thực vật được gọi là Phytochrom. Phytochrom là một protein được tìm thấy trong nhân tế bào chất của tế bào thực vật với nồng độ rất nhỏ. Phytochrom thường hiện diện dưới hai dạng: một dạng hấp thu ánh sáng đỏ (Pr) và một dạng hấp thu ánh sáng đỏ đậm (Pfr). Khi Pr hấp thu ánh sáng đỏ, chúng nhanh chóng chuyển thành Pfr và ngược lại sự hấp thu ánh sáng đỏ đậm bởi Pfr nhanh chóng đổi thành Pr. Dạng Pr là dạng bền vững hơn, trong tối một số Pfr trở lại dạng Pr và một số bị tiêu hủy bởi enzym. Vì ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn điện thường chứa nhiều ánh sáng đỏ hơn ánh sáng đỏ đậm nên phần lớn Pr trong ngày sẽ biến đổi thành Pfr. Tuy nhiên, ban đêm Pfr chuyển thành Pr hay bị enzym tiêu hủy đi. Tỷ lệ Pfr/Pr là dấu hiệu cho cây nhận ra ngày hay đêm. Nếu hầu hết sắc tố là dạng Pfr thì là ngày, nếu tỷ lệ trên giảm đi thì là đêm.
Việc xử lý ánh sáng cũng là biện pháp có hiệu quả nhằm điều khiển sự phát triển của cây trồng và có thể rút ngắn hay kéo dài thời gian sinh trưởng. Điều đó có ý nghĩa trong việc nhập nội giống cũng như trong điều khiển ra hoa.
Lan Dendrobium, Oncidium là cây ngày dài, chúng sinh trưởng, phát triển tốt ở cường độ ánh sáng 15.000 - 30.000 lux và ra hoa tốt khi thời gian chiếu sáng trong ngày đạt >12h [28], [122]. Trong điều kiện mùa đông khu vực đồng bằng Bắc Bộ, cường độ ánh sáng yếu, thường chỉ đạt 6.000 - 8.000 lux và thời gian chiếu sáng trong ngày chỉ đạt 10 - 11h nên không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển và ra hoa của các loài lan này. Do vậy trong sản xuất cần chiếu sáng bổ sung cho cây để kéo dài thời gian tiếp nhận ánh sáng liên tục trong ngày nhằm giúp cây phân hóa mầm hoa và ra hoa, đặc biệt vào các dịp lễ Tết.
1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế giới
Trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan vẫn giữ vững vị trí quốc gia sản xuất và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới. 50% hoa lan ở Thái Lan được trồng để xuất khẩu, 50% còn lại tiêu thụ trong nước. Hàng năm, Thái Lan sản xuất tới 31,6 triệu
cây con. Trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và Oncidium chiếm 5% trong số các giống hoa lan cắt cành [50]. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu được hơn 30 triệu USD từ phong lan [47]. Năm 2009, trị giá lan xuất khẩu Thái Lan là 79,8 triệu USD. Hoa lan Thái xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lượng hoa thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái Lan. Dendrobium chiếm đến 94,73 % tổng số hoa lan cắt cành và 51,4 % tổng số cây lan xuất khẩu của Thái Lan [100]. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hoa lan của Thái Lan Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật Bản hiện đang là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% giá trị xuất khẩu hoa lan của Thái Lan, tiếp theo là Liên minh châu Âu và Mỹ (40%). Mặc dù là cường quốc xuất khẩu hoa lan, nhưng năm 2009 Thái Lan vẫn phải nhập từ 0,9 - 1 triệu USD tổng giá trị hoa lan cắt cành và lan cây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay Thái Lan có khoảng hơn 1000 loại lan bao gồm các giống lan thuần và lan lai [48].
