Giá Trị Thực Phẩm Từ Rừng Phục Phục Vụ Du Lịch Một Năm


Bảng 3.5. Giá trị thực phẩm từ rừng phục phục vụ du lịch một năm



TT


Loại thực phẩm


Đơn giá (1000đ/kg)

Rừng trồng thông

Rừng trồng keo

Khối lượng (kg/ha)

Thành tiền (1000đ/ha)

Khối

lượng (kg/ha)

Thành tiền (1000đ/ha)

1

Thực vật






1.3

Rau dớn

50

4

219

7

365

1.4

Rau đắng cảy

40

34

1375

34

1354

1.5

Rau tòm bóp

40

6

235

8

338

1.6

Rau má

40

11

450

9

354

1.7

Rau dền cơm

40

11

450

7

292

1.8

Rau sam

40

8

330

6

243

1.9

Rau tàu bay

30

9

263

8

226

2

Động vật






2.4

Sóc rừng

350

2

788

2

646


Tổng



3891


3453

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 6

Số liệu cho thấy tổng giá trị của các loại thực phẩm từ rừng bình quân mỗi năm tương đối lớn, rừng thông là 3.9 triệu /ha/năm, rừng keo là 3.5 triệu

/ha/năm. Tuy nhiên, đây chỉ là những sản phẩm có khả năng khai thác hiện tại và thống kê chưa đầy đủ. Còn những sản phẩm có thể phát triển khác như nấm thông, nấm mỡ, ong rừng, dế dũi, ếch, cá hồ, cà cuống, tôm suối v.v...

3.1.2. Hoạt động du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn

(1). Đầu tư cho hoạt động du lịch ở Sóc Sơn

Để du lịch ở các hệ sinh thái rừng trở thành yếu tố cho bảo tồn rừng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương nó cần những cơ cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực nhất định. Trong đó có cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống, vui chơi giải trí, thăm ngắm thưởng ngoạn, đến các cơ sở giáo dục môi trường, hướng dẫn du khách, quản lý giám sát hoạt động của các bên liên quan gồm cả người quản lý du lịch và dịch vụ du lịch.


Trên địa bàn huyện Sóc Sơn, điểm thu hút du khách nhiều nhất là quần thể di tích đền Sóc Sơn. Số lượng lượt khách đến tham quan được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3.6. Số liệu về phát triển du lịch Sóc Sơn



Năm

Số lượng khách tham quan du lịch sinh thái, đi phượt, leo núi

Khách nội địa

Khách nước ngoài

Tổng cộng

2010

2.500


2.500

2011

4.000


4.000

2012

5.000


5.000

2013

10.000

500

10.500

2014

15.000

1.500

16.500

2015

25.000

5.000

30.000

Nguồn: Trung tâm ban quản lý di tích đền Sóc Sơn

Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2010 đến 2015 khách du lịch trong nước và quốc tế đến Sóc Sơn là 68.500 người, trong đó:

Khách du lịch trong nước 61.500 người từ 2.500 người (năm 2010) lên

25.000 người (năm 2015). - Khách quốc tế 7.000 người từ 500 người (năm 2013) lên 5.000 người (năm 2015). Đây cũng là một lợi thế khi quy hoạch phát triển khu du lịch núi và hồ Hàm Lợn, sẽ cung cấp thêm lựa chọn thăm quan cho du khách, từ đó sẽ thu hút nhiều hơn nữa lượng khách đến Sóc Sơn.

Tuy có lượng khách tương đối khá, nhưng so với tiềm năng du lịch của huyện Sóc Sơn thì vẫn còn rất khiêm tốn. Một số vấn đề còn tồn tại của du lịch Sóc Sơn nói chung và các điểm du lịch trên địa bàn nói riêng cần phải giải quyết để thúc đẩy du lịch chung của toàn huyện như sau:

Trong thời gian gần đây một số doanh nghiệp tư nhân đã tự xây dựng cơ sở lưu trú du lịch cuối tuần. Tuy nhiên, số lượng còn ít và chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của du khách. Phần lớn mới tính đến đối tượng du khách có thu nhập cao.


Hình 3.5. Khu nghỉ dưỡng mang tên The Choai Villa ở xã Minh Phú


Hình 3.6. Nhà bên rừng - U-Lesa, Sóc Sơn


Kết quả phỏng vấn du khách cho thấy ở hầu hết các điểm du lịch trong khu vực Sóc Sơn đều có nhà hàng. Tuy nhiên, các món ăn thì chưa được phong phú, trình độ chế biến chưa cao, chưa đảm bảo về chất lượng, các món đặc sản mang hương vị núi rừng còn hạn chế. Đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống chưa được thực sự quan tâm ở đây. Chính vì thế khi du lịch cuối tuần ở đây khách du lịch thường tự chuẩn bị đồ ăn thức uống nên doanh thu từ hoạt động phục vụ ăn uống tại các khu du lịch của Huyện rất khiêm tốn.

Các hộ kinh doanh thương mại lại chủ yếu tập trung ở các khu vực dân cư, các khu vực khách du lịch lui tới. Chưa có sự thống nhất về giữa các hộ kinh doanh về quản lý chất lượng sản phẩm, chưa có một trung tâm giới thiệu sản phẩm có quy mô thích hợp.

Theo phỏng vấn trực tiếp Ban quản lý di tích đền Sóc và điều tra thực tế, đối tượng khách du lịch chủ yếu đến vùng này là học sinh, sinh viên, các cặp tình nhân và khách du lịch đi cùng với gia đình. Do Sóc Sơn là điểm du lịch mới, còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, cơ sở hạ tầng, hình thức du lịch… nên chưa thu hút được đa dạng đối tượng khách như các địa danh du lịch khác.

Ở Sóc Sơn chưa có một mô hình tổ chức, điều hành thống nhất về du lịch. Sự không thống nhất này dẫn đến việc khai thác tài nguyên du lịch lộn xộn, làm tổn hại đến mội trường du lịch. Toàn huyện có phòng văn hóa chuyên phụ trách về văn hóa du lịch Huyện, tuy nhiên việc quản lý không được quan tâm thường xuyên. Mặt khác đa phần các điểm du lịch Sóc Sơn không bán vé nên việc quản lý nguồn khách du lịch và các hoạt động du lịch khác hiệu quả rất thấp.

Bên cạnh khu vực hồ Hàm Lợn, trên địa bàn khu vực Ban qản lý còn một số điểm, khu du lịch mang tính đơn lẻ, tuy nhiên bước đầu đã thu hút được số lượng khách du lịch không nhỏ. Những điểm du lịch này được dự kiến cùng với khu hồ Hàm lợn sẽ hình thành nên một hệ thống du lịch liên kết, thống nhất về hình thức định hướng xây dựng và phát triển.


Bảng 3.7. Thực trạng và định hướng phát triển các điểm du lịch, dịch vụ đơn lẻ lân cận


TT


Tên khu/điểm


Diện tích (ha)

Lượng khách (người/ngày)


Thực trạng đầu tư,

triển khai


Định hướng phát triển


Hiện tại


Tiềm

năng


1


Khu du lịch Bản Rõm


4,84


50


2000

Đã đầu tư, nhưng

chưa hoàn thiện,

đã kinh doanh cóquy mô, tổ chứcnhỏ, có lượngkhách ổn định


Hoàn thiện thủ tục pháp lý khai thác du lịch sinh thái


2

Khu du lịch nghỉ dưỡng Xóm Núi


15


5


1000

Đã đầu tư xâydựng nhà khangtrang, khuôn viên

cây xanh đẹp

Xây dựng phương án khai thác dịch vụ du lịch sinh thái


3

Khu du lịch sinh thái Hồ Đình Phú


17,5


100


1000




4

Khu dịch vụ nhà hàng sinh thái Hương tràm

Ngọc Linh


3


200


5000

Đã đầu tư cơ bản,kinh doanh với

lượng khách

ổn định


Điểm thưởng thức ẩm thực

truyền thống.


