Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Năng Suất Và Chất Lượng Sữa


bắt đầu có tinh trùng lúc 9 – 10 tháng tuổi, bê cái có thể rụng trứng và có thể thụ thai lúc 10 – 12 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thưởng, 1995)[96].

Con đực hoạt động sinh dục thường xuyên, con cái hoạt động theo chu kỳ gọi là chu kỳ sinh dục. Chu kỳ động dục của bò gồm 4 giai đoạn: giai đoạn trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh. Chu kỳ động dục ở bò cái, bình quân là 21 ngày. Thời gian có chửa ở bò cái khoảng 9 tháng 10 ngày (280 - 285 ngày).

Hiện tượng sinh dục, sinh sản gồm có: thành thục tính dục, động hớn, giao phối, thụ tinh, mang thai, đẻ và nuôi con. Sinh sản là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong phát triển đàn giống vật nuôi. Hiện nay việc đầu tư để khai thác tối đa khả năng sinh sản của gia súc đã được đặc biệt chú ý. Các kỹ thuật sinh học trong nuôi cấy phôi, kỹ thuật pha chế bảo quản tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, lai ghép phôi thai, kỹ thuật lấy trứng chín rụng và cho thụ thai... là những hướng được mở ra nhằm khai thác tối đa tiềm lực sinh sản của mỗi cá thể gia súc (Nguyễn Hải Quân và CS, 1995)[80].


1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản


Yếu tố di truyền

Các giống khác nhau và ngay cả các cá thể thuộc cùng một giống cũng có khả năng sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, hệ số di truyền về khả năng sinh sản thường thấp nên sự khác nhau về sinh sản chủ yếu là do ngoại cảnh chi phối thông qua tương tác với cơ sở di truyền của từng giống và cá thể. Võ Văn Sự và CS (1994)[84] cho biết bò đực giống có ảnh hưởng đến tuổi đẻ

lứa đầu và hệ số di truyền tuổi đẻ lứa đầu là 0,0278.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

Venge (1961, dẫn theo Tăng Xuân Lưu, 1999)[57] thông báo các tính trạng sinh sản thường có hệ số di truyền thấp, ở bò hệ số di truyền về khoảng cách lứa đẻ h2 = 0,05 – 0,10, khả năng đẻ sinh đôi là 0,08 – 0,10, độ dài thời


Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái holstein friesian HF thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng - 4

gian sử dụng bò là 0,15 – 0,52. Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Hữu Cường (2004)[32] cho biết để nâng cao khối lượng đẻ lứa đầu của bò lai hướng sữa cần khai thác và sử dụng tối đa thành phần di truyền cộng gộp để ước tính giá trị giống cho bất kỳ tổ hợp lai nào mà ta muốn tạo nên.

Các yếu tố ngoại cảnh chủ yếu

Chế độ nuôi dưỡng kém khả năng sinh trưởng của bò cái tơ sẽ kém, mà hậu quả là làm chậm sự thành thục về tính và giảm khả năng sinh sản về sau. Thiếu dinh dưỡng ở bò trưởng thành sẽ kéo dài thời gian hồi phục sau khi đẻ và gầy yếu, dễ bị mắc bệnh tật nên giảm khả năng sinh sản. Nếu chế độ dinh dưỡng quá cao, thừa năng lượng làm cho bò quá béo, buồng trứng tích mỡ nên giảm hoạt động chức năng. Khẩu phần cân đối, cân bằng các chất dinh dưỡng, giàu đạm, giàu vitamin, chất khoáng sẽ có ảnh hưởng tốt đến sinh sản. Thức ăn thiếu vitamin A, E làm giảm khả năng sinh tinh của con đực, khả năng sản sinh tế bào trứng của bò cái giảm sút. Thiếu phospho buồng trứng nhỏ lại, noãn bao ít.

