Nguyên Tắc Chỉ Đạo Cho Cộng Đồng Dân Cư Địa Phương


dựa vào rừng, và du khách ở Sóc Sơn không phải đóng góp kinh phí cho chủ rừng. Tuy nhiên, khi phỏng vấn hầu hết du khách và tổ chức kinh doanh du lịch đều sẵn sàng đóng góp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng. Ban Quản lý rừng PHĐD Hà Nội và địa phương cũng mong nhận được đóng góp của những tổ chức cá nhân và du khách tham gia hoạt động du lịch dựa vào rừng.

Tuy nhiên, việc thu phí du lịch cho bảo vệ phát triển rừng và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương vẫn chưa được thực hiện. Tình trạng này làm giảm nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cũng giảm chất lượng của khai thác những giá trị gián tiếp của rừng cho hoạt động du lịch. Vì vậy, để phát triển du lịch dựa vào rừng bền vững cần bổ sung những nguyên tắc chỉ đạo để đảm bảo các tổ chức kinh doanh du lịch và du khách được đóng góp kinh phí cho bảo vệ và phát triển rừng như bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên du lịch trọng yếu ở Sóc Sơn. Những nguyên tắc chỉ đạo này phải đảm bảo tất cả du khách đều được tiếp cận với yêu cầu đóng góp kinh phí, được giới thiệu về tài nguyên rừng, về những tuyến thăm quan, những điểm thăm quan và các dịch vụ du lịch ở rừng Sóc Sơn, tất cả du khách dù qua các công ty du lịch hay độc lập đến với rừng, du khách đi theo đoàn hay đi đơn lẻ đều phải được tiếp cận với những nguyên tắc chỉ đạo du lịch dựa vào rừng ở Sóc Sơn. Ngoài ra, những nguyên tắc chỉ đạo cũng phải quy định việc kiểm tra, giám sát hoạt động đón tiếp du khách, kiểm tra nghĩa vụ

đóng góp tài chính của du khách và cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào rừng.

3.3.3. Nguyên tắc chỉ đạo cho cộng đồng dân cư địa phương

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người dân địa phương không quan tâm nhiều đến hoạt động du lịch. Một số người được tham gia làm công hoặc tiếp phẩm cho các cơ sở điều kiện du lịch, hay một số người bán hàng lưu niệm, hàng ăn v.v... thì mong muốn phát triển du lịch. Còn những người khác chưa biết cách ứng xử văn minh với du lịch, chưa biết cách đóng góp sức


mình làm cho du lịch ở Sóc Sơn trở lên hấp dẫn hơn, trở thành nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

những nguyên tắc chỉ đạo đảm bảo mọi người dân địa phương đều được tiếp cận với những nguyên tắc chỉ đạo ứng xử văn minh với du lịch và những nguyên tắc chỉ đạo đảm bảo giám sát được việc chấp hành những ứng xử văn minh với du lịch của mọi người.

Vì vậy, cần có những nguyên tắc chỉ đạo để hướng họ đến những cách ứng xử thích hợp để du lịch ở Sóc Sơn trở nên đẹp và hấp dẫn hơn. Ngoài những nguyên tắc của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cần bổ sung thêm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 11


1. Kết luận

(1). Toàn huyện Sóc Sơn có 3,349 ha rừng trồng, chiếm 10.9% tổng diện tích tự nhiên. Phần lớn là rừng thông, xấp xỉ tới 70%. Ngoài ra có khoảng gần 20% diện tích là rừng keo, và trên 10% diện tích rừng bạch đàn và cây ăn quả.

(2). Rừng ở Sóc Sơn tương đối đa dạng về hình thái tán lá, về chiều cao, đường kính và mật độ cây rừng, độ tàn che tầng cây cao, độ che phủ của thảm tươi cây bụi, mùi hương cây rừng v.v... Tất cả đã tạo nên sức hấp dẫn của du lịch trải nghiệm, nghiên cứu, khám phá, học tập, giải trí và nghỉ dưỡng ở Sóc Sơn.

(3). Tổng giá trị của các loại thực phẩm từ rừng bình quân mỗi năm tương đối lớn, rừng thông là 3.9 triệu/ha/năm, rừng keo là 3.5 triệu/ha/năm. Tuy nhiên, đây chỉ là những sản phẩm có khả năng khai thác hiện tại và thống kê chưa đầy đủ. Còn những sản phẩm có thể phát triển khác như nấm thông, nấm mỡ, ong rừng, dế dũi, ếch, cá hồ, cà cuống, tôm suối v.v...

(4). Ở Sóc Sơn chưa có mô hình tổ chức, điều hành thống nhất về du lịch, dẫn đến việc khai thác tài nguyên du lịch lộn xộn, làm tổn hại đến mội trường du lịch. Nhân lực lao động du lịch ở Sóc Sơn gồm hàng nghìn người. Tuy nhiên, lực lượng lao động du lịch Sóc Sơn phần lớn chưa qua đào tạo về du lịch.

(5). Với môi trường rừng trong lành, các dịch vụ du lịch ở Sóc Sơn phát triển rất khá đa dạng, từ dịch vụ thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng, đến giáo dục, trải nghiệm,cộng đồng, chữa bệnh, hội nghị v.v... Có thể ước tính với hàng trăm cơ sở lưu trú lớn nhỏ ở Sóc Sơn đã tạo ra doanh thu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

(6). Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch ở Sóc Sơn thật lớn. Tuy


nhiên, đến nay vẫn không có cơ chế để chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ được thu tiền du khách đến với rừng. Toàn bộ thu nhập từ du khách chủ yếu thuộc về các cở sở du lịch tư nhân.

(7). Du lịch có những ảnh hưởng tiêu cực đến rừng. Bốn hoạt động ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường là lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, và thăm quan. 3 thành phần môi trường bị tác động mạnh bởi hoạt động du lịch ở các hệ sinh thái rừng là nguồn nước, thực vật rừng, và động vật rừng. Nhìn chung, ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ở Sóc Sơn được đánh giá là tiêu cực và tác động mạnh đến cả các thành phần môi trường nước, thực vật và động vật rừng.

(8). Bộ quy tắc ứng xử của Tổng cục du lịch gồm 10 điều áp dụng cho các đối tượng tham gia du lịch khác nhau từ khách du lịch, những người tham gia quản lý và dịch vụ du lịch, đến cộng đồng địa phương có hoạt động du lịch. Tổng số 140 quy tắc ứng xử văn minh du lịch về cơ bản đều áp dụng được cho du lịch ở rừng phòng hộ Sóc Sơn. Trong đó 14 quy tắc có liên quan nhiều hơn đến bảo vệ và phát triển rừng và quản lý rừng bền vững.

(9). Trong Luật lâm nghiệp năm 2009 có tám điều liên quan đến hoạt động du lịch ở các hệ sinh thái rừng. Nhìn chung, Luật quy định chủ rừng, các đơn vị, cá nhân được Nhà nước giao quản lý rừng có quyền tổ chức, cho thuê, liên kết, liên doanh với các tổ chức và cá nhân phát triển du lịch trong các hệ sinh thái rừng, trừ vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

(10). Trong Phương án quy hoạch phát triển rừng bền vững của Thành phố Hà Nội xác định phát triển du lịch được gắn với quản lý rừng bền vững, du lịch là yếu tố góp phần nâng cao thu nhập kinh và trở thành một công cụ cho quản lý rừng bền vững, đầu tư cho phát triển du lịch được lồng ghép với đầu tư cho phát triển lâm nghiệp. Thành phố khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động du lịch từ tổ chức quản lý đến phát triển dịch vụ du lịch.


(11). Trong Đề án Đẩy mạnh phát triển du lịch, Huyện Ủy Sóc Sơn coi phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của địa phương. Tuy nhiên, ít đề cập đến phát triển du lịch dựa vào rừng, cũng chưa thể hiện được tầm nhìn về nhu cầu của du lịch sinh thái đối với rừng trong tương lai. Đề án chưa đánh giá được những tiềm năng to lớn và những vấn đề đang cản trở phát triển du lịch dựa vào rừng ở Sóc Sơn.

(12). Hiện tại các đơn vị kinh doanh du lịch ở Sóc Sơn chưa nhận được những văn bản chỉ đạo, hoặc hướng dẫn quản lý du lịch liên quan đến rừng. Những điều khoản cam kết của họ với chính quyền địa phương chủ yếu liên quan đến an ninh trật tự xã hội. Không có điều khoản nào liên quan đến khai thác tài nguyên rừng để làm du lịch.

(13). BQL Rừng PHDD Hà Nội có quy định về bảo vệ rừng trong các hợp giao khoán bảo vệ rừng. Theo đó, các chủ hộ đã cam kết không để xảy ra cháy rừng, xâm lấn đất rừng, khai thác rừng v.v... Tuy nhiên, nhiều hành vi của du khách có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng không được quy định trong những hợp như vậy, chẳng hạn, thu dọn quá mức lớp thảm tươi cây bụi hoặc thảm mục dưới rừng, giẫm đạp mặt đất rừng, đưa nước thải, rác thải vào rừng, xây dựng lều trại trong rừng v.v...

(14). Hiện có một số nguyên tắc chỉ đạo đối với du khách được ghi trong các bảng chỉ dẫn tham gia du lịch ở các công ty du lịch, bao gồm giới hạn du lịch trong khu vực ranh giới rừng được giao cho chủ rừng. Tuy nhiên, các cơ sở dịch vụ du lịch không tổ chức đón tiếp du khách, không có tờ rơi, không giới thiệu, không có phương tiện nào để tiếp cận du khách với rừng.

(15). Những bảng chỉ dẫn đã cảnh báo du khách về nguy cơ cháy rừng, ảnh hưởng của du lịch đến tài nguyên rừng qua việc bẻ cây, cắt cành v.v... Giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên, những nguyên tắc chỉ đạo này có vẻ rất hình thức vì trong diện tích của khu du lịch thì về cơ bản


những vật liệu cháy đã được thu dọn sạch, nên ít có khả năng xảy ra cháy rừng. (16). Các nguyên tắc chỉ đạo chủ yếu là ngăn cấm. Thiếu những nguyên

tắc chỉ đạo hướng du khách đến tự nguyện tham gia, hoặc chủ động tham gia hoạt động bảo vệ rừng,giám sát những hoạt động của du khách nói chung trong khả năng đóng góp vào bảo vệ rừng.

(17). Một số nguyên tắc chỉ đạo không liên quan đến hoạt động của du khách. Đồng thời thiếu nguyên tắc chỉ đạo quy định việc giám sát và xử phạt các đối tượng không tuân thủ yêu cầu quản lý bảo vệ rừng, hay vi phạm những những điều ngăn cấm khác. Các đơn vị kinh doanh du lịch không có lực lượng, không có kế hoạch kiểm tra giám sát thực hiện những nguyên tắc chỉ đạo liên quan đến du lịch trong rừng.

(18). Hệ quả chủ yếu của việc thiếu các nguyên tắc chỉ đạo du lịch ở Sóc Sơn gồm: (1) - Du khách không được tiếp cận với nguyên tắc chỉ đạo về du lịch trong hệ sinh thái rừng, (2) -Tình trạng du lịch tự phát không có quy hoạch, kế hoạch, (3) - Những nguyên tắc chỉ đạo phát triển và quản lý du lịch của nhà nước không đến được với rừng phòng hộ Sóc Sơn. Tất cả dẫn đến du lịch ở rừng Sóc Sơn thiếu tổ chức, hỗn độn, hiệu quả thấp về kinh tế, và tác động tiêu cực đến các khu rừng.

(19). Đề tài đề xuất bổ sung một số nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch ở Sóc Sơn gồm: (1) - Bổ sung nguyên tắc về phát triển các công trình du lịch trong các khu rừng, (2) - Bổ sung nguyên tắc về kiểm tra giám sát hoạt động du lịch dưới các loại rừng, (3) - Bổ sung những nguyên tắc về thể chế phát triển du lịch ở đất lâm nghiệp, (4) - Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo quy định việc tiếp cận du khách với giá trị du lịch của rừng và những quy định bảo vệ rừng, (5) - Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo về kiểm tra giám sát hoạt động du lịch của du khách trên đất rừng, (6) -Bổ sung nguyên tắc chỉ đạo về chế độ nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho bảo vệ rừng và phát triển kinh tế xã hội địa phương.


2. Tồn tại

Đề tài nghiên cứu trong thời gian Sóc Sơn đang kiểm tra tình trạng sử dụng đất nên việc tiếp cận với các cơ sở kinh doanh du lịch có những hạn chế nhất định. Vì vậy, thông tin thu được về tình trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch chưa đầy đủ. Ban Quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội là chủ rừng lớn nhất ở Sóc Sơn nhưng chưa được tổ chức kinh doanh du lịch, mà chỉ thực hiện giám sát hoạt động của các cơ sở du lịch trên địa bàn quản lý, nên chưa đóng góp được nhiều ý kiến cho hoàn thiện những đề xuất của đề tài.

3. Kiến nghị

Đề nghị những nghiên cứu tiếp theo tiếp tục hướng vào những vấn đề cơ bản để cụ thể được những đề xuất của đề tài này, trong đó có quy định về sử dụng đất rừng cho hoạt động du lịch, quy định mức lệ phí dịch vụ môi trường rừng của các cơ sở kinh doanh du lịch và của du khách khi tham gia du lịch dựa vào rừng, quy định về hoạt động của du khách và cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào rừng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2005. Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn banh hành Quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Thông tư số 24/2009/TT- BNNPTNT ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừngtheo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) .

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Thông tư số 34/2009/TT- BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng.

4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Báo cáo do ngành Lâm Nghiệp 2006 - 2010 Lê Mạnh Dũng, Giáo trình đa dạng sinh học, Nxb Nông nghiệp.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Quyết định số 1187/QĐ- BNN-TCLN ngày 03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017.

6. Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn (2018), Niên giám thống kê năm 2017.

7. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2006. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTgngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng và Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg) .

8. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2015. Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ).

9. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2016. Nghị định số

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022