Một Số Quy Định Với Du Khách Ở Công Ty Thịnh Cường


Hình 3.9. Một số quy định với du khách ở Công ty Thịnh Cường


Hình 3.10. Một số quy định với du khách ở Công ty Thịnh Cường


Phân tích những nguyên tắc chỉ đạo với du khách đến công ty Thiên Phú Lâm cho thấy một số nhận xét sau.

+ Những nguyên tắc chỉ đạo này giới hạn du lịch trong khu vực ranh

giới rừng được giao cho chủ rừng. Ngoài điểm thu tiền vé, cơ sở dịch vụ du lịch không tổ chức đón tiếp du khách, không có tờ rơi, không giới thiệu, không có phương tiện nào để tiếp cận du khách với rừng như một sản tài nguyên du lịch quan trọng nhất ở Sóc Sơn. Du khách không được tiếp cận với tài nguyên rừng một sản phẩm có giá trị nhất với du khách khi đến Sóc Sơn. Đây cũng là sản phẩm phải mất nhiều công sức của con người và thiên nhiên để tạo ra được.

+ Du khách không có cơ hội được thưởng thức, khám phá những những sản phẩm sinh thái vô giá của hệ sinh thái rừng Sóc Sơn. Và do đó, các nhà quản lý rừng cũng không có cơ hội được cung cấp những dịch vụ liên quan đến tài nguyên rừng và tăng nguồn thu cho mình từ dịch vụ du lịch sinh thái. Những tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cũng không có điều kiện để tăng sức hấp dẫn và doanh thu từ những sản phẩm sinh trưởng của rừng.

+ Những nguyên tắc chỉ đạo đã cảnh báo du khách về nguy cơ cháy rừng, ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên rừng qua việc bẻ cây, cắt cành v.v... Giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên, những nguyên tắc chỉ đạo này chủ yếu có vẻ rất hình thức vì trong diện tích của khu du lịch thì về cơ bản những vật liệu cháy đã được thu dọn sạch, nên ít có khả năng xảy ra cháy rừng.

+ Các nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu là ngăn cấm. Các nguyên tắc chỉ đạo áp dụng với du khách đều gắn với từ “không được” hoặc “nghiêm cấm”.

Chúng tạo một tâm lý ức chế. Đôi khi thúc đẩy người ta làm những điều ngược lại với sự cấm đoán không rõ cơ sở của việc nghiêm cấm. Thiếu những


nguyên tắc chỉ đạo hướng du khách đến tự nguyện tham gia, hoặc chủ động tham gia hoạt động bảo vệ rừng, giám sát những hoạt động của du khách nói chung trong khả năng đóng góp vào bảo vệ rừng.

+ Những nguyên tắc chỉ đạo được áp dụng không có giới hạn về thời gian và không gian, không gắn với điều kiện cụ thể. Điều đó làm giảm tính nghiêm túc của những nguyên tắc chỉ đạo.

+ Một số nguyên tắc chỉ đạo không liên quan đến hoạt động của du khách. Một số nguyên tắc chỉ đạo không liên quan đến hoạt động của du khách như hoạt động lấn chiếm đất rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, đào đắp, san lấp v.v...Vì vậy, khi đọc những bảng chỉ dẫn người ta cảm giác họ không phải là đối tượng phải thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo này. Vì vậy, họ cảm nhận không cần phải tìm hiểu kỹ những nguyên tắc chỉ đạo này, và cũng không có nghĩa vụ thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo này.

+ Thiếu nguyên tắc chỉ đạo quy định việc giám sát và xử phạt các đối tượng không tuân thủ yêu cầu quản lý bảo vệ rừng , hay vi phạm những những điều ngăn cấm khác. Trong thực tế cả tổ chức kinh doanh du lịch , cả

chủ rừng đều không có quy định về kiểm tra, giám sát việc chấp hành những nguyên tắc chỉ đạo đối với tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch hay khách du lịch. Các kết quả phỏng vấn cũng cho thấy họ không có lực lượng, không có kế hoạch thực hiện những hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo liên quan đến du lịch trong rừng. Vì vậy, những nguyên tắc chỉ đạo trở nên rất ít hiệu lực trong thực tế.

3.2.3. Tồn tại của áp dụng các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn

- Du khách không được tiếp cận với nguyên tắc chỉ đạo về du lịch trong hệ sinh thái rừng.

