Đề Xuất Bổ Sung Và Chỉnh Sửa Những Nguyên Tắc Chỉ Đạo Hoạt Động Du Lịch Ở Sóc Sơn


Hình 3.17. Rừng ở khu du lịch sinh thái Bản Rõm


Hình 3.18. Rừng ở khu du lịch đào tạo và tư vấn Teamwork


Hình 3.19. Rừng ở khu du lịch đào tạo và tư vấn Teamwork

+ Những nguyên tắc chỉ đạo này giới hạn du lịch trong khu vực ranh giới rừng được giao cho chủ rừng. Ngoài điểm thu tiền vé, cơ sở dịch vụ du lịch không tổ chức đón tiếp du khách, không có tờ rơi, không giới thiệu, không có phương tiện nào để tiếp cận du khách với rừng như một sản tài nguyên du lịch quan trọng nhất ở Sóc Sơn. Một mặt du khách không được tiếp cận với tài nguyên rừng một sản phẩm đáng thưởng thức nhất với du khách khi đến Sóc Sơn. Đây cũng là sản phẩm phải mất nhiều công sức của con người và thiên nhiên để tạo ra được.

+ Du khách không có cơ hội được thưởng thức, khám phá những những sản phẩm sinh thái vô giá của hệ sinh thái rừng Sóc Sơn. Và do đó, các nhà quản lý rừng cũng không có cơ hội được cung cấp những dịch vụ liên quan đến tài nguyên rừng và tăng nguồn thu cho mình từ dịch vụ du lịch sinh thái. Những tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch cũng không có điều kiện để tăng sức hấp dẫn và doanh thu từ những sản phẩm sinh trưởng của rừng.

+ Những nguyên tắc chỉ đạo đã cảnh báo du khách về nguy cơ cháy


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

rừng, ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên rừng qua việc bẻ cây, cắt cành v.v... Giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên, những nguyên tắc chỉ đạo này chủ yếu có vẻ rất hình thức vì trong diện tích của khu du lịch thì về cơ bản những vật liệu cháy đã được thu dọn sạch, nên ít có khả năng xảy ra cháy rừng.

+ Các nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu là ngăn cấm. Các nguyên tắc chỉ đạo áp dụng với du khách đều gắn với từ “không được” hoặc “nghiêm cấm”.

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 10

Chúng tạo một tâm lý ức chế. Đôi khi thúc đẩy người ta làm những điều ngược lại với sự cấm đoán không rõ cơ sở của việc nghiêm cấm. Thiếu những nguyên tắc chỉ đạo hướng du khách đến tự nguyện tham gia, hoặc chủ động tham gia hoạt động bảo vệ rừng, giám sát những hoạt động của du khách nói chung trong khả năng đóng góp vào bảo vệ rừng.

+ Những nguyên tắc chỉ đạo được áp dụng không có giới hạn về thời gian và không gian, không gắn với điều kiện cụ thể. Điều đó làm giảm tính nghiêm túc của những nguyên tắc chỉ đạo.

+ Một số nguyên tắc chỉ đạo không liên quan đến hoạt động của du khách . Một số nguyên tắc chỉ đạo không liên quan đến hoạt động của du khách như hoạt động lấn chiếm đất rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, đào đắp, san lấp v.v... Vì vậy, khi đọc những bảng chỉ dẫn như vậy người ta cảm giác họ không phải là đối tượng phải thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo này. Vì vậy, họ cảm nhận không cần phải tìm hiểu kỹ những nguyên tắc chỉ đạo này, và cũng không có nghĩa vụ thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo này.

+ Thiếu nguyên tắc chỉ đạo quy định việc giám sát và xử phạt các đối tượng không tuân thủ yêu cầu quản lý bảo vệ rừng, hay vi phạm những những điều ngăn cấm khác. Trong thực tế cả tổ chức kinh doanh du lịch, cả chủ rừng đều không có quy định về kiểm tra, giám sát việc chấp hành những nguyên tắc chỉ đạo đối với tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch hay khách du lịch.


Các kết quả phỏng vấn cũng cho thấy họ không có lực lượng, không có kế hoạch thực hiện những hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo liên quan đến du lịch trong rừng. Vì vậy, những nguyên tắc chỉ đạo trở nên rất ít hiệu lực trong thực tế.

Mặc dù ở một số cơ sở kinh doanh du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, ở Sóc Sơn không ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng, nhưng không đóng góp tài chính cho quản lý bảo vệ rừng. Một số cơ sở kinh doanh du lịch có số lượng khách rất đông, nguồn thu từ du lịch nuôi sống cả trăm người nhưng không những không đóng góp cho kinh phí cho chủ rừng, mà ngược lại, chủ rừng vẫn phải cung cấp kinh phí cho họ theo hợp đồng thuê khoán bảo vệ rừng.

