Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 2

3.20 Sản lượng sữa qua các lứa đẻ 98

3.21 Năng suất sữa (kg) và hệ số sụt sữa (HSSS) qua các tháng của

chu kỳ 305 ngày 101

3.22 Năng suất sữa (kg) và hệ số sụt sữa (HSSS) theo các tháng của

chu kỳ 305 ngày 102

3.23 Tỷ lệ (%) năng suất sữa bò qua các tháng so với cả chu kỳ 107

3.24 Tỷ trọng của sữa (số liệu theo dõi) 109

3.25 Tỷ lệ vật chất khô không mỡ của sữa (số liệu theo dõi) 110

3.26 Tỷ lệ mỡ sữa (số liệu theo dõi) 112

3.27 Tỷ lệ protein sữa (số liệu theo dõi) 114

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

3.28 Chất lượng sữa lứa thứ nhất của bò nuôi thí nghiệm 117

3.29 Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 kg sữa 118

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 2

3.30 Tiêu tốn thức ăn cơ sở cho 1kg sữa 119

3.31 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg sữa (thức ăn tinh và thức ăn cơ sở) 120

3.32 Ước tính chi phí thức ăn (vật chất khô) cho 1kg sữa 121


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


STT Tên biểu đồ Trang

3.1 Tăng trưởng tuyệt đối của các nhóm bò 56

3.2 Tăng trưởng tuyệt đối của các nhóm bò 65

3.3 Tỷ lệ năng suất sữa theo tháng cho sữa 108

3.4 Tỷ lệ năng suất sữa theo tháng cho sữa 108


DANH MỤC CÁC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Khối lượng bò qua các tháng tuổi 54

3.2 Tăng trưởng tương đối của các nhóm bò 56

3.3 Khối lượng của các nhóm bò qua các tháng tuổi 63

3.4 Tăng trưởng tương đối của các nhóm bò 65

3.5 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F1 theo dõi 71

3.6 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F2 theo dõi 71

3.7 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F3 theo dõi 72

3.8 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò HF theo dõi 72

3.9 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F1 nuôi thí nghiệm 72

3.10 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F2 nuôi thí nghiệm 72

3.11 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F3 nuôi thí nghiệm 73

3.12 Đường cong Gompertz biểu biễn sinh trưởng của bò HF nuôi thí nghiệm 73

3.13 Sản lượng sữa qua các lứa đẻ 100

3.14 Năng suất sữa theo tháng vắt sữa của nhóm bò theo dõi 106

3.15 Năng suất sữa theo tháng vắt sữa của nhóm bò nuôi thí nghiệm 106


ĐẶT VẤN ĐỀ


Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở một số tỉnh, thành phố như Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Tính đến hết năm 2008, cả nước ta có 111.305 con bò sữa, với sản lượng sữa 265.584 tấn, tăng 13,29% so với năm 2007 (Cục Chăn nuôi, 2008)[11]. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (2006)[10], đến năm 2010 nước ta sẽ có khoảng 200.000 con bò sữa, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ. Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 26 tháng 10 năm 2001 về một số giải pháp và chính sách bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, chăn nuôi bò sữa nước ta đã bước sang một giai đoạn mới. Tổng đàn bò sữa hàng năm tăng nhanh, tốc độ bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 24,93%/năm. Đặc biệt, từ năm 2007 giá sữa bột trên thế giới tăng gấp đôi, người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao, thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh (Nguyễn Xuân Trạch, 2007)[100].

Hiện nay, ngoài việc nhập bò Holstein Friesian (HF) thuần, việc lai tạo bò HF với bò lai Sind để tạo ra con lai có khả năng sản xuất sữa cũng được chú trọng. Đến nay khoảng 89% số lượng bò sữa của nước ta là con lai hướng sữa phối tinh bò đực HF với bò cái nội cải tiến có tỷ lệ máu khác nhau.

Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.764,79km2, đất bazan màu mỡ, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, suối và có trữ lượng nước dồi dào, cùng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt, thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao khá ổn định, đặc biệt là bò sữa gốc ôn đới.

Đàn bò sữa đang nuôi ở tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là bò thuần HF gốc Cu Ba (nhập từ Mộc Châu năm 1977), bò lai giữa bò HF với bò địa phương hoặc


lai Sind và đàn HF mới nhập từ Úc, Mỹ. Tính đến năm 2005, tỉnh Lâm Đồng có số lượng bò lai Sind hướng sữa và bò lai Sind tương ứng là: 944 con và 1.947 con (Chi cục Thú y, tỉnh Lâm Đồng, 2009)[7]. Các con lai hướng sữa thích hợp với các hộ ít có điều kiện, các hộ nuôi bò HF thuần thường nuôi kết hợp với bò lai vì nhóm bò lai thường có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn. Trong chiến lược phát triển đàn bò sữa chất lượng cao của tỉnh, đàn bò F2, F3 và bò có tỷ lệ máu HF cao hơn có năng suất sữa cao, thích nghi với điều kiện của tỉnh. Vì vậy cần có đàn bò lai (HF x lai Sind) và đó là xu hướng của tỉnh.

Tính đến nay trên cả nước có khá nhiều công trình nghiên cứu về bò sữa. Lương Văn Lãng (1983)[50] nghiên cứu một số đặc điểm về khả năng sinh sản của bò HF (Cu Ba) tại Mộc Châu. Lê Đăng Đảnh (1996)[27] nghiên cứu tính năng sản xuất sữa bò lai hướng sữa ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] nghiên cứu một số đặc điểm về giống của đàn bò cái lai hướng sữa tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Ngọc Thiệp và Nguyễn Xuân Trạch (2004)[95] nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bò HF thuần nuôi tại Lâm Đồng. Phạm văn Giới và CS (2006)[37] nghiên cứu về hệ số di truyền giữa sản lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nuôi ở Việt Nam. Vũ Chí Cương và CS (2006)[14] đánh giá kết quả chọn lọc bò cái 3/4 và 7/8 HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4.000 chu kỳ... Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu đánh giá đầy đủ và toàn diện về khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò HF và các thế hệ con lai giữa bò HF với bò Lai Sind tại tỉnh Lâm Đồng.

Xung quanh việc đẩy mạnh hơn nữa ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng, nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu và thực nghiệm khoa học. Trong đó, nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi trong điều kiện của tỉnh là vấn đề cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này chúng tôi đã tiến hành đề tài:


‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian(HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng”.

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng phục vụ công tác chọn giống nâng cao năng suất của bò HF và các con lai, đề xuất hướng sử dụng thích hợp đối với các nhóm bò góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng.

Những đóng góp mới của luận án

- Lần đầu tiên, đánh giá, phân tích một cách có hệ thống về khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái thuần HF, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind nuôi trong điều kiện tỉnh Lâm Đồng.

- Sử dụng hàm Gompertz biễu diễn sinh trưởng của các nhóm bò cái

HF thuần, bò cái lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Trên cơ sở đánh giá tiềm năng năng suất của đàn bò sữa lai F1, F2, F3 (giữa HF và lai Sind) và HF, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh Lâm Đồng.

- Đóng góp tư liệu phục vụ công tác chọn giống nâng cao năng suất sữa của bò HF và các con lai F1, F2, F3 giữa HF và lai Sind.

- Góp phần Việt Nam hóa giáo trình giảng dạy các môn học cho chuyên

ngành Chăn nuôi và Thú y của các cơ sở đào tạo.


Chương 1 TỔNG QUAN


1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Tính trạng số lượng và sự di truyền của tính trạng số lượng

Khi nghiên cứu để tìm ra các quy luật di truyền, Mendel đưa ra khái niệm tính trạng. Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan sát hay xác định được. Có hai loại tính trạng: Tính trạng chất lượng và tính trạng số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà sự khác nhau giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại.

Trong quá trình lai, các tính trạng chất lượng sẽ phân li theo tỷ lệ nhất định, nhưng đối với tính trạng số lượng sự phân li không phù hợp với các tỷ lệ đó. Cho nên khi mới bắt đầu nghiên cứu sự di truyền các tính trạng số lượng người ta đã thu được những kết quả hầu như đối lập với các định luật Mendel, và vì thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính trạng số lượng không tuân theo các định luật Mendel, thậm chí Bateson, De Vries còn khẳng định tính trạng số lượng là những tính trạng không di truyền. Mãi đến năm 1908 nhờ các công trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle người ta mới xác định rõ: các tính trạng số lượng có biến dị liên tục, cũng di truyền theo đúng các định luật của các tính trạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ bản về di truyền của Mendel (trích từ Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1994)[66].

Ngành di truyền có liên quan đến các tính trạng số lượng gọi là di truyền học số lượng hay di truyền học sinh trắc. Giá trị của bất kỳ tính trạng số lượng nào (giá trị kiểu hình) đều được biểu thị thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường:

P = G + E

Trong đó: P - Giá trị kiểu hình (phenotypic value)


G - Giá trị kiểu gen (genotypic value)

E - Sai lệch môi trường (environmental deviation)

Tùy theo phương thức tác động khác nhau của các gen - allen, giá trị kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp (additive value) hoặc giá trị giống (breeding value): A; sai lệch trội (dominance deviation): D; sai lệch át gen (epistasic deviation) hoặc sai lệch tương tác (interaction deviation): I, do đó:

G = A + D + I

Sai lệch môi trường cũng thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung (general environmental deviation): Eg là sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh thường xuyên và không cục bộ gây ra; sai lệch môi trường riêng (special environmental deviation): Es là sai lệch trong cá thể do hoàn cảnh tạm thời và cục bộ gây ra.

Như vậy, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ 2 locus trở lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị:

P = A + D + I + Eg + Es.

Tất cả các giá trị kiểu hình và kiểu gen của các tính trạng số lượng luôn biến thiên do tác động qua lại giữa các tổ hợp gen và môi trường. Để định hướng cho việc chọn lọc các tính trạng cần phải đánh giá phương sai của chúng. Phương sai giá trị kiểu hình được thể hiện như sau:

2P = 2A + 2D + 2I + 2Eg + 2Es + 2EG

Trong đó: - 2A: Phương sai giá trị gen cộng gộp

- 2D : Phương sai sai lệch trội

- 2I : Phương sai sai lệch át gen

- 2Eg : Phương sai sai lệch môi trường chung

- 2Es : Phương sai sai lệch môi trường riêng

- 2EG : Phương sai tương tác giữa di truyền và môi trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022