giá của du khách về du lịch homestay.
- Phần 5: Lời cảm ơn.
3.3.3. Phư ng ph p nghi n cứu định lượng và ki m định kết quả nghiên
cứu:
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả sẽ tiến hành làm sạch, mã hóa và nhập liệu
vào phần mềm SPSS để sử dụng cho các phân tích dữ liệu. Các bước phân tích được tiến hành như sau:
a. Thống kê mô tả dữ liệu.
b. Ki m định Cron ach s Alpha ( i m định độ tin c y của thang đo đ loại bỏ các biến không phù hợp):
- Hệ số Cronbach’s Alpha được dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến “rác” trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số đo lường tính nhất quán nội tại của thang đo, hệ số càng cao thể hiện tính đồng nhất của các biến càng cao tức là mức độ liên kết của các biến đo lường càng cao. Theo các nhà nghiên cứu, Cronbach’s Alpha từ
0.8 trở lên là thang đo lường tốt, nhưng nếu khái niệm nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời thì có thể chấp nhận được Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.
Ngoài ra, hệ số Cronbach’s Alpha khi loại biến phải nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo. (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Tuy nhiên hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo chứ không tính được độ tin cậy của từng biến quan sát, hay nói cách khác hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến đo lường nào cần được bỏ đi hay giữ lại, vì vậy, cần phải xét thêm hệ số tương quan tổng biến của các biến. Nếu các biến có hệ số tương quan tổng biến nhỏ hơn 0.3, được coi là biến “rác” và có thể loại ra khỏi thang đo.
c. Phân tích nhân tố khám phá EFA:
- Đây là một phương pháp phân tích thống kê nhằm rút gọn một tập nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hết các nội dung thông tin của biến ban đầu.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA theo phương pháp trích Principle Component, sử dụng phép xoay Varimax để phân nhóm các yếu tố, sau đó tiến hành xem xét các chỉ số:
Hệ số tải nhân số (Factor loading): các biến có hệ số tải nhân số nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, hệ số KMO phải có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1 thì phân tích mới thích hợp, còn nếu giá trị nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu..
Để xác định số lượng nhân tố, tác giả dùng hệ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Thang đo được chấp nhận với tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50%
d. Ki m định T-test và ANOVA: được dùng để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm.
e. Phân tích hồi quy: