Các Điều Kiện, Trang Thiết Bị Áp Dụng Trong Thí Nghiệm


2.4 Các chỉ tiêu theo dõi

- Cách thu thập số liệu: Theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của 30 cây/ 1 công thức thí nghiệm, lấy kết quả trung bình. Tiến hành đo đếm 10 ngày/ lần.

- Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng

Tổng số cây sống (cây)

+ Tỷ lệ cây sống (%) = x 100%

Tổng số cây thí nghiệm (cây)

+ Chiều cao cây: được tính từ mặt chậu lan đến đỉnh sinh trưởng của cây:

Tổng chiều cao của các cây theo dõi (cm)

Chiều cao cây (cm) =


Tổng số cây theo dõi (cây)

Tổng đường kính của các giả hành (cm)

+ Đường kính thân cây (cm) =

Tổng số các giả hành theo dõi (giả hành)

+ Số lá/cây: được tính từ gốc cây đến đỉnh ngọn, đếm lá bằng cách đánh dấu lá sau mỗi lần theo dõi.


Số lá trung bình/cây (lá) =

Tổng số lá của các cây theo dõi (lá)



Tổng số cây theo dõi (cây)

+ Chiều dài lá (cm): đo từ gốc lá đến ngọn lá

+ Chiều rộng lá (cm): đo ở chỗ lá có chiều rộng lớn nhất

Tổng số nhánh (nhánh)

+ Số nhánh/cây =



Tổng số cây theo dõi (cây)

Tổng số rễ (rễ)

+ Số rễ trung bình/cây (rễ) =

Tổng số cây theo dõi (cây)


+ Loại hình cây (cao, trung bình, thấp)

+ Khả năng phân nhánh (khỏe, trung bình, yếu)


+ Thế lá (gọn, không gọn)

+ Dạng lá (dày, mỏng, to, nhỏ, xanh đậm, xanh nhạt)

- Theo dõi các đặc điểm về hoa và chất lượng hoa

Tổng số cây ra hoa (cây)

+ Tỷ lệ cây ra hoa (%) = x 100%

Tổng số cây thí nghiệm (cây)


+ Chiều dài cành hoa (cm): từ điểm phân hóa mầm hoa đến đỉnh cành.

Tổng số nụ (hoa)

+ Số nụ (hoa) / cây =

Số cây theo dõi


+ Đường kính hoa: Đo vào thời điểm hoa nở nộ, dùng thước Panme để đo 2

đường kính vuông góc với nhau của hoa sau đó cộng vào lấy giá trị trung bình:

Tổng đường kính

Đường kính hoa (cm) =

Tổng số hoa theo dõi

+ Kích thước cánh môi, cánh bên, cánh đài (cm): Đo chiều dài, chiều rộng của các cánh ở chỗ có chiều dài và chiều rộng lớn nhất

+ Độ bền hoa tự nhiên (ngày): xác định đến khi 50% hoa héo

+ Độ bền hoa cắm lọ (ngày): xác định đến khi 50% hoa bị héo

+ Màu sắc hoa: mô tả đặc điểm chính của hoa (màu sắc cánh đài, cánh bên, cánh môi).

+ Hương thơm của hoa (rất thơm, thơm nhẹ, không thơm).

- Chỉ tiêu về bệnh hại

+ Sâu, bệnh hại được tiến hành điều tra 5 cây/ô thí nghiệm, theo phương pháp 5 điểm đường chéo góc và đánh giá mức độ tác hại của sâu, bệnh bằng tỷ lệ (%).

Theo công thức: C% =

a x 100

N

Trong đó: C% là tỷ lệ cây hoặc lá, hoặc hoa bị hại; a là tổng số cây hoặc lá, hoặc hoa bị hại;

N là tổng số cây hoặc lá, hoặc hoa điều tra.