5


Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội


1


-


1000

Là nơi cứu hộ

động vật hoangdã duy nhất củacả nước vớinhiều loài

động vật


Điểm tham quan, nghiên cứu, học tập về động vật

hoang dã


6


Vườn nghiên cứu, bảo tồn cây dược liệu


5


-


500

Được đầu tư,triển khai từ

2015. Đang trong giai đoạn trồng và mở rộng

mô hình.


Điểm tham quan, nghiên cứu học tập về các loại cây dược liệu quý

* Khu du lịch sinh thái Bản Rõm

Nằm tại Khu Suối Tiên xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, khu dịch vụ du lịch Bản Rõm mang đặc trưng riêng của một thung lũng rừng. Bản Rõm có


thiên nhiên trong lành, rừng thông già xanh mát với diện tích gần 5 ha được bao bọc và ẩn mình sau rặng núi Sóc huyền thoại gắn liền với sự tích Thánh Gióng - một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt nam. Cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km, với khí hậu mát mẻ quanh năm, cũng như được đầu tư xây dựng trên nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững, khu du lịch sinh thái Bản Rõm đã trở thành một điểm đến thuận lợi và lý tưởng cho các hoạt động cắm trại dã ngoại, tổ chức tiệc, hội nghị, teambuilding… và đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng sống cho các em nhỏ, học sinh, sinh viên...

* Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Xóm Núi

Nằm tại khu Xóm Núi xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn, nằm sát đường tỉnh lô 35, cách khu hồ Hàm Lợn gần 3 km về phía Nam. Đây là khu vực có hệ thống các nhà biệt thự nghỉ dưỡng đa dạng các phong cách khác nhau được các cá nhân, hộ gia đình xây dựng. Thực tế qua thời gian bước đầu cũng thu hút một số lượng khách đến thăm quan, nghỉ ngơi cuối tuần. Đây là điểm được xác định sẽ là nơi thăm quan, nghỉ dưỡng cao cấp trong tổng thể quy hoạch du lịch của khu vực.

* Khu du lịch sinh thái, vui chơi giải trí hồ Đình Phú

Nằm tại thôn Lâm Trường xã Minh Phú, cách khu hồ Hàm Lợn 1,5 km về hướng tây Nam. Đây là điểm du lịch gần với khu hồ Hàm Lợn nhất và có cùng có tuyến đường nhà Mạc đi qua. Với tổng diện tích dự kiến quy hoạch là 17,18 ha. Mô hình hướng đến của khu là sản xuất nông lâm kết hợp với du lịch sinh thái tương tự như khu hồ Hàm Lợn nhưng với quy mô nhỏ hơn. Đây được coi là mảnh ghép phụ trợ với khu vực hồ Hàm lợn để tạo thành tổng thể tuyến du lịch gắn với “con đường nhà Mạc”. Đến thời điểm hiện tại, khu vực mới có cơ sở hạ tầng sơ khai, chưa được đầu tư đầy đủ các hạng mục cần thiết để triển khai sản xuất và khai thác du lịch. Do vậy cần tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ và hoàn thiện hệ thống các khu chức năng để có thể triển khai sản xuất kinh doanh và liên kết với khu hồ Hàm Lợn một cách hoàn chỉnh nhất.


* Khu dịch vụ nhà hàng sinh thái hồ Đồng Quan

Nằm tại khu E, đập Đồng Quan, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, nằm ngay gần khu du lịch sinh thái bản Dõm. Đây là mô hình nhà hàng, vườn sinh thái nằm cạnh hồ Đồng Quan, là một hồ chứa nước lớn của Thủ đô Hà Nội. Với phong cảnh sơn thủy hữu tình mặt hướng hồ, lưng tựa núi, có thể coi đây là nơi thiên nhiên ưu đãi để con người có những phút giây thư giãn để thưởng thức cảnh quan đẹp nên thơ cũng như thưởng thức, cảm nhận những món ăn đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây sẽ là điểm đến về ẩm thực cho du khách trong liên kết tổng thể du lịch của khu vực.

* Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội

Nằm trên địa bàn xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội là đơn vị duy nhất trên toàn quốc có chức năng cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, đồng thời, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, học tập, quan hệ trong nước và quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã (ĐVHD) các thế hệ sau (F2). Với nhiệm vụ bảo tồn và nhân nuôi sinh sản ĐVHD, từ năm 2010 đến năm 2013, Trung tâm đã nhân nuôi sinh sản thành công 19 cá thể Hổ, 1 cá thể Vượn đen má trắng và 10 cá thể Khỉ đuôi dài. Trong cứu hộ, Trung tâm đã tiếp nhận cứu hộ tổng số 949 vụ ĐVHD với trên dưới 100 loài gồm 27.930 cá thể và 5.908 kg rắn các loại.

* Vườn nghiên cứu, bảo tồn cây dược liệu

Nằm trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Sóc sơn, Đây là khu vực nghiên cứu, bảo tồn, nhân giống các loài cây dược liệu quý hiếm. Trong đó đặc biệt chú trọng sản xuất mô hình trồng chè Hoa vàng và kim ngân. Trong đó Kim Ngân là loài cây thu trong thời gian ngắn và chè Hoa vàng là loài cây lâu năm với mục đích lâu dài và giá trị cao. Bên cạnh đó là khu trồng các loài hoa có giá trị dược liệu cao dùng để sản xuất các loại trà hoa, trà dược liệu đặc sản có công dụng trong phòng và điều trị một số bệnh có hiệu quả cao. Cùng với lĩnh


vực sản xuất, nơi đây còn dành riêng một khu để thu thập, bảo tồn các loài cây dược liệu có giá trị cao và đặc biệt quý hiếm như: Lan Kim tuyến, Lan phi điệp, Hồng trà, Phấn cung đình, Khôi tía…

(2). Nhân lực lao động du lịch Sóc Sơn

Nhân lực lao động ở Sóc Sơn gồm hàng nghìn người ở các lĩnh vực khác nhau. Họ tham gia vào các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, tham quan, lễ hội, trải nghiệm, vui chơi giải trí. Tuy nhiên, vì du lịch chủ yếu là tự phát nên lực lượng lao động du lịch Sóc Sơn chưa qua đào tạo về du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch theo hướng bảo tồn rừng và có trách nhiệm với cộng đồng địa phương cần bồi dưỡng kiến thức du lịch cho các nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý du lịch. Ngoài ra, cần liên kết các trường ĐH, CĐ có các ngành đào tạo du lịch, văn hóa nghệ thuật, quản trị kinh doanh, tham gia các hoạt động du lịch, lựa chọn bồi dưỡng các sinh viên tiêu biểu trở thành hướng dẫn viên, hỗ trợ du lịch tại các khu vực, điểm du lịch và sự kiện du lịch lớn của Sóc Sơn .

(3). Doanh thu từ du lịch ở rừng phòng hộ ở Sóc Sơn

Trong những năm gần đây khách du lịch đến rừng Sóc Sơn tăng lên nhanh. Cùng với sự xuất hiện của nhiều khu du lịch trong rừng lượng khách lên tới hàng nghìn người mỗi ngày. Theo số liệu ước tính của nhóm nghiên cứu tổng số khách mỗi năm đến với rừng phòng hộ Sóc Sơn hiện nay ở mức 200000 đến 300000 người.

Ngoài 6 khu du lịch sinh thái còn hàng trăm hộ dân xây dựng nhà nghỉ cho du khách. Giá phòng trọ ở những nhà nghỉ tư nhân có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng một ngày đêm. Kết quả khảo sát ở một số nhà nghỉ tư nhân cho thấy những nhà nghỉ, phòng nghỉ càng gần rừng thì giá phòng càng cao. Số lượng khách cũng rất lớn. Chủ nhà nghỉ Ven rừng cho biết vào thứ bảy và chủ nhật các phòng thường kín khách, còn vào những ngày thường cũng có thể quá nửa số phòng có khách. Có thể ước tính với hàng trăm cơ sở lưu trú lớn nhỏ ở Sóc Sơn đã tạo ra doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022