Những Nguyên Tắc Chỉ Đạo Hoạt Động Du Lịch Được Áp Dụng Tại Sóc Sơn


Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng phòng hộ quy định ban quản lý rừng phòng hộ có quyền cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan quy định tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan có quyền cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nhìn chung, Luật lâm nghiệp quy định rừng chủ rừng, các đơn vị, cá nhân được được Nhà nước giao quản lý rừng (gọi chung là chủ rừng) có quyền tổ chức, cho thuê, liên kết, liên doanh với các tổ chức và cá nhân phát triển du lịch trong các hệ sinh thái rừng, trừ vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Chủ rừng có nghĩa vụ xây dựng và trình phê duyệt đề án phát triển du lịch, còn các tổ chức và cá nhân tham gia phát triển du lịch phải tuân thủ đề án đã được phê duyệt và có nghĩa vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng.

- Những nguyên tắc chỉ đạo phát triển du lịch đã được ghi trong Phương án quy hoạch và phát triển rừng bền vững của Thành Phố Hà Nội

Những nguyên tắc chỉ đạo phát triển hoạt động du lịch được ghi trong nhiều phần khác nhau của Phương án quy hoạch phát triển rừng bền vững của Thành phố Hà Nội. Có thể tổng hợp thành một số ý chính sau:

(1). Phát triển du lịch chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, có trọng tâm trọng điểm. Trong đó, đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng phát triển các loại hình lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, làng nghề sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch, thể thao, du lịch dã ngoại, phượt,


du lịch nông nghiệp,…

(2). Quản lý rừng bền vững gắn với phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được đưa vào quản lý, sử dụng và phát triển là rừng trồng cảnh quan nhiều tầng, nhiều loài cây, đa mục đích, đa tác dụng, vừa phát huy tốt và bền vững chức năng môi trường vừa tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, vui chơi giải trí góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập kinh tế từ rừng cho người dân địa phương.

Về kinh tế, phát triển du lịch phải góp phần hạn chế tình trạng xâm lấn rừng, phá rừng, cháy rừng từ đó tiết kiệm được kinh phí đầu tư khôi phục, cải tạo rừng. Phát triển du lịch sẽ tăng thu ngân sách cho địa phương.

Nghiên cứu hoàn thiện các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch khu rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn, Hà Nội - 8

Về xã hội, phát triển du lịch phải góp phần giải quyết công ăn việc làm, thu hút lao động làm du lịch. Phát triển du lịch cũng phải tạo điều kiện nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của người dân đối với nghề rừng và phát triển du lịch sinh thái, giáo dục rèn luyện kỹ năng sống, lao động, học tập bảo vệ môi trường cho các cháu thiếu niên nhi đồng Thành phố.

Phát triển du lịch sinh thái phải góp phần cải thiện môi trường du lịch nói chung, hình thành thói quen, ý thức tự giác của du khách khi đến tham quan, du lịch cũng như nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy rừng.

Phát triển du lịch cũng phải đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ gia đình và khu dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Về môi trường, phải xây dựng được mô hình du lịch sinh thái mới, đặc sắc, tạo nét riêng cho du lịch. Sau khi được triển khai thành công, các mô hình du lịch sinh thái thí điểm sẽ được nhân rộng đưa tên tuổi du lịch Sóc Sơn đến tất cả người dân Việt Nam và nhiều khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó vẫn luôn đảm bảo tính bền vững cho môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Trong quá trình phát triển du lịch cần hình thành bộ máy quản lý rừng chịu trách nhiệm quy hoạch, thiết kế, bố trí các phân khu chức năng trong khu vực. Phân ra các tổ, đội, nhóm chịu trách nhiệm những mảng chuyên biệt như quản lý bảo vệ rừng, an ninh, an toàn khu vực, sản xuất nông lâm nghiệp, hướng dẫn du lịch v.v...

Cần thống nhất hình thức quản lý, khai thác du lịch khu vực lòng hồ và vùng lân cận. Thống nhất đưa các hộ đang thực hiện kinh doanh du lịch tự phát thành một phần trong tổng thể quy hoạch của khu, đảm bảo quyền lợi ích kinh tế, xã hội cho các hộ, cung cấp về nguồn nhân lực, lực lượng quản lý, hướng dẫn viên bản xứ, các đặc sản của khu vực đến du khách ngay trên đất sản xuất của mình.

Cần nâng cấp, cải tạo các tuyến đường mòn leo núi, sớm bê tông hóa các tuyến đường dẫn vào khu vực du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để các loại xe chở khách lớn có thể ra vào dễ dàng.

Phải phát triển tổ hợp hệ thống du lịch tổng thể của khu vực, trong đó kết nối đến các điểm du lịch trọng điểm khác mà nhu cầu du khách mong muốn như: quần thể du lịch văn hóa, tham quan khu bảo tồn các loài động vật hoang dã, các khu vực hồ đập nhân tạo khác. Hình thành các tour, tuyến du lịch vừa mang hình thức thư giãn, nghỉ ngơi, vừa tạo điều kiện tham quan, học tập về tự nhiên, lịch sử cho du khách.

Nhìn chung, trong Phương án quy hoạch phát triển rừng bền vững của Thành phố Hà Nội thì phát triển du lịch được gắn với quản lý rừng bền vững , du lịch phải là yếu tố góp phần nâng cao thu nhập kinh và trở thành một công cụ cho quản lý rừng bền vững, đầu tư cho phát triển du lịch được lồng ghép với đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Thành phố khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động du lịch từ tổ chức quản lý đến phát triển dịch vụ du lịch.


Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch trong Đề án Đẩy mạnh phát triển du lịch của Huyện ủy Sóc Sơn

Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch huyện Sóc Sơn được thể hiện trong Đề án 06/ĐA-HU Đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ du lịch huyện Sóc Sơn giai đoạn 2016 - 2020của Huyện ủy huyện Sóc Sơn ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2016.

Mục tiêu chung của phát triển du lịch ở Sóc Sơn là đến năm 2020, phấn đấu du lịch, dịch vụ du lịch huyện Sóc Sơn trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo được nhiều việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, là điều kiện cho các ngành nghề liên quan phát triển, nâng cao vị thế du lịch của huyện Sóc Sơn, xây dựng huyện Sóc Sơn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể của du lịch Sóc Sơn gồm: (1 ) - Xây dựng và hoàn thiện điểm đến khu du lịch văn hoá tâm linh đền Sóc, khu vui chơi giải trí Hà Nội, khu hồ Đồng Quan, Đồng Đò, Hàm Lợn… Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ phục vụ du lịch. (2) - Đến năm 2020 tổng lượng khách du lịch đến Sóc Sơn khoảng 550 ngàn lượt người, trong đó khách du lịch lễ hội 50 ngàn lượt người, khách thăm quan di tích lịch sử và công trình tín ngưỡng 40 ngàn lượt người, khách tham quan du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cuối tuần 60 ngàn lượt người, khách du lịch thể thao, vui chơi giải trí 300 ngàn lượt người, tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 150 - 200 tỷ. (3) - Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường, đạt tiêu chí văn minh, an toàn và thân thiện.

Những hoạt động quan trọng cho phát triển du lịch Sóc Sơn gồm

(1) - Qui hoạch các khu, điểm du lịch tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư vào du lịch, dịch vụ một cách đồng bộ, đồng thời, bám sát quy hoạch chung của thành phố Hà Nội về huyện Sóc Sơn và Thành phố vệ tinh đến năm 2020,


tầm nhìn 2030. (2) - Xây dựng các sản phẩm du lịch đậm bản sắc văn hóa vùng miền của huyện Sóc Sơn và khu vực lân cận. Đầu tư xây dựng một số khu, điểm du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hấp dẫn cao để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đầu tư phát triển các ngành nghề truyền thống và sản phẩm dịch vụ phong phú phục vụ hoạt động du lịch, tạo tour và chuỗi khép kín đối với sản phẩm du lịch trên địa bàn trong thời gian tới. Khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là lễ hội Gióng đền Sóc - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn. Khai thác các tour du lịch hiện có và từng bước triển khai các tua du lịch mới, gắn du lịch văn hoá tâm linh với các lễ hội truyền thống.

(3) - Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch huyện Sóc Sơn là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước cần trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ du lịch và kiến thức về quản lý kinh tế. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ du lịch, dịch vụ, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. (4) - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên gắn với phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng phát triển bền vững. Ngăn chặn các hiện tượng xâm hại đến di tích và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên. Nâng cao chất lượng các lễ hội trên địa bàn. (5) - Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, đặc biệt là tạo điều kiện thu hút khách du lịch và cải thiện điều kiện dân sinh cho cộng đồng dân cư. Vì vậy, huyện cần tập trung chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch lồng ghép với các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Giải tỏa lều, quán và các hộ gia đình tại khu vực đền Sóc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án: Khu du lịch văn hoá - tâm linh đền


Sóc, đầu tư nâng cấp hạ tầng khu vực tượng đài Thánh Gióng, cấp nước sạch, thoát nước thải cho các điểm, khu du lịch. Tiếp tục hoàn hiện hệ thống giao thông kết nối thành phố với khu du lịch đền Sóc, khu đô thị vệ tinh của huyện với các điểm khu du lịch khác, qui hoạch xây dựng nhà nghỉ, khách sạn, bãi trông giữ phương tiện cho khách.

Nhìn chung, trong Đề án cho thấy Huyện Sóc Sơn quan tâm đặc biệt đến phát triển du lịch, trong đó có du lịch sinh thái, coi phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của địa phương. Tuy nhiên, những nguyên tắc chỉ đạo này còn ít đề cập đến phát triển du lịch dựa vào rừng , cũng chưa thể hiện được tầm nhìn về nhu cầu của du lịch sinh thái đối với rừng trong tương lai. Đề án chưa đánh giá được những tiềm năng to lớn và những vấn đề đang cản trở phát triển du lịch dựa vào rừng ở Sóc Sơn.

3.2.2. Những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch được áp dụng tại Sóc Sơn

- Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch ở các hệ sinh thái rừng

Ở Sóc Sơn Phòng Văn hóa và Thông tin được giao nhiệm vụ tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Họ có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực du lịch thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt về du lịch, giúp UBND huyện thẩm định và cấp các loại giấy phép thuộc lĩnh vực du lịch, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động dịch vụ du lịch, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực du lịch nói chung.

Tuy nhiên, hiện nay Phòng Văn hóa và thông tin huyện Sóc Sơn chưa có cán bộ chuyên trách về du lịch được đào tạo cơ bản, chưa kết nối được


hoạt động quản lý du lịch với doanh nghiệp và du khách, chưa xây dựng được chiến lược và kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch…

Người ta chủ yếu tập trung vào quản lý du lịch lễ hội Đền Gióng, chưa có điều kiện quan tâm đến các loại hình du lịch giáo dục, du lịch thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng, du lịch giáo dục, trải nghiệm, du lịch cộng đồng, chữa bệnh, hội nghị v.v...

Kết quả phỏng vấn 5 công ty kinh doanh du lịch lớn gồm khu du lịch Bản Rõm, khu du lịch nghỉ dưỡng Xóm Núi, khu du lịch sinh thái Hồ Đình Phú, khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm, Công ty cổ phần đào tạo và tư vấn Teamwork cùng hàng chục hộ kinh doanh nhà nghỉ và hướng dẫn du lịch cho thấy họ chưa nhận được những văn bản chỉ đạo, hoặc hướng dẫn quản lý du lịch liên quan đến rừng. Những điều khoản cam kết của họ với chính quyền địa phương chủ yếu liên quan đến an ninh trật tự xã hội. Không có điều khoản nào liên quan đến khai thác tài nguyên rừng để làm du lịch.

Ở Sóc Sơn có Ban quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội. Đây là đơn vị được nhà nước giao cho quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, được phép tự tổ chức hoạt động du lịch, cho thuê, hoặc liên doanh, liên kết tổ chức kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, vì chưa chính thức được giao đất giao rừng nên chưa được tổ chức hoạt động du lịch . Ban quản lý cũng không được quyền liên danh liên kết với các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch, không được quản lý hoạt động du lịch. Tuy nhiên, BQL cũng cố gắng tìm cách để các đơn vị và cá nhân hoạt động du lịch không làm tổn hại đến rừng phòng hộ.

Giải pháp chủ yếu của BQL là kiểm tra việc thực hiện những quy định trong hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng. Trong những hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng , các chủ hộ đã cam kết không để xảy ra cháy rừng, xâm lấn đất rừng, khai thác rừng v.v... Tuy nhiên, nhiều hành vi có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng không được quy định trong những hợp như


vậy, chẳng hạn, thu dọn quá mức lớp thảm tươi cây bụi hoặc thảm mục dưới rừng, giẫm đạp mặt đất rừng, đưa nước thải, rác thải vào rừng, xây dựng lều trại trong rừng v.v...

Trước nguy cơ du lịch có thể ảnh hưởng đến rừng, BQL đã cấp biển cảnh báo liên quan đến hoạt động du lịch trong rừng cho các tổ chức kinh doanh du lịch, trong đó quy định một số hành vi bị cấm với du khách để không làm tổn hại đến rừng. Một số biển báo có dạng như sau.

- Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động du lịch đối với du khách ở các hệ sinh thái rừng


Hình 3.8. Một số quy định (nguyên tắc chỉ đạo) với du khách đến công ty Thiên Phú Lâm‌

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/09/2022