- Điều tra sâu, bệnh hại theo thang điểm của Viện Bảo vệ thực vật ( NXB NN, 1977). Các mức gây hại tính theo như sau:

Đối với sâu hại: (1-3)

(-): Không xuất hiện

Cấp 1 (+): Nhẹ (xuất hiện rải rác) Cấp 2(++): Trung bình (phân bố

<1/3 tổng số cây theo dõi)

Cấp 3 (+++): Nặng( phân bố > 1/3 tổng số cây theo dõi)

Đối với bệnh hại: (1-5)

Cấp1 :< 5% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 2: 5- 10% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 3: 10 - 25% số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 4: >25%số cây hoặc bộ phận bị hại Cấp 5:>50% số cây hoặc bộ phận bị hại


2.5 Các điều kiện, trang thiết bị áp dụng trong thí nghiệm

- Nhà lưới Rhichel công nghệ Israel, rộng 800 m2; có hệ thống làm mát, thông gió, nâng mái và hệ thống thu, dải lưới phản quang bằng bảng điều khiển. Có hệ thống đo nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió bằng bảng điện tử. Lưới phản quang Israel màu bạc; che cách giàn lan 3,5 m. Hệ thống tưới nước bán tự động.

- Nhà lưới ươm cây con của đội Phú Thượng - Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình rộng 200 m2 được che phủ toàn bộ bằng lưới chắn côn trùng; lưới phản quang màu bạc Israel; che cách giàn lan 3,5 m; hệ thống tưới nước bán tự động.

- Lan được trồng trên chậu nhựa kích thước 14 x 20 cm. Dùng phân nhả chậm bón gốc có tỷ lệ N:P:K = 14:14:14

- Vườn thí nghiệm được tưới nước bằng máy nén khí; độ ẩm vườn duy trì 80

- 85%; độ ẩm giá thể 65 - 70%.

- Duy trì nhiệt độ vườn 14 - 180C vào mùa đông; 26 - 340C vào mùa hè.

- Phòng trừ bệnh hại: phun định kỳ 10 ngày/lần bằng Rhidomin, Score, Daconil nồng độ 0,1%.

- Các loại chế phẩm, phân bón lá, chất kích thích, ... được phun vào buổi chiều mát, 1 giờ sau khi tưới nước bằng hệ thống phun sương để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.


2.6 Xử lý số liệu

Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm tin học Excel và phần mềm IRRISTAT 5.0.

2.7 Địa điểm và thời gian thí nghiệm

- Các thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12 thực hiện trong điều kiện nhà Rhichel tại Trại thực nghiệm Sinh học Văn Giang của Viện Di truyền Nông nghiệp.

- Các thí nghiệm 8, 9, 13 thực hiện trong điều kiện nhà lưới ươm cây con tại

Đội Phú Thượng - Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

- Thời gian thí nghiệm: 2006 - 2012.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tuyển chọn một số giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium.

3.1.1 Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium giai đoạn vườn ươm

Nhằm mục đích tuyển chọn được những giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium mới nhập nội phù hợp với yêu cầu sản xuất và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá và so sánh sự sinh trưởng của tập đoàn lan Cattleya, Dendrobium Oncidium. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn ươm được trình bày trong bảng 3.1 và được biểu diễn trên hình 3.1.

Kết quả bảng 3.1 cho thấy:

- Về tỷ lệ sống của cây con: Trong 7 giống lan thuộc chi Cattleya nghiên cứu thì giống Cat6 có tỷ lệ sống cao nhất, đạt 52,8% cao hơn giống đối chứng, tiếp đến là giống Cat1 và giống Cat3, tỷ lệ sống đạt 51,3% và 50,7%. Giống Cat4 có tỷ lệ sống thấp nhất, chỉ đạt 39,5%. Giống đối chứng có tỷ lệ sống của cây con đạt mức trung bình, đạt 50,3%

So với lan Cattleya thì lan Dendrobium và lan Oncidium có tỷ lệ sống ở giai đoạn vườn ươm cao hơn khá nhiều. Trong 6 giống Dendrobium nghiên cứu, giống Den5 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 65,6%, tiếp đến là giống Den4 đạt 63,7%, giống Den1 đạt 61,5%; 2 giống Den3 và giống Den6 (đối chứng) có tỷ lệ sống đạt mức trung bình đạt 52,1% và 56,3%. Thấp nhất là giống Den2 đạt 48,7%.

Trong 6 giống Oncidium nghiên cứu, giống On1 cho tỷ lệ sống cao nhất 72,2%; thấp nhất là giống On3 đạt 53,3%. Giống On2 và giống On5 có tỷ lệ sống khá cao và chênh lệch nhau không đáng kể, đạt 68,6% và 67,5%.

- Về chỉ tiêu chiều cao cho thấy:


Các giống lan Cattleya giai đoạn vườn ươm sinh trưởng khá đồng đều. Giống Cat1 và Cat6 có chiều cao cây lớn nhất đạt 16,2 cm và 16,5 cm; cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại. Tiếp đến là giống Cat3 đạt 15,4 cm. Thấp nhất là 3 giống còn lại, giống Cat2, Cat5 và Cat7 (đối chứng) chỉ tiêu chiều cao lần lượt là 13,7 cm; và 13,3 cm.

Bảng 3.1. Đặc điểm sinh trưởng của các giống lan lai nhập nội giai đoạn vườn

Chỉ Tỷ lệ tiêu sống

Chiều cao cây

Số nhánh/cây

Số lá/cây

Chiều dài lá

Chiều Mức độ

Giống

(%)

(cm)

(nhánh)

(lá)

(cm)

(cm)

nhũn (%)

Cat1

51,3

16,2

4,3

4,3

10,2

3,3

7,3

Cat2

43,3

13,7

3,6

3,6

8,6

3,0

18,5

Cat3

50,7

15,4

4,2

4,2

9,4

3,2

9,0

Cat4

39,5

14,1

3,0

3,0

8,1

3,0

36,3

Cat5

48,3

13,3

3,8

3,8

8,7

3,4

3,0

Cat6

52,8

16,5

4,4

4,4

10,6

3,5

8,7

Cat7(đ/c)

50,3

13,3

3,7

3,7

8,5

3,0

9,5

CV%


2,4

6,8

6,8

4,1

7,2


LSD0,05


0,6

0,5

0,5

0,7

0,4


Den1

61,5

21,1

3,4

10,5

12,4

2,2

4,7

Den2

48,7

22,3

2,1

9,3

10,7

2,3

16,5

Den3

52,1

20,5

2,7

9,2

11,5

2,6

2,3

Den4

63,7

22,8

2,6

8,1

12,2

2,4

7,0

Den5

65,6

22,6

3,9

10,4

13,6

2,4

8,0

Den6(đ/c)

56,3

20,3

2,0

8,9

10,3

2,1

9,6

CV%


6,8

8,9

5,0

6,0

11,1


LSD0,05


2,6

0,4

0,8

1,3

0,5


On1

72,2

14,1

3,2

4,6

11,5

1,2

9,3

On2

68,6

16,8

3,7

4,8

14,1

1,5

22,5

On3

53,3

16,3

3,0

4,2

14,3

2,1

17,3

On4

59,1

17,5

3,3

4,7

13,7

1,9

8,7

On5

67,5

16,6

3,8

5,4

12,8

1,9

9,3

On6(đ/c)

65,0

12,0

3,0

4,4

9,5

1,1

9,7

CV%


6,2

8,3

7,7

6,6

13,5


LSD0,05


1,7

0,5

0,6

1,5

0,4


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng một số giống hoa phong lan nhập nội cattleya, dendrobium, oncidium cho miền Bắc Việt Nam - 10

ươm (Tháng 11/2006 - Văn Giang, Hưng Yên, cây con 8 tháng tuổi)



rộng lá


nhiễm bệnh thối








51,3


43,3


50,7


39,5


48,3


52,8

50,3


61,5


48,7


52,1


63,7


65,6


56,3


68,6


53,3


59,1

67,5


6

1

2

3

4

5

6

7


1

2

3

4

5

6


1

2

3

4

5

6

Cattleya

Dendrobium

Oncidium


Tỷ lệ sống (%)

75

72,2

5,0

55

35

Hình 3.1. Tỷ lệ sống của các giống lan lai nhập nội trong giai đoạn vườn ươm


Kết quả bảng 3.1 cũng cho thấy, ở mức sai khác ý nghĩa 0,05 chỉ tiêu chiều cao cây của các giống lan Dendrobium cũng có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 20,3 - 22,8 cm.

Trong 6 giống Oncidium nghiên cứu thì giống On6 (đối chứng) có chiều cao cây thấp nhất, chỉ đạt 12,0 cm. Tiếp đến là giống On1 có chiều cao cây đạt 14,1 cm. 4 giống còn lại có chiều cao cây lớn nhất. Tuy nhiên, ở mức sai khác 0,05 chỉ tiêu chiều cao cây của 4 giống này không có sự chênh lệch đáng kể, đạt từ 16,3 - 17,5 cm.

So sánh với chỉ tiêu đánh giá giống trong công tác tuyển chọn giống của Thái Lan thì các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đều có chiều cao lớn hơn chỉ tiêu trong thang bảng đánh giá.

- Số nhánh/cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đẻ nhánh của các giống lan nghiên cứu. Nhìn chung, ở giai đoạn vườn ươm các giống lan Cattleya có khả năng đẻ nhánh khỏe hơn các giống lan Dendrobium Oncidium. Trong 7 giống Cattleya nghiên cứu thì giống Cat1, Cat3, Cat6 có khả năng đẻ nhánh tốt nhất đạt 4,2 đến 4,4 nhánh / cây. Giống Cat2, Cat5 và Cat7 (đối chứng) có khả năng đẻ nhánh thấp


hơn, dao động từ 3,6 đến 3,8 nhánh. Thấp nhất là giống Cat4 chỉ đạt 3,0 nhánh.

Đối với lan Dendrobium, trong 6 giống nghiên cứu thì có giống Den5 cho chỉ tiêu số nhánh cao nhất đạt 3,9 nhánh; thứ đến là giống Den1 đạt 3,4 nhánh; các giống còn lại số nhánh dao động từ 2,0 đến 2,7 nhánh, không có sự sai khác ý nghĩa.

Về chỉ tiêu số nhánh của các giống Oncidium nghiên cứu, kết quả bảng 3.1 cho thấy, ở mức sai khác có ý nghĩa LSD 0,05. Giống On2, On5 là 2 giống có chỉ tiêu số nhánh cao nhất đạt 3,7 và 3,8 nhánh. Số nhánh của các giống còn lại thấp hơn giống On2, On5 và không có sự chênh lệch đáng kể, dao động từ 3,0 đến 3,3 nhánh.

Như vậy, các giống lan lai nhập nội thuộc 3 chi Cattleya, Dendrobium, Oncidium đều có chỉ tiêu số nhánh/cây lớn hơn so với thang bảng đánh giá. Điều đó cho thấy, ở giai đoạn vườn ươm, các giống lan nghiên cứu đều sinh trưởng tốt, hoàn toàn phù hợp với điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

- Về chỉ tiêu số lá/cây:

Do các giống lan Cattleya nghiên cứu là lan Cattleya 1 lá nên chỉ tiêu số lá sẽ tương ứng với số nhánh/cây.

Trong các giống Dendrobium nghiên cứu, giống Den1 và Den5 có số lá lớn nhất, đạt 10,5 lá/cây, cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại. Thấp nhất là giống Den4, chỉ đạt 8,1 lá/cây; giống Den2, Den3, Den6 (đối chứng) có số lá dao động từ 8,9 - 9,3 lá/cây.

Trong 6 giống Oncidium nghiên cứu, giống On5 có số lá cao nhất đạt 5,4 lá; các giống còn lại chỉ tiêu số lá không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05; dao động từ 4,2 - 4,8 lá/cây.

- Về chiều dài, chiều rộng lá, kết quả bảng 3.1 cho thấy:

Lan Cattleya ở giai đoạn vườn ươm có chiều dài lá nhỏ hơn so với lan Dendrobium Oncidium, song chiều rộng lá lan Cattleya lại lớn hơn lan Dendrobium Oncidium.

Trong 7 giống lan Cattleya nghiên cứu, giống Cat1 và Cat6 có chỉ tiêu chiều dài, chiều rộng lá lớn nhất đạt tương ứng 10,2 x 3,3 cm; 10,6 x 3,5 cm; tiếp đến là giống Cat3, chỉ tiêu này là 9,4 x 3,2 cm. Thấp nhất là giống Cat4 đạt 8,1 x 3,0 cm,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022