Nguồn Gốc, Vị Trí Phân Loại, Giá Trị Kinh Tế Và Giá Trị Sử Dụng


hướng là sản xuất ở quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc nhập nội (lan công nghiệp) và phát triển các loài lan bản địa. Bởi vậy bên cạnh việc khai thác các nguồn gen quý, cần phải nhập nội và tuyển chọn những giống lan mới phù hợp với yêu cầu sản xuất và thị hiếu người tiêu dùng.

Cattleya, Dendrobium, Oncidium là những loài lan đẹp được thị trường ưa chuộng. Nó hấp dẫn người tiêu dùng về màu sắc đa dạng, hương thơm quyến rũ và đặc biệt thu hút các nhà sản xuất kinh doanh bởi độ bền của hoa. Tuy nhiên, thực tế sản xuất những loài lan trên ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium rất phù hợp với khí hậu khu vực phía Nam do thời tiết quanh năm ấm áp, cường độ ánh sáng lớn và độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây

sinh trưởng phát triển, còn khu vực phía Bắc điều kiện khí hậu không được thuận lợi, do mùa hè nhiệt độ cao (33 - 380C), độ ẩm lớn và cường độ ánh sáng mạnh đã ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây, làm cây dễ bị cháy lá, tỷ lệ nhiễm bệnh thối nhũn cao. Về mùa đông nhiệt độ lại quá thấp, cường độ ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên cũng không thuận lợi cây cho sinh trưởng, phát triển và ra hoa. Mặt khác, do thiếu giống tốt, kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có

quy trình chăm sóc phù hợp… nên việc sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao, số lượng và chất lượng hoa lan chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, trong khi nhu cầu sử dụng các loài lan trên là rất cao. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này, tạo điều kiện cho cây hoa lan nói chung và lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng phát triển có hiệu quả, đề tài đã tiến hành: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng giống hoa phong lan nhập nội (Cattleya, Dendrobium, Oncidium) cho miền Bắc Việt Nam.

2 Mục đích, yêu cầu của đề tài

2.1 Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống lan lai nhập nội thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium nhằm tuyển chọn được những giống lan lai mới có triển vọng, phù hợp với khu vực đồng bằng Bắc Bộ và các vùng phụ cận có điều kiện sinh thái tương tự.


- Xác định được ảnh hưởng của các điều kiện nuôi trồng và các yếu tố kỹ thuật tới quá trình sinh trưởng, phát triển, ra hoa của một số giống lan lai nhập nội thuộc chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium, đề xuất được các biện pháp kỹ thuật phù hợp, áp dụng có hiệu quả cho sản xuất góp phần phát triển nghề trồng lan ở đồng bằng Bắc Bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

2.2 Yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được khả năng thích nghi của các loài lan nhập nội thuộc 3 chi Catlleya, Dendrobium và Oncidium (khả năng sống, khả năng sinh trưởng phát triển) ở giai đoạn vườn ươm và vườn sản xuất, nhằm tuyển chọn một số giống lan lai mới có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái khu vực đồng bắc Bắc Bộ.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 3

- Nghiên cứu được ảnh hưởng của điều kiện nuôi trồng (giá thể, phân bón, chế độ che sáng, điều khiển ra hoa) đến khả năng sinh trưởng phát triển của các loài lan lai đã được tuyển chọn, nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp, đạt năng suất chất lượng hoa cao cho các loài lan này.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp các dẫn liệu khoa học về các chỉ tiêu cơ bản cho một giống lan đạt năng suất chất lượng cao cũng như ảnh hưởng của các điều kiện nuôi trồng (nhiệt độ, ánh sáng, giá thể, phân bón,...) đến sinh trưởng, phát triển, sự hình thành hoa và chất lượng hoa của các giống lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

- Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất về cây hoa lan nói chung cũng như lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium nói riêng.

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đã giới thiệu được cho sản xuất 8 giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium thích nghi với điều kiện sinh thái khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có tính ổn định, sinh trưởng, phát triển tốt đáp ứng yêu cầu tuyển chọn những giống lan mới cho sản xuất.


- Đã đề xuất được các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng làm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển, tăng tỷ lệ ra hoa cho các giống lan tuyển chọn. Các biện pháp kỹ thuật có tính khả thi cao, có khả năng ứng dụng cho sản xuất đại trà đem lại hiệu quả thiết thực cho người trồng lan.


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1 Giới thiệu chung về lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium

1.1.1 Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế và giá trị sử dụng

Theo Nguyễn Tiến Bân [2], Trần Hợp [11], Koopowitz,- H [92] trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa Lan (Orchidaceae) thuộc họ Phong Lan (Orchidaceae), bộ Lan (Orchidales), phân lớp Hành (Lilidae), lớp đơn tử diệp - một lá mầm (Monocotyledone), thuộc ngành Ngọc Lan, thực vật hạt kín (Mangoliophyta). Họ Lan là họ có số lượng loài lớn đứng thứ hai sau họ Cúc, khoảng 25.000 - 35.000 loài phân bố từ 680 vĩ Bắc đến 560 vĩ Nam, nghĩa là từ gần

cực Bắc như Thụy Điển, Alaska xuống tận các đảo cuối cùng cực Nam ở Australia [63], [64], [66], [72], [75], [114].

Chi Cattleya (Cát lan) gồm khoảng 65 loài nguyên thuỷ và vô số loài lai trong cùng một giống hay với giống khác. Chúng có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, phần lớn ở vùng núi, độ cao từ 600 - 1800 m. Năm 1818 được các nhà thám hiểm mang về Anh Quốc và nhà thực vật học John Lindley lấy tên Cattleya để vinh danh William Cattley, một nhà nông học đã thành công trong việc nuôi lan tại Anh Quốc. Cattleya được gọi là nữ hoàng của các loài lan bởi vẻ đẹp đa dạng và hương thơm quyến rũ. Hiện nay Cattleya đã và đang được gây trồng trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, Cattleya cũng là loài lan phổ biến, được người sản xuất và người tiêu dùng rất ưa chuộng [46], [59].

Chi Dendrobium (lan Hoàng Thảo) là chi lớn nhất trong họ Lan, có khoảng hơn 1.600 loài, phân bố trải dài từ Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia... đến Úc. Ở Việt Nam ghi nhận được trên 200 loài lan Dendrobium, gần đây có thêm nhiều loài được phát hiện và mô tả. Các loài lan Dendrobium có mặt ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước [94].

Chi Oncidium (Vũ Nữ) gồm khoảng 400 - 600 loài xuất xứ từ châu Mỹ và vùng cận nhiệt đới. Chúng có thể được tìm thấy từ Florida đến Bahamas, ở quần đảo Caribê


hay phía nam Mexico, trung và nam Mỹ đến tận Argentina [122].

Về mặt kinh tế, Hiệp hội hoa lan Quốc tế đã thống kê, ở các nước xuất khẩu lan lớn như Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ loại cây này đạt vài trăm triệu USD/ năm. Còn ở Việt Nam, theo tính toán của các hộ trồng lan, với phong lan cắt cành loài Dendrobium Mokara, mỗi ha đất trồng có thể cho thu nhập 500 triệu- 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa màu khác [53]. Ngoài ra, nếu lan được dùng cho xuất khẩu thì lợi nhuận thu được còn tăng lên nhiều lần. Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan còn có nhiều giá trị khác. Nhiều loài lan còn dùng để tinh chiết tinh dầu phục vụ cho ngành mỹ phẩm, nước hoa, bánh kẹo và chữa bệnh. Với giống Anoectochilus còn gọi là “Jewel Orchids” thì lá được dùng làm rau, một món ăn quen thuộc của người Malaysia và Indonesia. Một số loài thuộc chi Cattleya giả hành và lá được dùng làm trà, thuốc. Thổ dân Niu Ghinê dùng Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ đồ trang sức,...[31]. Một số loài trong chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) như Thạch Hộc, Ngọc Vạn Vàng còn được dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ, giảm thị lực,… vì chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [3]. Người dân Philippin, Indonexia còn lấy sợi trong thân của các loài thuộc giống Dendrobium để đan rổ phục vụ cho sinh hoạt đời sống [31].

1.1.2 Đặc điểm thực vật học của lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium

1.1.2.1 Rễ

Rễ lan Cattleya thuộc loại rễ chùm, có màu trắng khi còn non và chuyển sang màu xanh xám khi trưởng thành, có lớp sừng bóng bên ngoài giúp rễ đâm sâu vào giá thể cứng và bảo vệ rễ khỏi các loài côn trùng cắn phá. Rễ lan Cattleya lớn hơn rễ lan Hoàng Thảo (Dendrobium) và nhỏ hơn một số loài lan khác như lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), lan Đai Châu (Rhynchostylis)... Rễ lan Cattleya mọc từ giả hành, bám chặt vào giá thể, có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh mạnh, khả năng phát triển chiều dài rễ ở mức trung bình [25], [28].

Rễ lan Dendrobium cũng thuộc rễ chùm, được hình thành từ các đốt thân chính (thân ngầm), rễ có khả năng tái sinh mạnh, hút nước và dinh dưỡng tốt, ngoài


ra chúng còn có khả năng quang hợp. Để phù hợp với các điều kiện sống khác nhau, rễ lan Dendrobium có sự đa dạng về hình thái và cấu trúc. Các loài Dendrobium sống hoại thì rễ có dạng búi nhỏ dày đặc các vòi hút ngắn, hút chất dinh dưỡng từ xác thực vật. Nhiều loài lại có rễ đan thành búi chằng chịt, đây là nơi thu gom mùn của vỏ cây để làm nguồn dự trữ chất dinh dưỡng [11], [24].

Rễ Oncidium thuộc loại rễ chùm, mọc ra từ giả hành. Rễ phát triển rất mạnh, có nhiều rễ phụ. Rễ Oncidium có màu trắng sáng, nhỏ hơn so với rễ Dendrobium hay Cattleya. Rễ có khả năng hút nước và dinh dưỡng tốt, khả năng tái sinh mạnh.

Nghiên cứu đặc điểm về rễ của các giống lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium cho thấy chúng có đặc điểm chung là hệ thống rễ chùm có khả năng phát triển và tái sinh mạnh, do vậy trong sản xuất cần sử dụng các loại giá thể có độ thoáng, độ xốp phù hợp mà vẫn đảm bảo giữ ẩm tốt.

1.1.2.2 Thân

Cattleya là loài phụ sinh, thuộc nhóm đa thân. Thân có giả hành cao trung bình, tròn hay hơi dẹp, thường to mập ở giữa, hai đầu hẹp lại. Các giả hành hơi khít nhau, lúc non có bẹ màu xanh bọc lại, lúc già các bẹ khô trở nên có màu trắng bạc. Ở mỗi đỉnh của giả hành có 1-2 lá, không có bẹ lá [28].

Dendrobium là lan đa thân, thân dài được tạo bởi nhiều đốt, trên các đốt có bẹ lá bao bọc và mỗi đốt có một mầm ngủ. Mầm ngủ có khả năng tái sinh thành một cá thể mới. Các đốt thân cũng là nơi mọc ra các chồi hoa. Đốt thân Dendrobium rất phong phú về hình dạng, hình trụ, hình trám, có múi hay dẹt, cong. Dendrobium vừa có thân thật, vừa có giả hành. Giả hành chứa diệp lục, dự trữ nước và chất dinh dưỡng, đa số có màu xanh bóng nên có thể quang hợp [24].

Oncidium cũng là loài lan đa thân, có thân là những giả hành to hoặc nhỏ, phía trên có 1 lá hoặc 2 lá tùy giống. Phần lớn Oncidium có giả hành hình bầu dục, xốp, một số lại nhỏ và cứng. Giả hành cũng đóng vai trò là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng cho cây. Mặt khác, giả hành có khả năng tái sinh mạnh, do vậy có thể nhân giống Oncidium bằng phương pháp tách chiết [31].


1.1.2.3 Lá

Lan Cattleya có lá dày, to, màu xanh đậm, dai và bền, mọc ở đỉnh giả hành. Tuổi thọ của lá khoảng từ 1,5 - 2 năm. Các giống khác nhau có kích thước lá khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm thân, lá, người ta chia lan Cattleya thành 2 nhóm chính:

- Nhóm 1 lá: Trên mỗi giả hành mang 1 lá duy nhất ở đỉnh. Giai đoạn nhỏ, còn non có thể có 2 - 3 lá bao lấy giả hành. Khi cây lớn các lá bao khô và chết. Nhóm Cattleya 1 lá thường có hoa to hơn nhưng số lượng ít hơn từ 1 - 6 hoa có môi sặc sỡ, độ bền cao.

- Nhóm 2 lá: Trên mỗi giả hành mang 2 lá ở đỉnh, cá biệt có giả hành mang 3 lá. Nhóm này thường có nhiều hoa hơn (hoa chùm), tuy nhiên hoa nhỏ hơn, môi nhỏ và dày hơn, độ bền hoa cũng kém hơn nhóm Cattleya 1 lá [28].

Dendrobium cũng như hầu hết các loài phong lan đều là cây tự dưỡng, có hệ thống lá phát triển rất đầy đủ. Lá có nhiều hình thái khác nhau như mỏng mềm, dai cứng, mọng nước..., có loại lá dẹt, lá dài hoặc hình trụ. Phiến lá thường có màu xanh bóng, đôi khi hai mặt lá có màu khác nhau (thường mặt dưới lá có màu xanh đậm hay tía), mặt trên lại khảm thêm nhiều màu sặc sỡ [11].

Lan Oncidium có 1 đến 3 lá mọc trên giả hành. Tuỳ theo giống có lá dày và cứng như tai lừa (Onc. Mule ear) hoặc dài và mềm như nhiều giống khác. Lá có màu xanh đậm hoặc nhạt, ngắn, to hoặc thuôn dài. Lá cũng có kích thước khác nhau tuỳ giống, có thể ngắn vài cm đến 30 cm [60], [122].

1.1.2.4 Hoa

Hoa lan Cattleya có 3 cánh đài hầu như bằng nhau, và hai cánh bên luôn to hơn cánh đài, có khi rất to. Môi to, 3 thuỳ với thuỳ bên rộng lớn có mép cong về trên che kín trụ, thuỳ giữa trải ra rộng lớn, mép nhăn hay gợn sóng, đôi khi không phân biệt được 3 thuỳ rõ rệt. Trụ khá cao, hơi cong, đầu trụ là nhị đực có nắp che. Bao phấn gồm 2 buồng, 4 khối phấn xếp thành từng cặp, phấn khối có hình đĩa màu vàng, mỗi cái có một vỉ phấn cong nhỏ. Môi lan Cattleya có màu sắc hết sức đa dạng và mùi thơm quyến rũ. Tuy nhiên độ bền của lan Cattleya thường ngắn hơn nhiều loài lan khác, từ 1 - 3 tuần tuỳ giống. Cuống hoa mọc ở đỉnh sinh trưởng (đầu mút của giả


hành, phía trong lá), mỗi giả hành chỉ có một cuống hoa. Mỗi cành hoa có 1 - 6 hoa với nhóm 1 lá và 5 - 15 hoa với nhóm 2 lá. Hoa có khả năng đậu quả tốt [53].

Dendrobium có hoa mọc từ thân thành từng chùm hay từng hoa đơn. Các chồi hoa có thể mọc trên các đốt thân mới hoặc cũ. Vị trí của hoa trên thân cũng biến đổi, có thể từ các nách lá hay từ các mắt ngủ trên thân gần ngọn, cũng có thể trên ngọn cây. Hoa có thể rủ xuống hay thẳng đứng. Hoa Dendrobium có dạng chùm, bông hay chuỳ mang nhiều hoa dày đặc. Dendrobium có số lượng cành hoa nhiều hơn bất kỳ loại lan nào khác. Một thân có thể có từ 1 - 4 cành hoa, mỗi cành mang từ 5 - 16 hoa tuỳ giống, độ tuổi của cây và điều kiện chăm sóc. Bên trong hoa có cột nhị, nhuỵ nằm chính giữa hoa, mang phần đực ở phía trên và phần cái (đầu nhụy ở mặt trước), hốc phấn lõm lại, mang khối phấn thường song song với bao phấn. Khối phấn gồm toàn bộ hạt phấn dính lại với nhau, rất cứng do tinh bột, sáp và chất sừng cấu thành. Hoa có khả năng đậu quả rất cao. Màu sắc của hoa rất phong phú và độ bền dài, trung bình từ 1 - 2 tháng [31].

Cattleya Dendrobium Oncidium

Hình 1.1. Hình ảnh chung về cây lan Cattleya, Dendrobium, Oncidium (Nguồn: Internet)

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí