Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Ở Giai Đoạn Vườn Sản Xuất Cho Các Giống Lan Lai Nhập Nội Thuộc 3 Chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium Đã Được Tuyển


- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất có khả năng điều tiết sinh trưởng

đến sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.

2.2.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng và phát triển của giống lan Den5.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống lan On1.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống lan Cat6.

2.2.4 Nghiên cứu một số biện pháp điều khiển ra hoa cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn

- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 9

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến tỷ lệ ra hoa của lan Cat6.

2.3 Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Các thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) [16] với 3 lần nhắc lại. Giai đoạn vườn ươm mỗi công thức thí nghiệm 150 cây, giai đoạn vườn sản xuất mỗi công thức thí nghiệm 75 cây. Theo dõi đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của 30 cây/công thức thí nghiệm.


2.3.1 Phương pháp đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số giống hoa lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự sinh trưởng ở giai đoạn vườn ươm của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

+ Cây con sau nuôi cấy mô, được trồng trên nền giá thể: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)

+ Thời vụ ra ngôi: Vụ Xuân 2006

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 3/2006 - kết thúc tháng 11/2006.

- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa giai đoạn vườn sản xuất của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

+ 7 giống Cattleya ở giai đoạn cây 36 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục); 6 giống Dendrobium và 6 giống Oncidium ở giai đoạn cây 24 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục) được trồng trên nền giá thể: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)

+ Phân bón sử dụng: Phân bón gốc N:P:K = 14:14:14, bón 4 tháng/lần; phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20, phun 1 tuần/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1/2009 - kết thúc tháng 12/2009

- Việc tuyển chọn các giống lan nghiên cứu dựa theo các tiêu chí của Hiệp hội hoa lan Mỹ [121]

+ Đối với lan Cattleya

* Mang những đặc điểm chung của giống

* Đặc điểm thân: Cao trung bình (33 - 35cm), khả năng phân nhánh nhiều (≥ 10 nhánh/cây), cây cứng, mập, khoẻ, (đường kính giả hành > 2 cm).

* Đặc điểm lá: Thế lá đứng, gọn, lá dày, màu xanh đậm.

* Đặc điểm hoa: Hoa to (đường kính ≥ 12 cm), màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, độ bền hoa kéo dài (> 15 ngày).

* Có khả năng ra hoa trong điều kiện tự nhiên cao (tỷ lệ ra hoa 35 - 50 %/năm).


* Có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối cây con và bệnh đốm vòng trên hoa.

+ Đối với lan Dendrobium

* Mang những đặc điểm chung của giống.

* Đặc điểm thân: Cao trung bình (≥ 40 cm), khả năng phân nhánh khoẻ (≥ 5,5 nhánh/cây), cây mập, khoẻ (đường kính giả hành > 1,5 cm).

* Đặc điểm lá: Thế lá đứng, gọn, lá cứng, dày, màu xanh đậm.

* Đặc điểm hoa: Chiều dài cành hoa lớn (≥ 30 cm), số nụ, số hoa/cành nhiều (≥ 10 nụ, hoa/cây), đường kính hoa lớn (≥ 8 cm), màu sắc sặc sỡ, đa dạng, độ bền hoa kéo dài (≥ 40 ngày).

* Tỷ lệ ra hoa trong điều kiện nuôi trồng tự nhiên cao (≥ 70 %/năm).

* Có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối nhũn cây con.

+ Đối với lan Oncidium

* Mang những đặc điểm chung của giống.

* Đặc điểm thân: Cao trung bình (≥ 35 cm), khả năng phân nhánh khoẻ (≥ 4,0 nhánh/cây), cây mập, khoẻ (đường kính giả hành ≥ 3,0 cm).

* Đặc điểm lá: Thế lá đứng, gọn, lá cứng, màu xanh nhạt.

* Đặc điểm hoa: Chiều dài cành hoa lớn (≥ 35 cm), số nụ, số hoa/cành nhiều (≥ 75 nụ, hoa/cây), màu sắc sặc sỡ, đa dạng, có hương thơm, độ bền hoa kéo dài (≥ 30 ngày).

* Tỷ lệ ra hoa trong điều kiện nuôi trồng tự nhiên cao (≥ 50 %/năm).

* Có khả năng chống chịu tốt với sâu, bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối nhũn cây con và bệnh đốm nâu lá.

2.3.2 Các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn ươm

* Vật liệu nghiên cứu: giống Cat6, giống Den5, giống On1. Cây con ở giai

đoạn sau nuôi cấy mô.

- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ ra ngôi đến khả năng sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.

+ Gồm 4 công thức:


CT 1: Ngày 01 tháng 3;

CT 2: Ngày 01 tháng 4;

CT 3: Ngày 01 tháng 5;

CT 4: Ngày 01 tháng 6.

+ Giá thể sử dụng: Than (kích thước 1,5 - 2 cm) + rong biển tỷ lệ 2:1

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 3/2006 - kết thúc tháng 11/2006.

- Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm.

+ Đối với lan Cat6 và Den5, thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1) (đ/c);

CT2: Than + vỏ dừa + rong biển (tỷ lệ 1:1:1);

CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1); CT4: Than + ngói non (tỷ lệ 2:1).

+ Đối với lan On1 thí nghiệm gồm 4 công thức: CT1: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1) (đ/c); CT2: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1);

CT3: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1); CT4: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1).

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 4/2006 - tháng 12/2006.

- Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.

+ Gồm 4 công thức:

CT 1: Phun nước lã (đ/c);

CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 502;

CT 3: Phun phân bón lá Growmore 1 N:P:K = 30:10:10; CT 4: Phun phân bón lá Hidrophos.

+ Giá thể sử dụng cho lan Cat6 và Den5: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển tỷ lệ 2:2:1; giá thể cho lan On1: sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển theo tỷ lệ 2:2:1

+ Các công thức được phun phân bón lá định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 8m2 (300 cây).


+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 4/2006 - tháng 12/2006.

- Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm.

+ Gồm 4 công thức:

CT 1: Phun nước lã (đ/c); CT 2: Phun Atonik;

CT 3: Phun ProGibb 10 SP; CT 4: Phun Dekamon

+ Giá thể sử dụng cho lan Cat6 và Den5: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển tỷ lệ 2:2:1; giá thể cho lan On1: sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển theo tỷ lệ 2:2:1

+ Sử dụng phân bón lá Growmore N:P:K = 30:10:10, phun định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 8m2 (300 cây).

+ Các chất điều tiết sinh trưởng phun 10 ngày/lần với nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 8m2 (300 cây).

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 4/2006 - tháng 12/2006

2.3.3 Các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật ở giai đoạn vườn sản xuất cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đã được tuyển chọn.

* Các thí nghiệm đều sử dụng phân bón gốc N:P:K = 14:14:14, bón 4 tháng/lần.

- Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của lan Den5 được tuyển chọn.

+ Gồm 4 công thức: CT 1: Không che (đ/c);

CT 2: Che 1 lớp lưới phản quang cố định (22.000 - 28.000 lux); CT 3: Che 2 lớp lưới phản quang cố định (15.000 - 18.000 lux);

CT 4: Che 2 lớp lưới phản quang: 1 lớp cố định, 1 lớp điều khiển bán tự động (18.000 - 22.000 lux).

+ Cây Den5 ở giai đoạn 24 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục) được trồng trên nền giá thể: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1)

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 3/2010 - kết thúc tháng 7/2010


+ Sử dụng lưới phản quang màu bạc nhập ngoại từ Esrael che cách ngọn cây 3,5 m.

+ Phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20, phun 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).

- Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lan On1 được tuyển chọn.

+ Gồm 5 công thức:

CT 1: Vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:1); CT 2: Than + rong biển (tỷ lệ 2:1);

CT 3: Sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1); CT 4: Than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1); CT 5: Than hoa (đ/c).

+ Cây On1 ở giai đoạn 24 tháng tuổi (giai đoạn thuần thục)

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1/2010 - kết thúc tháng 12/2010

+ Phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20, phun 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).

- Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển của lan Cat6 được tuyển chọn.

+ Gồm 6 công thức:

CT 1: Phun nước lã (đ/c)

CT 2: Phun phân bón lá Đầu trâu 902 CT 3: Phun phân bón lá Milo 3

CT 4: Phun phân bón lá Growmore N:P:K = 20:20:20 CT 5: Phun phân bón lá Multi K

CT 6: Phun phân bón lá Hidrophos

+ Lan Cat6 ở giai đoạn cây 36 tháng tuổi (ở giai đoạn thuần thục), trồng trên giá thể: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1).

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 1/2010 - kết thúc tháng 12/2010.

+ Các loại phân bón lá trên mỗi công thức được phun định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ

0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).


2.3.4 Thí nghiệm nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa cho các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium được tuyển chọn

* Vật liệu nghiên cứu gồm lan Den5 và On1 ở giai đoạn cây 24 tháng tuổi và lan Cat6 ở giai đoạn cây 36 tháng tuổi (giai đoạn cây thuần thục).

* Sử dụng phân nhả chậm N:P:K = 14:14:14, bón 4 tháng/lần, phân bón lá Hidrophos phun định kỳ 7 ngày/lần, nồng độ 0,1%, liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây).

* Giá thể sử dụng cho lan Cat 6 và Den5: than + xỉ bọt núi lửa + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)

* Giá thể sử dụng cho lan On1: sỏi nhẹ + vỏ thông + rong biển (tỷ lệ 2:2:1)

* Cây Den5 và On1 được xử lý sốc khô 5 ngày (không tưới hoàn toàn) trước khi xử lý chiếu sáng.

- Thí nghiệm 10: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại đèn chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa của lan Den5 và On1.

+ Gồm 5 công thức:

CT 1: Không chiếu sáng bổ sung (đ/c);

CT 2: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 75 W; CT 3: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn compax 100 W; CT 4: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 75 W; CT 5: Chiếu sáng bổ sung bằng đèn sợi đốt 100 W.

+ Mật độ bóng: 4 m2/bóng (có sử dụng chao đèn); treo cách ngọn cây 1,5 m.

+ Thời gian chiếu sáng bổ sung: 4 giờ/ngày (từ 18 - 22 giờ).

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.

- Thí nghiệm 11: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung đến khả năng ra hoa của lan Den5 và On1.

+ Gồm 4 công thức:

CT 1: Không xử lý chiếu sáng bổ sung (đ/c); CT 2: Xử lý chiếu sáng bổ sung 30 ngày;


CT 3: Xử lý chiếu sáng bổ sung 45 ngày; CT 4: Xử lý chiếu sáng bổ sung 60 ngày.

+ Thí nghiệm sử dụng bóng đèn sợi đốt 75 W, mật độ 4m2/ bóng (có sử dụng

chao đèn); treo cách ngọn cây 1,5 m.

+ Thời gian chiếu sáng bổ sung: 4 giờ/ngày (từ 18 - 22 giờ).

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.

- Thí nghiệm 12: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung kết hợp che nilon đến khả năng ra hoa của giống Den5 và On1

+ Gồm 3 công thức thí nghiệm:

CT 1: Không chiếu sáng bổ sung

CT 2: Chiếu sáng bổ sung 4 giờ (từ 18h - 22h)

CT 3: Chiếu sáng bổ sung 4 giờ (từ 18h - 22h) + che nilon

+ Thí nghiệm sử dụng bóng đèn sợi đốt 75W, mật độ 4m2/ bóng (có sử dụng chao đèn); treo cách ngọn cây 1,5 m.

+ Thời gian xử lý chiếu sáng bổ sung: 45 ngày

+ Dùng nilon trắng mờ, độ dày 0,3mm che kín toàn bộ diện tích thí nghiệm.

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.

- Thí nghiệm 13: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra hoa đến khả năng ra hoa của giống Cat6 được tuyển chọn.

+ Gồm 4 thí nghiệm:

CT 1(đ/c): Phun nước lã

CT 2: Phun chế phẩm ASCO GOLD (nồng độ 0,1%) CT 3: Phun chế phẩm HVP (nồng độ 0,1%)

CT 4: Phun chế phẩm AT (nồng độ 0,15%)

+ Chất kích thích ra hoa phun qua lá 7 ngày/ lần với liều lượng 1lít dung dịch cho 4m2 (100 cây), phun trong 2 tháng liên tục.

+ Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 10/2010 - kết thúc tháng 3/2011.

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí