Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

Chương 5

KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN


5.1. Khuyến nghị

5.1.1. Về phía doanh nghiệp

5.1.1.1. Nâng cao vai trò của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát

Một trong những chức năng quan trọng của Hội đồng Quản trị là thay mặt cổ đông giám sát hoạt động của Công ty. Hội đồng Quản trị một mặt có trách nhiệm hỗ trợ, tư vấn cho Giám đốc công ty trong các quyết định quan trọng, mặt khác có trách nhiệm phát hiện và ngăn ngừa những hành vi đi ngược lại lợi ích của cổ đông. Vì vậy, Hội đồng Quản trị chính là một cơ chế kiểm soát quan trọng ngăn ngừa việc bóp méo thông tin tài chính nhằm lừa gạt các nhà đầu tư. Peasnell, Pope, Young nghiên cứu các công ty ở Anh thấy rằng trong các công ty mà tính độc lập của Hội đồng Quản trị càng cao thì tình trạng phù phép báo cáo tài chính càng ít.

Hỗ trợ cho hoạt động của Hội đồng Quản trị có Ban Kiểm soát. Thông thường Ban Kiểm soát bao gồm một hoặc một số thành viên có am hiểu về Kế toán - Tài chính. Những thành viên này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa các hành vi phù phép báo cáo tài chính đi ngược lại lợi ích của cổ đông. Nghiên cứu của Xie, Davidson, DaDalt cho thấy mức độ am hiểu về Tài chính của các thành viên Ban Kiểm soát tỷ lệ nghịch với tình trạng phù phép báo cáo tài chính.

5.1.1.2. Nâng cao vai trò của Kiểm toán độc lập

Một nhân tố không thể thiếu để bảo đảm tính minh bạch của thông tin tài chính là kiểm toán độc lập. Thông thường các kiểm toán viên chuyên nghiệp có kiến thức sâu hơn về tài chính - kế toán so với các thành viên Ban Kiểm soát và Hội đồng Quản trị, cho phép họ có thể phát hiện ra những thủ thuật tinh vi nhằm bóp méo thông tin tài chính. Kiểm toán viên cũng có tính độc lập cao hơn so với các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. Tất nhiên, những lợi ích do kiểm toán độc lập mang lại cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực, uy tín của kiểm toán viên. Giới chuyên môn cũng như các nhà nghiên cứu vẫn luôn cho rằng các hãng kiểm toán Big 4 có chất lượng cao hơn các hãng kiểm toán khác. Với các hãng kiểm toán không phải Big 4, một trong những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán chính là quy mô của hãng kiểm toán. Quy mô hãng kiểm toán càng lớn thì chất lượng càng cao.

5.1.1.3. Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức của đội ngũ kế toán

Công việc kế toán gắn liền với các hoạt động kinh tế, tài chính, mà các hoạt động này diễn ra ngày càng đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu công việc, nhân viên kế toán phải có năng lực và kinh nghiệm làm việc thực tế cũng như cập nhật kiến thức một cách thường xuyên, điều này sẽ giúp họ bắt kịp xu hướng biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường.

Ngoài ra, nhân viên kế toán còn phải có đạo đức. Sau nhiều vụ bê bối về tài chính, các công ty trên thế giới hiện nay rất chú ý đến đạo đức nghề nghiệp của người kế toán viên. Nhiều công ty đã đặt tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp lên số một khi cần tuyển dụng nhân viên kế toán giỏi cho công ty. Hầu hết họ đều nhận thức được rằng thông tin kế toán là rất cần thiết cho nhà quản trị để ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Một khi kế toán viên cố tình làm sai lệch các thông tin sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, thậm chí là sai lầm dẫn đến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn…

Tại Việt Nam, việc hành xử thiếu đạo đức trong nghề kế toán cũng đang phổ biến đáng báo động - Bà Nguyễn Phương Mai, Trưởng đại diện Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tại Việt Nam, nhận định. Bà Mai dẫn chứng trong đợt kiểm tra các công ty kế toán, có nhiều kế toán viên không biết đọc báo cáo kiểm toán, không biết lập báo cáo tài chính nhưng vẫn nhận hợp đồng của khách hàng dẫu không có chuyên môn. Điều này là một trong những biểu hiện của việc thiếu đạo đức kế toán… Những sinh viên trẻ ra trường chưa có tính tự giác, chưa đặt nặng tính chuyên nghiệp mà chỉ chú trọng đến kỹ năng chuyên môn… Bà Phương Mai cho rằng trau dồi nghiệp vụ chuyên môn là cần thiết nhưng điều quan trọng nhất của một kế toán viên chính là phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp

bởi đó sẽ là kim chỉ nam để phát triển sự nghiệp[12]

5.1.2. Về phía Nhà nước

5.1.2.1. Tăng cường các biện pháp xử lý vi phạm

Bộ Tài chính đã lường trước tất cả các hành vi vi phạm trong việc lập báo cáo tài chính có thể xảy ra trong thực tế và đều quy định mức phạt cụ thể, nhưng tính răn đe không cao. Hiện nay mức phạt là từ 20 - 30 triệu đồng đối với “hành vi giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính; thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính; thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật”. Mức phạt này không thấp, nhưng chưa có tính răn đe nếu không truy tố trước pháp luật đối với hành vi gian lận nhằm trục lợi, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhà đầu tư. Do vậy, ngoài các biện pháp chế tài, Bộ Tài chính cần đưa ra các biện pháp pháp lý

để củng cố vai trò răn đe của pháp luật và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về kinh tế - tài chính.

5.1.2.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên thị trường chứng khoán

Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đồng thời để đảm bảo cho thị trường hoạt động công khai minh bạch, Luật Chứng khoán ban hành ngày 29/06/2006 và mới đây là Thông tư 155/2015/TT-BTC ngày 06/10/2015 đã có những quy định cụ thể về nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin của công ty đại chúng. Các công ty đại chúng có nghĩa vụ phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tới các cấp quản lý và ra công chúng đầu tư theo các loại hình như công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu. Tuy vậy, các qui định về công bố thông tin trên thị trường giao dịch chứng khoán vẫn chưa được rò ràng, cụ thể, chưa xác định các thông tin nào doanh nghiệp bắt buộc phải công bố, thông tin nào được quyền giữ kín.

Ngoài ra, pháp luật qui định các tổ chức niêm yết, công ty quản lý quĩ, thị trường giao dịch chứng khoán không được cung cấp thông tin sai sự thật, còn nghĩa vụ, trách nhiệm và hình thức xử phạt đối với việc công bố thông tin sai sự thật và không kịp thời thì lại chưa có các qui định rò.

Do vậy, để thị trường chứng khoán phát triển một cách ổn định và bền vững, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường theo hướng ngày càng tiếp cận các tiêu chuẩn của tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt cần quán triệt các nguyên tắc quản lý thị trường mà IOSCO (Ủy ban chứng khoán quốc tế) đã khuyến nghị, đồng thời phải phù hợp với tình hình và đặc điểm Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập, có như vậy mới nâng cao tính hiệu quả của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thị trường chứng khoán nói riêng.

5.1.2.3. Hoàn thiện hệ thống kế toán Việt Nam

Hệ thống pháp luật về kế toán Việt Nam bao gồm Luật Kế toán năm 2003, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định kế toán liên quan. Thời gian qua, hệ thống pháp luật về kế toán ở Việt Nam đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Tuy vậy, trong quá trình vận hành, cùng với những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, chính sách của Nhà nước và yêu cầu hội nhập theo nền kinh tế thị trường...hệ thống kế toán Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế gây khó khăn cho người làm kế toán và người sử dụng thông tin kế toán.

Chẳng hạn như, một số chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng Việt Nam vẫn chưa xúc tiến nghiên cứu, soạn thảo như: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2), Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và ngừng hoạt động (IFRS 5),

Tổn thất tài sản (IAS 36)...Điều này dẫn đến thiếu tính thống nhất cũng như tính đồng bộ trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với quốc tế. Sự chậm trễ này đã ảnh hưởng đến chất lượng thông tin, làm cản trở quá trình phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam so với sự phát triển nhanh chóng của quốc tế và các nước trong khu vực.

Do vậy, Việt Nam cần lưu ý khi ban hành các luật và quy định liên quan đến các nghiệp vụ kế toán. Đây là vấn đề mang tính cốt yếu và quyết định bởi tất cả các quy định đảm bảo tính nhất quán sẽ tạo nên hệ thống đồng bộ, tạo dựng hành lang pháp lý vững chắc, hạn chế được sự chồng chéo, mâu thuẫn về nội dung.

5.1.3. Về phía nhà đầu tư

Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nào cũng cần có thêm hiểu biết về kinh tế, tài chính và cả kế toán. Báo cáo của doanh nghiệp cũng cần được theo dòi trong nhiều thời kỳ và xâu chuỗi, thì mới nhìn thấy được sức khoẻ thực sự của doanh nghiệp.

Tham khảo các nghiên cứu trước đây về phát hiện gian lận trên BCTC để có thể đưa qua quyết định đầu tư một cách đúng đắn nhất.

Quan tâm đến các thông tin phi tài chính: uy tín của công ty, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đánh giá của khách hàng,… trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

5.2. Kết luận

Gian lận nói chung và gian lận trên báo cáo tài chính nói riêng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội và ngày càng biểu hiện tinh vi, là hành vi không thể triệt tiêu. Gian lận có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xả hội. Tại Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới, nguy cơ xuất hiện gian lận trên báo cáo tài chính doanh nghiệp ở rất cao.

Để hạn chế và phát hiện gian lận, trước hết cần xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Ngoài ra, để phát hiện gian lận, doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp khác như là: thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, hay thiết lập đường dây nóng để thu nhận các thông tin nhanh chóng nhất.

Kế đến, cần tăng cường trách nhiệm của KTV đối với gian lận trong kiểm toán BCTC và đây cũng là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ xét cho đến cùng, một trong những mục tiêu quan trọng của kết quả kiểm toán BCTC là phải nhằm góp phần ổn định thị trường chứng khoán, thông qua việc

xác nhận là các báo cáo tài chính có trung thực và hợp lý hay không. Nếu mục tiêu này không đạt, sự tồn tại của nghề nghiệp kiểm toán sẽ không còn cần thiết.

Để giúp KTV phát hiện gian lận, cần có các hướng dẫn chi tiết cho KTV về các nhân tố đưa đến gian lận và các phương pháp thực hiện gian lận. Muốn vậy, cần hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VSA 240 về gian lận. Có thể dựa trên các công trình nghiên cứu để hiệu đính chuẩn mực kiểm toán VAS 240. Ba nhân tố chính cần được nêu ra trong chuẩn mực VSA 240 là: áp lực, cơ hội và thái độ. Các hướng dẫn chi tiết về các phương pháp thực hiện gian lận có thể dựa vào công trình nghiên cứu của ACFE như đã nêu trên. Các nghiên cứu về gian lận và đặc biệt gian lận trên báo cáo tài chính đã có nhiều đóng góp cho xã hội. Hiểu rò các phương pháp thực hiện gian lận, điều kiện làm phát sinh gian lận…sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lập những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận nhằm giảm thiểu các tổn thất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Nguyễn Thị Uyên Phương. 2014. Nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phan Thị Thùy Dương. 2015. Sử dụng mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013.

Phạm Thị Bích Vân. 2013. Các cách đo lường sự trung thực của các chỉ tiêu lợi nhuận.

Nguyễn Trần Nguyên Trân. 2014. Nghiên cứu về sai sót báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hoàng Khánh, Trần Thị Thu Hiền. 2015. Phát hiện sai phạm báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết.

Messod D. Beneish. 1999. The Detection of Earnings Manipulation.


Rhee và các cộng sự. 2003. The Effect of Firm Size on Earnings Management.

PHỤ LỤC


ST T

Sàn

Mã CK

Tên công ty

1

HOSE

BCI

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh

2

HOSE

CCL

Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Dầu khí Cửu Long

3

HOSE

CLG

Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà đất Cotec

4

HOSE

D2D

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp Số 2

5

HOSE

DIG

Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng

6

HOSE

DLG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai

7

HOSE

DRH

Công ty cổ phần Đầu tư Căn nhà Mơ ước

8

HOSE

DTA

Công ty Cổ phần Đệ Tam

9

HOSE

DXG

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh

10

HOSE

FDC

Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ

Chí Minh

11

HOSE

FLC

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC

13

HOSE

HAR

Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương

Thảo Điền

14

HOSE

HDC

Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu

15

HOSE

HDG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô

16

HOSE

HQC

Công ty cổ phần Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân

17

HNX

ICG

Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng

18

HNX

IDJ

Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Quốc tế và Phát triển Doanh

nghiệp IDJ

19

HNX

IDV

Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc

20

HOSE

IJC

Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật

21

HOSE

ITA

Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo

22

HOSE

ITC

Công ty Cổ phần Đầu tư - Kinh doanh nhà

23

HOSE

KAC

Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Khang An

24

HOSE

KBC

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP

25

HOSE

KDH

Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền

26

HOSE

KHA

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khánh Hội

27

HOSE

LCG

CTCP Licogi 16

28

HOSE

LGL

CTCP ĐT & PT Đô Thị Long Giang

29

HOSE

LHG

Công ty Cổ phần Long Hậu

30

HOSE

MCG

Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam

31

HOSE

NBB

Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy

32

HNX

NDN

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng

33

HOSE

NLG

Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long

34

HOSE

NTL

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm

35

HOSE

NVT

Công ty Cổ phần Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay

36

HOSE

OGC

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương

37

HOSE

PPI

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dự án Hạ tầng Thái Bình Dương

38

HOSE

PTL

Công ty Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí

39

HNX

PV2

Công ty cổ phần Đầu tư PV2

40

HNX

PVL

Công ty cổ phần Địa ốc Dầu khí

41

HNX

PXA

CTCP Đầu Tư & Thương Mại Dầu Khí Nghệ An

42

HOSE

QCG

CTCP Quốc Cường Gia Lai

43

HOSE

SCR

Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Nghiên cứu mô hình xác định sai lệch trên Báo cáo tài chính của các công ty thuộc ngành Bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 9

HNX

SDA

Công ty Cổ phần Simco Sông Đà

45

HNX

SJC

Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01

46

HOSE

SJS

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp

Sông Đà

47

HOSE

SZL

Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành

48

HOSE

TDH

Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức

49

HNX

TIG

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long

50

HOSE

TIP

Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa

51

HOSE

TIX

CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân

Bình

52

HNX

VC3

Công ty Cổ phần Xây dựng số 3

53

HOSE

VIC

Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần

54

HOSE

VRC

Công ty Cổ phần Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu

44

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022