Khẩu phần thức ăn phải đáp ứng với nhu cầu dinh dưỡng của theo tuổi, giống, khối lượng cơ thể để đảm bảo khả năng sản xuất của trâu bò. Bò sữa có chế độ nuôi dưỡng tốt và khẩu phần cân đối có năng suất sữa, điểm thể trạng và khả năng sinh sản cao hơn so với bò nuôi dưỡng kém, khẩu phần không cân đối (Lưu Văn Tân và CS, 1995)[86].

Uchida và CS (2001)[190] cho biết bổ sung chất khoáng Zn, Mn, Cu, Co... có ảnh hưởng tốt tới tỷ lệ thụ thai và không có ảnh hưởng đến năng suất, thành phần protein và mỡ sữa. Chung Anh Dũng và CS (1999)[22] cho rằng bò sữa được nuôi dưỡng tốt, khẩu phần cân bằng năng lượng so với nhu cầu ở hai giai đoạn trước và sau khi sinh, ngày thụ thai rút ngắn hơn, hệ số phối đậu giảm thấp hơn và rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, điểm thể trạng tốt hơn.


Điểm đánh giá thể trạng tương quan thuận với mức dinh dưỡng khẩu phần bò, tương quan chặt chẽ với sự thay đổi khối lượng của bò qua các thời kỳ chờ phối, mang thai 1 – 6 tháng, 7 – 9 tháng so với thời kỳ 2 tháng sau khi đẻ (Chung Anh Dũng và CS, 1995)[21].

Khẩu phần thừa protein thô cũng ảnh hưởng đến hàm lượng urê trong huyết thanh, trong sữa và một số chỉ tiêu sinh sản của bò sữa. Nguyễn Ngọc Tấn và CS (2007)[87] cho biết đối với giai đoạn đầu sau khi đẻ, trong khẩu phần cân đối đáp ứng 100 và 150% nhu cầu protein thô tỏ ra bất lợi cho khả năng sinh sản, có thể sử dụng chỉ số MUN (hàm lượng nitơ urê trong sữa) để đánh giá tình trạng protein trong khẩu phần thay cho hàm lượng urê trong máu. Ngoài ra các yếu tố như nhiệt độ, thời tiết khí hậu, thời gian vắt sữa, chăm sóc quản lý, phối giống không đúng kỹ thuật, bệnh tật, phẩm chất tinh dịch... cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.


1.2.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản

Tuổi động dục lần đầu là một trong các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia súc. Lúc này con cái có khả năng giao phối để hoàn thành nhiệm vụ sinh sản. Tuổi động dục lần đầu là chỉ tiêu đánh giá tính mắn đẻ của một giống trâu, bò trong điều kiện nuôi dưỡng hợp lý. Thông thường bê nuôi hậu bị theo hướng sinh sản và lấy sữa được nuôi dưỡng tốt có tuổi động dục lần đầu vào lúc 14 - 16 tháng tuổi. Tuy nhiên người chăn nuôi thường không phối giống cho bê tơ ở tuổi này vì chúng chưa đủ thành thục về thể vóc (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[102]. Tuổi động dục lần đầu cũng gắn liền với việc đạt được khối lượng và kích thước của cơ thể. Trong cùng một giống, khối lượng cơ thể gia súc hình như là một yếu tố có tính quyết định hơn so với yếu tố tuổi, trong việc xuất hiện lần động dục đầu tiên (Phùng Quốc Quảng, 2001)[81].


Tuổi đẻ lứa đầu là thước đo sức tái sản xuất của cơ thể. Tuổi đẻ lứa đầu càng ngắn thì vật nuôi càng sớm tạo ra sản phẩm. Tuổi đẻ lứa đầu muộn, sẽ có nhiều trường hợp đẻ khó, gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi. Tuổi đẻ lứa đầu có liên quan chặt chẽ với tuổi động dục lần đầu, kỹ thuật phối giống, tỷ lệ đực/cái trong đàn... Tuổi đẻ lứa đầu phụ thuộc vào yếu tố di truyền và ngoại cảnh như: chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bê, điều kiện khí hậu, khả năng sinh trưởng và phát dục của giống...

Tuổi đẻ lứa đầu có khoảng biến thiên khá rộng, hệ số di truyền của tuổi đẻ lứa đầu trên bò sữa là 0,34 (Nguyễn Văn Thiện, 1995)[94]. Theo Nguyễn Xuân Trạch và CS (2006) [102] thông thường tuổi đẻ lứa đầu của bò lai hướng sữa Hà-Ấn F1, F2, F3 vào khoảng 27 – 28 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thành thục (cả về tính và thành thục về thể vóc), đồng thời phụ thuộc vào việc phát hiện động dục và kỹ thuật phối giống.

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của trâu bò. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 365 ngày là khoảng cách lý tưởng. Sarda và CS (1967, trích từ Trần Trọng Thêm, 1986)[89] đã đưa ra chỉ tiêu đánh giá năng suất bò cái bằng khoảng cách lứa đẻ: khoảng cách giữa 2 lứa đẻ K < 410 ngày là rất tốt, K = 410 - 460 ngày là tốt và K > 460 ngày là không tốt. Khoảng cách lứa đẻ dài ảnh hưởng xấu tới tổng sản lượng sữa và số bê con sinh ra trong 1 đời bò mẹ, dẫn đến hạn chế nâng cao tiến bộ di truyền. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ phụ thuộc nhiều vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc điểm phẩm giống, thời gian động dục lại sau khi đẻ (thời gian hồi phục cơ quan sinh dục con cái), thời gian mang thai, cạn sữa...

Hệ số phối giống là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi bò sữa. Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] cho thấy hệ số phối giống trên đàn bò lai giữa bò ôn đới với bò nhiệt đới với các tỷ lệ máu bò ôn đới khác nhau có khuynh hướng tăng dần theo tỷ lệ gia tăng máu bò ôn đới trong


con lai, do điều kiện khí hậu, chăm sóc nuôi dưỡng còn thấp và chưa phù hợp.

Các chỉ tiêu thời gian động dục lại sau khi đẻ, tỷ lệ chậm sinh và vô sinh tạm thời, tỷ lệ thụ thai, khối lượng sơ sinh bê đực, cái... cũng là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản.


1.2.3 Năng suất và chất lượng sữa

1.2.3.1 Khái niệm

Tại Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về gian lận thực phẩm tổ chức ở Giơnevơ (1908) người ta cho rằng: sữa là sản phẩm toàn vẹn của việc vắt sữa hoàn chỉnh không ngừng của một gia súc cái cho sữa, trong trạng thái sức khoẻ tốt và không mệt mỏi. Khi nói đến sữa mà không chỉ dẫn loài gia súc nào đó thì phải được hiểu là sữa bò (Phùng Quốc Quảng, 2001)[81].

Để đánh giá khả năng sản xuất sữa người ta thường tính toán năng suất sữa của một bò hay trung bình toàn đàn. Năng suất sữa là lượng sữa được sản xuất ra trong một ngày, một tuần, một tháng hay cho cả chu kỳ. Để đánh giá khả năng sản xuất sữa của bò người ta thường dựa trên năng suất sữa ở các thời điểm này. Thông thường trong 1 chu kỳ tiết sữa, năng suất sữa đạt đỉnh cao ở tháng thứ 2 hoặc 3 sau đó giảm dần. Chu kỳ sản xuất của bò sữa tương ứng với chu kỳ sinh sản của nó. Chu kỳ sản xuất của bò sữa được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sinh đẻ, giai đoạn tiết sữa và giai đoạn cạn sữa. Ba giai đoạn này có mối liên quan mật thiết với nhau, nuôi dưỡng bò sữa cần phân biệt theo từng giai đoạn của chu kỳ sản xuất.