Vì không có cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm cụ thể về quản lý du lịch dưới các hệ sinh thái rừng, nên không đơn vị cá nhân nào chịu trách


Bảng 3.11 . Kết quả khảo sát khả năng tiếp cận

với nguyên tắc chỉ đạo du lịch trong rừng

Nhìn chung, trong 10 người được phỏng vấn không ai được giới thiệu

trực tiếp về nguyên tắc chỉ đạo du lịch dưới rừng.

nhiệm ban hành, kiểm tra, giám sát thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch dưới rừng, nên du khách không được tiếp cận với các nguyên tắc chỉ đạo du lịch dưới rừng. Kết quả khảo sát về khả năng tiếp cận với các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch trong các hệ sinh thái rừng được ghi trong bảng sau:




TT


Tên du khách


Đối tượng

Được tiếp cận với quy định về du lịch dưới rừng

Được

giới

thiệu

trực

tiếp

Nhìn

thấy

bảngquy

định


Có tờ rơi

Muốn được giới thiệu

1

Trần Văn Khang

Sinh viên

k

k

k

c

2

Nguyên Thanh Chương

Sinh viên

k

k

k

c

3

Nguyễn Hùng Chiến

Sinh viên

k

k

k

c

4

Phạm Thị Thanh Loan

Sinh viên

k

c

k

c

5

Nguyễn Thị Kiều Oanh

Sinh viên

k

k

k

c

6

Trần Thu Uyên

Sinh viên

k

c

k

c

7

Nguyễn Thị Hoa

Doanh nghiệp

k

k

k

c

8

Nguyễn Minh Chúc

Doanh nghiệp

k

k

k

c

9

Trần Văn Mười

Doanh nghiệp

k

k

k

c

10

Nguyễn Thị Xoan

Nhân viên

k

k

k

c

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 9


Trong 10 người được phỏng vấn có 2 người đã nhìn thấy bảng quy định về quy định bảo vệ rừng. Thực tế bảng quy định về bảo vệ rừng được đặt ngay đường vào khu du lịch. Tuy nhiên, số người nhìn thấy bảng quy định liên quan đến bảo vệ rừng rất ít. Không những thế cả hai người được phỏng vấn đều không nhớ bảng quy định có nội dung cụ thể như thế nào. Điều này


liên quan đến trách nhiệm của tổ chức kinh doanh du lịch. Nếu họ không có trách nhiệm cụ thể, đúng ra là không có ràng buộc cụ thể gì với tài nguyên rừng, không có trách nhiệm pháp lý cụ thể gì với tình trạng tài nguyên rừng , mặc dù họ nhận thức rõ về ý nghĩa quan trọng của rừng với hoạt động du lịch của họ. Các tổ chức kinh doanh du lịch hiện đang hoạt động ở Sóc Sơn phần lớn không phải là người bỏ công tạo ra rừng. Họ chưa đủ nhận thức trách nhiệm của mình với bảo vệ tài nguyên rừng, cũng có thể không đủ kiến thức về kỹ thuật bảo vệ rừng tốt hơn cho hoạt động du lịch của chính mình. Nếu các tổ chức kinh doanh du lịch có trách nhiệm với rừng thì họ sẽ chủ động có biện pháp để du khách được tiếp cận với các nguyên tắc chỉ đạo du lịch trong rừng.

Không được tiếp cận với các nguyên tác chỉ đạo hoạt động du lịch dưới rừng nên du khách không điều chỉnh hành vi của mình theo yêu cầu của bảo vệ rừng. Họ, nhất là những người ít tuổi, cũng không hiểu được giá trị của rừng với du lịch và với đời sống con người và thiên nhiên nói chung.

- Du lịch ở Sóc Sơn không hoàn toàn đúng nghĩa của du lịch sinh thái Phần lớn cán bộ và những chuyên gia cho rằng du lịch ở rừng Sóc Sơn

là du lịch sinh thái. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Theo đúng nghĩa của du lịch sinh thái, nó phải là du lịch thân thiện với rừng và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, vì không được tiếp cận với các nguyên tắc chỉ đạo du lịch ở rừng, nên du khách không hiểu được giá trị sinh thái đặc sắc của rừng Sóc Sơn và vì thế cũng không thưởng thức được những giá trị đặc sắc đó. Mặc dù gần như tất cả những người được phỏng vấn đều nói lý do đến Sóc Sơn vì ở đây có rừng. Nhưng không quá 10% du khách muốn đi sâu hơn vào các khu rừng, thăm ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng. Hoạt động của họ bị giới hạn trong khu vực ranh giới của tổ chức kinh doanh du lịch, đôi khi chỉ 1-2 ha. Với lượng du khách đông đảo, sự giẫm đạp của họ, ảnh hưởng của lều trại, hoạt động đốt lửa trại, các hoạt động vui chơi v.v... của họ đã tác động rất lớn tới rừng của khu du lịch. Dưới đây là một số hình ảnh về khu rừng đã bị tác động bởi hoạt động du lịch ở Sóc Sơn.


Hình 3.11. Rừng ở khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm


Hình 3.12 . Rừng ở khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm


Hình 3.13. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm


Hình 3.14. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm


Hình 3.15. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm


Hình 3.16. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022