Ngoài ra, họ cũng không có nghĩa vụ phải đóng góp gì cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kết quả phỏng vấn cho thấy, nhiều cơ sở dịch vụ du lịch, nhất là những dịch vụ nghỉ dưỡng, dịch vụ lưu trú, hay dịch vụ giáo dục v.v... đều không có nghĩa vụ phải trích nộp cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Tình trạng du lịch tự phát không có quy hoạch, kế hoạch

Vì không có nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch nên người ta tự động phát triển cơ sở vật chất như đường xá, cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ hàng hóa, tự tổ chức tiếp thị, thu vé, dẫn đường v.v... Một số trường hợp thì công khai khoanh rừng kinh doanh dịch vụ thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng, ăn uống v.v... Một số khác thì âm thầm phát triển và cung cấp dịch vụ du lịch gắn với môi trường rừng. Hàng trăm tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn mỗi thực thể đều có chiến lược riêng, kế hoạch , và hoạt động riêng.

Vì không có nguyên tắc chỉ đạo về quản lý du lịch, không có nguyên tắc chỉ đạo về tổ chức hoạt động và kinh doanh du lịch và cũng rất ít nguyên tắc chỉ đạo du lịch với du khách, nên Bức tranh du lịch ở các rừng Sóc Sơn


mang tính tự phát, rất hỗn độn, giá trị du lịch của rừng không được khai thác đầy đủ, tác động của du lịch đến rừng chủ yếu là tiêu cực.

- Những nguyên tắc chỉ đạo phát triển và quản lý du lịch của nhà nước không đến được với rừng phòng hộ Sóc Sơn.

Các nguyên tắc chỉ đạo phát triển và quản lý du lịch của Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch, của ngành NNPTNT của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội đều hướng vào các chủ rừng và những đơn vị quản lý du lịch ở địa phương. Tuy nhiên, ở Sóc Sơn BQL rừng phòng hộ đặc dụng là chủ rừng nhưng chưa được xây dựng được Đề án phát triển rừng bền vững, trong đó có phát triển du lịch, chưa xây dựng được những dự án phát triển du lịch, Phòng văn hóa thông tin huyện Sóc Sơn cũng chưa quan tâm đến du lịch ở các hệ sinh thái rừng. Vì vậy, trước tình trạng phát triển du lịch tự phát ồ ạt nhưng hỗn độn vẫn không có đơn vị nào trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý du lịch ở rừng Sóc Sơn. Các nguyên tắc chỉ đạo cho thuê rừng, liên doanh, liên kết để thực hiện du lịch của nhà nước, các nguyên tắc chỉ đạo quản lý du lịch, các nguyên tắc ứng xử văn minh du lịch, những đề án phát triển du lịch của địa phương v.v... đều chưa được áp dụng và vận hành với du lịch ở các khu rừng Sóc Sơn. Tất cả dẫn đến du lịch ở rừng Sóc Sơn thiếu tổ chức, hỗn độn, hiệu quả thấp về kinh tế, và tác động tiêu cực đến các khu rừng.

3.3. Đề xuất bổ sung và chỉnh sửa những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn

3.3.1. Nguyên tắc chỉ đạo cho các đơn vị quản lý hoạt động du lịch

Căn cứ vào những nguyên tắc chỉ đạo quản lý du lịch trong Luật Lâm nghiệp và các văn bản dưới luật cho thấy cần bổ sung một số nguyên tắc chỉ đạo sau.

- Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo về phát triển các công trình du lịch trong các khu rừng.


Phân tích những nguyên tắc chỉ đạo phát triển hoạt động du lịch trong Luật lâm nghiệp, và những nghị định hướng dẫn thực hiện Luật lâm nghiệp nhận thấy phần lớn các quy định còn ở mức định hướng và thể hiện quan điểm của nhà nước về phát triển du lịch ở các hệ sinh thái rừng. Hiện còn thiếu những nguyên tắc chỉ đạo cụ thể cho quản lý du lịch ở các khu rừng, như nguyên tắc chỉ đạo về loại hình công trình du lịch, tỷ lệ diện tích và vị trí được phát triển các công trình du lịch trên tổng diện tích rừng ở các loại rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất.

Vì thiếu những nguyên tắc chỉ đạo này mà việc sử dụng diện tích rừng để phát triển du lịch rất tùy tiện, tùy hứng. Ở nhiều nơi nó là cản trở chính cho phát triển du lịch ở các loại rừng. Đôi khi nó là nhân tố chủ yếu làm cho du lịch tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái rừng. Thực tiễn khảo sát ở Sóc Sơn cho thấy nhiều tỷ lệ diện tích phát triển các công trình du lịch đến 20-30% diện tích rừng, có nơi xâm lấn quá mức của các công trình du lịch trên đất rừng, có nơi tập trung dày đặc các công trình du lịch vào một khu vực hẹp làm thay đổi hẳn hoàn cảnh rừng, có nơi khác lại đang cưỡng chế tháo dỡ những công trình du lịch không cần thiết v.v...

Vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung những nguyên tắc chỉ đạo về giới hạn được phát triển du lịch ở các loại rừng, chủ yếu chỉ đạo về diện tích và quy mô và phân bố các hạng mục công trình phục vụ du lịch, cũng như sức chứa du lịch của các hệ sinh thái rừng.

- Bổ sung nguyên tắc về kiểm tra giám sát hoạt động du lịch dưới các loại rừng.

Luật lâm nghiệp xác định việc tổ chức, hoặc liên doanh, liên kết, cho thuê rừng để phát triển du lịch ở các loại rừng là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ rừng. Tuy nhiên, không có nguyên tắc chỉ đạo quy định về công tác kiểm tra giám sát hoạt động du lịch ở các loại rừng. Vì


vậy, cần bổ sung những nguyên tắc chỉ đạo liên quan đến kiểm tra giám sát hoạt động du lịch dưới các loại rừng, bao gồm đối tượng thực hiện kiểm tra giám sát, nhân lực thực hiện kiểm tra giám sát, kinh phí cho kiểm tra giám sát, các chế độ báo cáo về hoạt động du lịch ở các loại rừng của các cấp quản lý rừng v.v...

- Bổ sung những nguyên tắc chỉ đạo về thể chế phát triển du lịch ở đất lâm nghiệp.

Theo quan điểm Luật lâm nghiệp thì du lịch ở các loại rừng được xem là một trong những hoạt động sản xuất kinh doanh những giá trị gián tiếp của rừng. Để du lịch ở các loại rừng được phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cần có những nguyên tắc chỉ đạo về thể chế phát triển du lịch ở đất lâm nghiệp. Nó có thể gồm các đơn vị chức năng chịu trách nhiệm tham mưu ban hành những chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát hoạt động phát triển du lịch ở đất lâm nghiệp. Ngoài ra cũng gồm những quy định về nhân lực, trách nhiệm, quyền hạn, cầu báo cáo và xử lý những vấn đề phát sinh của du lịch trên đất lâm nghiệp đối với các cấp khác nhau.

3.3.2. Nguyên tắc chỉ đạo cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch

- Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo quy định việc tiếp cận du khách với giá trị du lịch của rừng và những quy định bảo vệ rừng

Nhìn chung du khách đến với rừng Sóc Sơn không được tiếp cận với những giá trị du lịch của rừng, không hiểu biết về những quy định liên quan đến bảo vệ rừng. Kết quả phỏng vấn cho thấy gần như tất cả du khách không hiểu được giá trị du lịch của rừng Sóc Sơn, không biết những quy định liên quan đến trách nhiệm và quyền lợi của du khách khi đến với các loại rừng Sóc Sơn.

Vì vậy, trừ một số nhóm thanh niên địa phương, còn đa phần du khách không muốn đi vào các khu rừng. Một phần do họ không hiểu về giá trị của du lịch vô giá của rừng, một phần do họ lo lắng hoặc bị ngăn cấm tiếp cận với


rừng. Điều này làm giá trị của rừng với du lịch không được phát huy, giảm hiệu quả của các chuyến đi của du khách, đồng thời cũng giảm nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng. Không những thế, những du khách không qua các công ty du lịch mà tiếp cận trực tiếp với rừng thường để lại những rác thải trong rừng, gây nguy cơ cháy rừng, tác động trực tiếp tới các thành phần của rừng, cũng không có đóng góp kinh phí cho bảo vệ phát triển rừng.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu nguyên tắc chỉ đạo về tiếp cận du khách với giá trị du lịch của rừng, với các quy định bảo vệ rừng. Để tăng cường khả năng tiếp cận của du khách với rừng và những quy định bảo vệ rừng cần có những nguyên tắc chỉ đạo về quản lý du khách quy định việc đón tiếp du khách, giới thiệu giá trị du lịch của rừng với du khách, hướng dẫn du khách các hoạt động du lịch trong rừng, đóng góp lệ phí du lịch ở các loại rừng v.v...Những nguyên tắc này không chỉ với các công ty phát triển du lịch mà cả với chủ rừng là BQL RPHĐD Hà Nội.

- Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo về kiểm tra giám sát hoạt động du lịch của du khách trên đất rừng

Hiện nay ở Sóc Sơn các du khách đến hầu hết các điểm du lịch đều được tự do tiếp cận với rừng. Hành vi của họ trong thời gian tiếp cận với rừng được điều chỉnh bởi nhận thức cá nhân về bổn phận với rừng, bởi tình cảm của mình với rừng và với tự nhiên nói chung. Một số người cố gắng không tác động đến rừng, nhưng một số người khác không ý thức như vậy. Họ giẫm đạp cây cối, bẻ cây, cắt cành, bắt động vật, côn trùng, thậm chí đốt lửa trong rừng.

Để giảm thiểu tác động của du lịch đến rừng cần có những nguyên tắc chỉ đạo để hướng dẫn du khách tham gia du lịch không tổn hại đến tài nguyên rừng.

- Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo về chế độ nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội địa phương

Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay, những tổ chức kinh doanh du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022