Sữa bò là một hỗn hợp phức tạp gồm nước 87,3%; lactose 4,8%; mỡ 3,76%; protein 3,5% và một số thành phần nhỏ khác. Khoảng 90% protein sữa được tổng hợp từ tuyến vú, phần còn lại có nguồn gốc từ máu (Jenness, 1974)[142]. Theo Murphy và O’Mara (1993)[159] và Jenness (1979)[143] ở các loài có vú khác nhau, protein thay đổi trong phạm vi 10 – 200g kg-1 và các giống bò khác nhau thì thành phần protein, mỡ sữa cũng rất khác nhau và có


những đặc thù riêng. Đánh giá chất lượng sữa người ta phân tích các thành phần dinh dưỡng trong sữa như vật chất khô, protein, mỡ... tuy nhiên trong thực tiễn sản xuất người ta quan tâm nhiều đến 2 chỉ tiêu: tỷ trọng và mỡ sữa (Hội Chăn nuôi Việt Nam, 2000)[44]. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ngoại cảnh được đề cập dưới đây.


1.2.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng sữa

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sữa

Yếu tố di truyền

Thí nghiệm trên 503 chu kỳ tiết sữa đầu tiên của bò lai Karan Swiss (Brown Swiss [American Brown Swiss] x Sahiwal cross-breds) trong vòng 15 năm, Ajoy (2001)[115] cho biết các yếu tố di truyền và ngoại cảnh có ảnh hưởng đáng kể đến sức sản xuất và các tính trạng sinh sản của bò này.

Không hiếm trường hợp bò cùng một đàn được nuôi trong cùng một điều kiện giống nhau lại có sản lượng sữa khác nhau. Sự biến đổi đó trong phạm vi một phẩm giống là do di truyền và đã chứng minh bằng hiệu quả của việc chọn lọc nhằm nâng cao sản lượng sữa và mỡ sữa. Còn giữa các phẩm giống có thể khác nhau rất xa không những về lượng sữa mà còn về thành phần, nhất là về hàm lượng mỡ.

Theo Trần Đình Miên (2006)[68], sản lượng sữa/chu kỳ là một tính trạng sinh học rất nhạy cảm, thường mang tính trội di truyền ở con đực bố, cao hay thấp do còn có tương quan với đặc tính của chúng, thường có hệ số di truyền thấp (h2 = 0,30). Nguyễn Văn Thưởng (1995)[96] cho biết: hệ số di truyền (h2) về năng suất sữa các nhóm bò lai hướng sữa Việt Nam biến động trong phạm vi 0,27 - 0,36. Theo Võ Văn Sự (1994)[85], h2 sản lượng sữa chu kỳ 1 của bò HF nuôi tại nông trường Mộc Châu là 0,38, của tuổi đẻ lứa đầu là 0,2708. Taylor và Bogart (1998, dẫn theo Đặng Vũ Bình, 2002)[2] cho biết


sản lượng sữa ở bò sữa có h2 là 0,25. Hệ số di truyền sản lượng sữa của bò HF nuôi ở Việt Nam theo Phạm Văn Giới và CS (2006)[37] là 0,32, còn theo Hoàng Thị Thiên Hương (2007)[47] là 0,33. Như vậy có thể thấy trên 30% năng suất sữa đạt được của bò cái chịu sự khống chế bởi khả năng di truyền của thế hệ trước. Việc xác định đặc điểm di truyền về tính trạng sản lượng sữa và mỡ sữa là yêu cầu quan trọng nhằm giúp cho việc chọn lọc đàn hiệu quả và chính xác.

Giống là yếu tố di truyền quyết định năng suất và sản lượng sữa của bò sữa: giống bò sữa HF Hà Lan đạt 5.000 – 8.000kg trong một chu kỳ, với tỷ lệ mỡ sữa từ 3,2 - 3,8%, bò Jersey đạt năng suất sữa trung bình 2800 - 3500kg với tỷ lệ mỡ sữa 5,8 – 6%, bò Brown Swiss đạt bình quân 3.500 – 4.000kg, tỷ lệ mỡ sữa 3,5 – 4% (Nguyễn Xuân Trạch và CS, 2006)[102]. FAO (2000, dẫn theo Trần Đình Miên, 2002)[67] thông báo mặt bằng sản lượng sữa trên thế giới đã ngang 6.000 lít/chu kỳ; ở một số đàn cao sản cao hơn, nhất là các nước Bắc Mỹ và châu Âu có những con đạt 12.000 – 13.000lít/chu kỳ. Năng suất sữa bò F1 1/2HF và F2 3/4HF trung bình là 4.125kg/chu kỳ; năng suất sữa của đàn bò HF tại Nông trường Đức Trọng, Lâm Đồng năm 1991 là 3.946kg, năm 1992 là 4.248kg và năm 1993 là 4.483kg/con/chu kỳ (Trần Trọng Thêm, 2006)[92]. Bò HF Cu Ba nuôi ở nước ta từ năm 1970 đến 1980 ở nông trường Sao Đỏ, Mộc Châu có sản lượng sữa bình quân 4.000 – 4.100kg/chu kỳ, một số con đạt 6.000kg, con đạt cao nhất 9.000kg/chu kỳ, bình quân 30kg/ngày với chi phí 0,8 đơn vị thức ăn cho 1kg sữa (Nguyễn Văn Thưởng, 1995)[96].

Các yếu tố ngoại cảnh chủ yếu

Dinh dưỡng

Trong các yếu tố môi trường, dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đối với năng suất sữa. Bò sữa rất nhạy cảm với điều kiện dinh dưỡng, mức độ dinh dưỡng quá thấp sẽ không đủ năng lượng và nguyên liệu cho quá trình


tổng hợp sữa, nhưng nếu cho ăn quá dư thừa sẽ làm cho bò sữa béo phì, dẫn đến kìm hãm khả năng tạo sữa. Để duy trì và nâng cao năng suất sữa cần phải cung cấp cho bò cái khẩu phần thức ăn đầy đủ và cân đối các chất cần thiết. Hàm lượng protein thô trong khẩu phần bò lai nằm trong giới hạn khoảng 13 - 15% so với vật chất khô của khẩu phần. Sự mất cân đối các tỷ lệ dinh dưỡng như: tỷ lệ năng lượng/protein, hàm lượng xơ, tỷ lệ Ca/P, K/Na, S/N...đều làm giảm khả năng tạo sữa của bò cái (Nguyễn Văn Thưởng, 1995)[96]. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Schingoethe (1996)[179], Stockdale (1997)[185], Adrienne và CS (2006)[111], Nguyễn Văn Bình và Trần Huê Văn (2004)[1] cũng chứng tỏ điều đó.

Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995)[96], cho bò lai F1 (HF x lai Sind) ăn 6,5 đơn vị thức ăn/ngày, sản lượng sữa đạt 1.800 – 2.000kg sữa/chu kỳ nhưng khi cho ăn 9,5 đơn vị thức ăn/ngày, lượng sữa tăng lên đạt 2.700 – 2.800kg/chu kỳ. Chi phí thức ăn cho sản xuất 1kg sữa không thay đổi, nhưng sản lượng sữa bình quân/con tăng 44 - 55%. Trong một thí nghiệm khác nếu bò ăn đầy đủ và nuôi dưỡng tốt trong thời gian hậu bị, có chửa và vắt sữa thì sản lượng sữa/chu kỳ tăng dần từ lứa đẻ thứ nhất và đạt mức cao nhất vào các lứa đẻ thứ 4 - 6 sau đó mới giảm nhưng giảm từ từ. Do đó lượng sữa thu được cả một đời bò sữa cao hơn nhiều so với bò chăm sóc kém. Trong thời gian vắt sữa, từ cơ thể của bò phải huy động một lượng chất khô đôi khi lớn hơn khối lượng cơ thể của chúng, ví dụ một bò sữa có sản lượng sữa 3.000kg sữa/chu kỳ phải huy động từ cơ thể khoảng 390kg chất khô, sản lượng sữa 4.000 kg phải huy động 500kg. Vì vậy trong khẩu phần chăn nuôi bò sữa, ngoài khẩu phần thức ăn duy trì, đảm bảo cho bò sữa có đầy đủ thức ăn cho sản xuất là điều cần thiết.

Thức ăn tinh có ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất sữa của bò sữa. Thức ăn tinh hỗn hợp cung cấp cho bò sữa nhằm thoả mãn nhu cầu dinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022