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích trồng hoa lan là 484 ha. Lan Hồ điệp của Đài Loan được cả thế giới ngưỡng mộ và trở thành nơi sản xuất lan Hồ điệp chủ yếu trên toàn cầu [100]. Những năm gần đây, Đài Loan cũng đang tập trung phát triển mạnh các loài lan có giá trị kinh tế cao như Cattleya, Dendrobium, Oncidium với chất lượng hoa thương phẩm tốt đã được tiêu thụ khắp nơi trên thế giới, nguyên nhân chính của sự thành công là do Đài Loan đã thành lập được một hệ thống lai tạo giống lan mới hàng đầu thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 2
- Nguồn Gốc, Vị Trí Phân Loại, Giá Trị Kinh Tế Và Giá Trị Sử Dụng
- Yêu Cầu Ngoại Cảnh Của Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium
- Tình Hình Nghiên Cứu Cây Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium Ở Việt Nam
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 7
- Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Và Tuyển Chọn Một Số Giống Lan Lai Nhập Nội Thuộc 3 Chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium Phù Hợp Với Khu Vực Đồng
Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.
Năm 1987 Singapore bắt đầu nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn, các trang trại trồng hoa lan đã không ngừng được mở rộng. Năm 1993 Singapore đã xuất khẩu 3,8 triệu cành đến châu Âu và một số lượng lớn đến thị trường Nhật. Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37 triệu USD, chiếm 12% thị trường phong lan trên thế giới [12]. Thời điểm hiện tại Singapore đang tập trung sản xuất hai loại lan cắt cành chính là Dendrobium và Oncidium [47].
Trung Quốc là nước có truyền thống chơi lan lâu đời. Hiện Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn trên thế giới với sản lượng hàng năm chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới. Nước này đang đề ra kế hoạch phấn đấu đến
năm 2020 tăng lượng hoa lan cắt cành xuất khẩu đạt 5 tỷ cành, tăng 1,2 tỷ cành so với năm 2010. Trong đó tập trung chủ yếu vào các loài Cattleya, Dendrobium và Oncidium [48].
Công nghiệp hoa cắt cành ở Malayxia là một ngành mới phát triển so với các lĩnh vực nông nghiệp khác. Malayxia có tổng số diện tích trồng hoa cắt cành khoảng trên 1.218 ha trong đó 580 ha trồng hoa lan. Giống hoa lan được trồng phổ biến là Dendrobium, Aranda, Oncidium và Mokara chiếm 97% hoa lan cắt cành của Malayxia [55]. Thị trường chính của Malayxia là Nhật, Singapore và Hồng Kông, trong đó Nhật Bản là thị trường hàng đầu của các loại hoa lan cắt cành.
Indonexia là nước có nhiều loài phong lan thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil, chiếm khoảng 5.000 trong tổng số 26.000 loài phong lan hiện có trên toàn cầu. Tuy nhiên, nước này hiện vẫn đứng sau Malayxia, Thái Lan, Singapore về trồng và xuất khẩu phong lan [56].
Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất mỗi năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ được xem là nước có nhiều giống lan nguyên thuỷ, với khoảng 1300 giống. Mặc dù trước đây bị khai thác triệt để, nhưng tới nay Nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệ các loài lan quí để phục vụ cho ngành trồng lan thương mại, trong đó chủ yếu hướng vào sản xuất các loại hoa lan cắt cành chịu nhiệt ở một số giống thuộc các chi Dendrobium, Mokara, Oncidium [7].
Ở Hawai, nền công nghiệp trồng lan cũng tăng lên mạnh mẽ trong 20 năm qua, tập trung chủ yếu vào các loài lan rừng và lan công nghiệp. Thu nhập tăng từ 2,2 triệu USD trong năm 1980 lên tới 7,7 triệu USD năm 1990, và đạt 18,2 triệu USD năm 2002, đến năm 2006 đạt khoảng 22 triệu USD [119].
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan Cattleya và Dendrobium rất lớn. Năm 2007 tổng giá trị nhập khẩu hoa lan gần 144 triệu USD, tăng gần 12% so với năm 2006 và đứng thứ hai so với những cây hoa khác [119].
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhật Bản hiện vẫn là các khu vực tiêu thụ hoa lan cắt
cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường quan trọng. Chỉ riêng 25 nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm (CBI, 2007) cho tiêu dùng hoa lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium, chiếm trên 50% tổng mức tiêu dùng hoa lan thế giới. Trong đó Đức đứng đầu với khoảng 3 tỷ euro mỗi năm. Năm nước có nhu cầu lớn tiếp theo là Anh (2,82 tỷ), Pháp (1,85 tỷ), Ý (1,62 tỷ), Tây Ban Nha (0,99 tỷ) và Hà Lan (0,89 tỷ) [118], Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng 5,4 triệu USD hoa lan cắt cành/năm, Mỹ 5,5 tỷ USD [119]. Có thể nói rằng sản xuất lan đã đem lại lợi nhuận rất cao cho các nước đang phát triển và phát triển. Bên cạnh đó, hoa lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium chiếm phần lớn trong tổng số lượng sản xuất và tiêu thụ hoa lan trên thế giới. Điều đó chứng tỏ các loài hoa này mang lại hiệu quả kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cattleya, Dendrobium, Oncidium là những loại lan phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với ngành sản xuất hoa lan của các nước trên thế giới. Những năm gần đây, nhờ việc mở rộng phát triển sản xuất các loài lan này đã đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế đáng kể cho các nước như Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc... Việt Nam với điều kiện khí hậu tương tự như các nước này và người trồng lan có kinh nghiệm, chúng ta hoàn toàn có thể phát triển các giống lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium.
1.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium ở
Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium [7], [47], [50].
Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan Việt Nam lại tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8/2008, đạt 61 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của Việt Nam [49].
Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm 10% diện tích các loại hoa đang được trồng [23]. Sản xuất hoa lan ở Việt Nam tập trung theo 2 hướng chính:
- Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc được nhập nội (lan công nghiệp).
- Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (lan rừng) [31].
Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,... trong những năm vừa qua đã tập trung nghiên cứu các phương pháp nhân giống vô tính invitro và đã sản xuất mỗi năm hàng vạn cây con giống hoa lan có giá trị [28]. Viện Nghiên cứu Rau quả đang triển khai dự án “Nhân giống và phát triển sản xuất các giống lan Hoàng Thảo bản địa” và đã có sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng [46].
Tại Viện sinh học Nông nghiệp thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã sản xuất hàng vạn cây giống hoa lan có giá trị kinh tế như Phalaenopsis, Cattleya, Dendrobium…, đặc biệt là một số loài lan Hoàng Thảo có giá trị như Thạch Hộc, Ngọc Vạn Vàng... [28].
Trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội, 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ điệp giống và hàng vạn cây giống lan khác như Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Đặc biệt đã thành công trong việc nhân giống lan Hồ Điệp và các loại lan Hoàng Thảo rừng [49].
Hải Phòng xây dựng khu Nông nghiệp công nghệ cao (Mỹ Đức, An Lão) với mục tiêu sản xuất 300.000 cây giống hoa lan bằng công nghệ của Viện Sinh học Nông nghiệp - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và của Hiệp hội hoa Thái Lan. Tất cả những chính sách đầu tư trên đã đem lại hiệu quả to lớn thúc đẩy ngành sản xuất lan công nghiệp phát triển và thu được nhiều thành tựu, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần được xuất ra thị trường quốc tế đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập lớn cho người sản xuất, người kinh doanh trong lĩnh vực này [34].
Lan bản địa (lan rừng) chủ yếu phát triển nhỏ lẻ và được nuôi trồng ở quy mô hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng phụ cận. Xã Đông La, La
Phù, La Khê - Hoài Đức - Hà Nội những năm gần đây trở nên nổi tiếng với nghề trồng lan, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền Bắc. Đến nay cả xã đã có 52 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vườn lan từ 500 đến 1000 m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo, chủ yếu là chi lan Hoàng Thảo (Tam Bảo Sắc, Phi Điệp, Nhất Điểm Hồng...). Theo lãnh đạo xã Đông La, nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần nghề nông nghiệp khác [57]. Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội),
Văn Giang (Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đang có nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong lan bản địa, với quy mô từ 300- 500m2, phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hương và một số loài lan Hài [7].
Ở một số vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có điều kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003 - 2005. Công ty TNHH Cửu Long (Bắc Ninh), Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha/một doanh nghiệp [14], ngoài các loại lan công nghiệp như Hồ Điệp, Cát lan, Vũ Nữ, Hoàng Thảo cũng đã phát triển thêm các giống lan rừng, làm phong phú thêm các sản phẩm hàng hoá.
Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam có tiềm năng lớn về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần đầu tiên một qui trình nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium cấy mô từ lan con đến nở hoa đã được hãng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 - Thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm thành công [59]. Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác, trong vài năm trở lại đây, nông dân ở vùng ven và ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng phát triển nhanh diện tích trồng hoa lan. Giai đoạn 2005 - 2006 thực hiện đầu tư 20 ha
nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây cảnh. (Dự án đầu tư, phát triển hoa và cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2005). Đến năm 2008, diện tích trồng lan của thành phố đã tăng lên gần 80 ha và năm 2010 là 200 ha. Tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và quận 12 đã có các hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… có trên 100 loài lan khác nhau. Các loại hoa lan này có thể cho doanh thu từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm, chủ yếu là hoa cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và Mokara, chiếm tỷ lệ ít hơn là lan Cattleya và Oncidium [58].
Các chính sách đầu tư của nhà nước hầu hết tập trung vào lan cắt cành và sản xuất cây con giống của một số loài lan công nghiệp như Hồ Điệp (Phalaenopsis), Cát lan (Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium) và một số loài lan khác. Các dự án đầu tư phát triển hoa cây cảnh của các tỉnh đều hướng tới sản xuất lan cắt cành, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam. Tại hội thảo về hiện trạng và hướng phát triển hoa lan trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2005, Phó Chủ tịch thường trực Thành phố Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định với thế mạnh là hoa nhiệt đới, lan Dendrobium, Oncidium, Mokara cắt cành sẽ trở thành cây chủ lực của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và khu vực phía Nam nói chung [31].
Hiện nay có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài trồng phong lan tại Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với diện tích mỗi doanh nghiệp khoảng 40 - 50 ha như công ty Dalat Hasfarm, công ty Lâm Thăng của Đài Loan. Tháng 8/2004 Lâm Đồng đã thành lập Hiệp hội hoa lan “Dalat orchid Association” với mục đích là tập hợp những người yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan tiến tới phát triển nhân rộng, sản xuất theo hướng hàng hoá. Hiện nay, mỗi năm Đà Lạt sản xuất được khoảng 200.000 cành lan cắt [53]. Trang trại Rinsun tại Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng) đã đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản xuất. Trang trại đã đầu tư 1 ha diện tích nuôi trồng hiện đại, cung cấp hàng ngàn chậu lan Cattleya mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong nước, các loại lan công nghiệp của trang trại này còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, các nước Đông Nam Á và châu Âu.
Bằng kỹ thuật nhân giống vô tính, hàng năm Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng, thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên, đã cung ứng 250.000 cây phong lan gồm các loài Dendrobium, Mokara, Cattleya cho các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu. Dự kiến sắp tới, mỗi năm Trung tâm sẽ cung cấp khoảng
300.000 - 500.000 cây phong lan để xuất khẩu sang Canada, Đài Loan... [46].
Đối với thị trường trong nước, sản lượng hoa phong lan cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Các cơ sở sản xuất hoa lan cũng chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu lan cắt cành còn lại phải nhập từ các nước khác. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng để nhập phong lan từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội địa. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 90% lượng lan cắt cành (Dendrobium) và lan chậu (Cattleya, Oncidium) [40].
Theo Đồng Văn Khiêm, Công ty Phong lan Xuất khẩu Thành phố Hồ Chí Minh thì khó khăn lớn nhất là Nhà nước chưa có chính sách phát triển ngành lan, chưa có một văn bản nào để khuyến khích, chính sách thuế không rõ ràng. Mặt khác, sản xuất lan còn tản mạn, chưa tập trung vào các loài lan có giá trị kinh tế cao như Cattleya, Dendrobium, Oncidium.... [51].
Như vậy, vấn đề sản xuất, kinh doanh, hoa lan ở Việt Nam từ trước đến nay vẫn ở dạng tiềm năng. Trong khi đó, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là rất lớn. Những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua chỉ mới có ý nghĩa khởi động, hứa hẹn một sự phát triển trong tương lai dựa trên những điều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát triển ngành trồng lan.
1.3 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình nghiên cứu cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trên thế giới
Trong nhiều năm qua, do giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan cao mà trên thế giới các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyền thống và hiện đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạt được những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như Vũ Nữ