Danh Mục Những Họ Thực Vật Chính Có Số Loài Lớn Hơn 6


giữ môi trường là rất quan trọng nên Ban quản lý Đền Hùng đã đặt nhiều thùng rác tại nhiều điểm du lịch và luôn có công nhân làm công tác vệ sinh môi trường. Tuy nhiên với lượng du khách khá đông, thêm vào đó là địa hình cao, phức tạp nên số lượng rác thải ngày càng nhiều, không có hệ thống xử lý rác thải, đa số chỉ là quét dọn vệ sinh rồi đổ xuống núi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan môi trường và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIªN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Danh lục thực vật trong khu vực nghiên cứu.

4.1.1. Đặc điểm tài nguyên thực vật rừng

4.1.1.1. Đa dạng về thành phần loài cây

* Sự đa dạng về số lượng loài cây.

Hiện tại ở Đền Hùng, qua điều tra, phát hiện, giám định đã lập danh lục cho 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 nghành thực vật [13].

Bảng 4.1. Danh lục thực vật khu dich tích Đền Hùng


Nghành thực vật

Số họ thực

vật

Số chi thực

vật

Số loài

thực vật

Thông đất: Lycopodiophyta

1

1

1

Mộc tặc: Equisetophyta

1

1

1

Dương xỉ: Polypodiophyta

10

11

15

Ngành Thông: Pynophyta

5

6

10

Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta

114

309

431

Tổng cộng:

131

328

458

Lớp hai lá mầm

92

259

374

Lớp một lá mầm

22

50

57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 4

( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng Quèc gia §Òn Hïng) KÒt qu¶ b¶ng 4.1 cho thấy: Tuy diện tích rất nhỏ so với khu bảo tồn và các

Vườn Quốc Gia nhưng thực vật ở khu vực Đền Hùng khá phong phú về loài cây.

Theo GS.TS Nguyễn Tiến Bân: ở Việt Nam có 8500 loài thực vật hạt kín thuộc 2050 chi trong đó: Thực vật hai lá mầm có 6300 loài thuộc 1590 chi. Thực vật một lá mầm có 2200 loài ở 640 chi, thực vật hạt trần có 39 loài với 8 họ. Đem so sánh với hệ thực vật ở Đền Hùng rò ràng: Thực vật ở đây khá phong phú về loài và rất điển hình cho vùng Trung du núi đất Phú Thọ. Đặc biệt có các loài


cây gỗ điển hình như: Chò nâu, Bồ Nầm, Hồng pháp, Đại phong tử luôn đi kèm với nhau trong khu phân bố.

* Đa dạng về các họ thực vật

Trong khu bảo tồn có 131 họ thực vật có phân bố và mỗi họ có số loài trung bình nhiều hơn 2 loài. Không kể những họ thực vật có loài < 2 loài, có 44 họ có số loài n > 2, trong đó có 22 họ có số loài n ≥ 3 lần số loài trung bình của mỗi họ, thuộc nhóm họ thực vật có số loài nhiều là:

Bảng 4.2. Danh mục những họ thực vật chính có số loài lớn hơn 6


TT

Tên họ thực vật

Loài

Chi

1

Họ Ráy (Araceae )

6

6

2

Họ Gừng (Zingiberaceae )

6

4

3

Họ Trôm (Sterculiaceae )

6

4

4

Họ rau Dền (Amarantaceae )

6

4

5

Họ Cỏ (Poaceae )

7

7

6

Họ Điều (Anacardiaceae )

7

7

7

Họ Xoan (Meliaceae )

7

7

8

Họ Trúc đào (Apocynaceae )

8

6

9

Họ Cau (Arecaceae )

9

9

10

Họ Trinh nữ (Mimosaceae )

9

6

11

Họ Sồi dẻ (Fagaceae )

9

3

12

Họ Tếch (Verbenaceae )

10

7

13

Họ Na (Annonaceae )

12

8

14

Họ Sim (Myrtaceae )

12

5

15

Họ Cam (Rutaceae )

12

8

16

Họ Vang (Caesalpiniaceae)

14

9

17

Họ Cà phê (Rubiaceae )

15

8

18

Họ Đậu (Fabaceae )

16

9

19

Họ Cúc (Asteraceae )

16

14


20

Họ Re (Lauraceae )

17

7

21

Họ Dâu tằm (Moraceae )

20

6

22

Họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae )

28

22

( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng Quèc gia §Òn Hïng)

Theo đánh giá của tác giả Tolmachop A.L (1974): “Ở vùng nhiệt đới thành phần thực vật khá đa dạng thể hiện ở chỗ là rất ít họ chiếm tới 10% tổng số loài của hệ thực vật và tổng tỷ lệ % của 10 họ giàu loài nhất chỉ đạt 40 – 50% tổng số loài của cả hệ thực vật”. Điều đó cho thấy, trong 10 họ thực vật có số loài lớn nhất có tổng số loài là 150 loài, chiếm tỷ lệ là 33%. Theo cách đánh giá trên thấy nhỏ hơn mức 40 – 50% do Tolmachop A.L (1974) nêu ra chứng tỏ rừng Đền Hùng rất đa dạng về họ thực vật [13].

KÒt qu¶ bảng 4.2 thống kê trên cho thấy:

+ Có nhiều họ thực vật điển hình cho hệ thực vật nhiệt đới Vùng trung du Bắc Bộ có nguồn gốc tại chỗ như: Họ Dâu tằm, Họ Ba mảnh vỏ, Họ Cà phê, Họ Đậu, Họ Vang, Họ Ráy….

+ Nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới như các họ: Họ Re, Họ Trúc đào, Chè, Hồ đào, Sồi giẻ…

+ Có nhiều họ thực vật có phân bố rộng ở nhiệt đới và á nhiệt đới như: Cỏ, Cúc, Đậu, Vang, Trinh nữ, Khoai lang, Bầu bí….

4.1.1.2. Có nhiều giá trị về công dụng

Ngoài những loài cây giữ vai trò chủ đạo trong rừng có giá trị về gỗ, trong rừng còn có nhiều loài cho tác dụng, nhiều loài cho củ, làm cảnh, cho quả, lấy sợi, làm thuốc…

- Cây cho gỗ điển hình như: Đinh, Lim xẹt, Ràng ràng, Chò nâu, Sồi phảng, Sấu, Trâm….

- Cây cho dầu béo như: Trẩu, Nụ, Sở…


- Cây cho tinh dầu thơm như: Thông, Hương nhu, Màng tang, Trầm, Sả, Bưởi, Cam …..

- Cây cho nhựa như: Bồ đề, Trám, Sơn ta, Nhựa ruồi, Dây cao su, Đa,

Si…


- Cây cho sợi như: Dướng, Hu đay, Bo, Sui…

- Cây cho mầu nhuộm như: Cây Trâm, Cây Vang, Nghệ, Cây Chàm, Sau

sau….

- Cây cho tanin như: các loại Trâm, Sim, Cây họ Chè, họ Sồi Giẻ…

- Cây cho thuốc: Đáng, Bưởi bung, Đơn buốt, Ba đậu, Trầu không. Lá lốt, Rau đắng…

- Cây cho lương thực như: Sắn, Củ từ, Củ mài…..

- Cây cho thực phẩm như: Măng tre, Nứa, Mai, Trám, Sấu đất……

- Cây cho quả như: Sấu, Trám, Nhãn, Hồng bì, Dâu da đất, Dứa, Vải thiều, Cam, Chanh…..

- Cây cho nguyên liệu đan lát, lợp nhà như: Tre, cọ, Đoác, Đùng đình, Cỏ tranh….

- Cây cho bóng mát, cây cảnh như: Đa, Si, Xanh, Sung, Sấu, Ruối, Ráy leo, Hải đường, Đùng đình…..

- Đặc biệt có nhiều loài đa tác dụng như: Trám, Sấu, Nụ, Bứa, Thông, Bạch đàn, Mai, Sả, Đa, Si…..

Từ kết quả điều tra sử dụng, chúng tôi tạm xếp công dụng các loài vào 5 nhóm chính như sau:

a. Cây cho gỗ chính chiếm 33.5% so với tổng loài

b. Cây có thể làm thuốc có 204 loài chiếm 44,5% so với tổng loài. Tỷ lệ này rất cao so với Tây Nguyên 11% (Phan Kế Lộc). Miền Bắc 16,1% (Vò Văn


Chi), Toàn quốc 22% (Dược thảo Việt Nam), tuy nhiên tỷ lệ này có thấp hơn so với Vườn Quốc Gia Cát Bà và khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên Lạng Sơn.

c. Cây làm phong cảnh chiếm 10,8% so với tổng loài.

d. Cây cho quả ăn được chiếm 7,5% so với tổng số loài

e. Cây cho rau ăn được 7,4% so với tổng loài.

Ngoài những giá trị trên trong thành phần loài còn có nhiều cây cho nhựa cao su, tanin, tinh dầu, nhựa sáp và nhiều công dụng khác…

Đầu tư phát triển khu bảo tồn di tích lịch sử Đền Hùng không chỉ duy trì, phát triển được hệ sinh thái rừng ở đây mà còn bảo vệ, phát triển được các loài cây đa tác dụng- một nguồn gen quý của vùng trung du bắc Việt Nam.

4.1.1.3. Có giá trị về loài thực vật quý hiếm

Trong phạm vi toàn quốc có 337 loài thực vật bậc cao được Nhà nước xếp và sách đỏ nhằm khuyến cáo rộng rãi để mọi người cùng có trách nhiệm quản lý, bảo vệ và sử dụng nó một cách nghiêm ngặt.

Kết quả điều tra cho thấy ở Đền Hùng có ít loài thực vật quý hiếm đã được nêu trong sách đỏ. Một số loài có nguồn gốc tại chỗ Trầm hương, Vũ hương, Lông cu ly, Đinh, Hoàng đàn, Bách bộ, Thổ phục linh, Sưa… còn một số loài do con người đem đến như kim giao, lát hoa…

Trên diện tích nhỏ có mười một loài cây quý hiếm cần có sự bảo vệ đặc biệt đã làm tăng giá trị của hệ thực vật và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở đây.

Thực vật quý hiếm ở Đền Hùng gồm : Ngành Dương xỉ: 2 loài

Ngành hạt trần: 1 loài Ngành hạt kín: 8 loài

Số lượng các cá thể trong các loài thực vật quý hiếm rất khác nhau:


- Các loài Tử chanh, Vù hương, Lát hoa, Lông cu ly là những loài khá phổ biến và phân bố tương đối rộng, đồng đều trong khu vực.

- Các loài Bách bộ, Thổ phục linh, Hoàng đàn tuy không nhiều nhưng còn gặp trên sườn núi.

- Các loài Kim giao, Trầm hương có gặp nhưng rất ít cây lớn (D > 6cm). Các loài đặc trưng này phân bố rất rải rác hay cũng có thể do con người trồng.

Bảng 4.3. Danh mục các loài thực vật quý hiếm ở Đền Hùng


TT

Tên khoa học

Tên VN

Mức độ quý hiếm

1

Aquilaria crassna

Trầm Hương

E (Đang nguy cấp)


(Thymelaceae )



2

Chukrasia tabularis

Lát Hoa

K (Chưa rò mức)


(Meliaceae )



3

Cibotium barometz

Cẩu tích, Cu ly

V (Sẽ nguy cấp)


(Diksoniaceae )



4

Cinnamomum balansae

Vù hương

R


(Lauraceae)



5

Dalbergia tonkinnensis

Sưa

R (Loài hiếm)


(Fabaceae)



6

Drynaria fortunei

Cốt toái bổ

K


(Polipodiaceae)

Tử chanh

R

7

Fraxinus chinensis




(Oleaceae)



8

Podocarpus henryi

Kim giao

T (Loài bị đe doạ)


(Podocarpaceae)



9

Strychnos umbellata

Hoàn đàn

V


(Loganiaceae)



10

Smilax glabra

Thổ phục linh

V


(Sminacaceae)



11

Stemona tuberosa

Bách bộ

R


(Stemonaceae)



( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng Quèc gia §Òn Hïng)


Nhận xét: Trước năm 1972, trừ một phần nhỏ đất canh tác nông nghiệp còn lại rừng trong khu bảo tồn Đền Hùng được đánh giá còn khá nguyên vẹn và xếp vào trạng thái IIIA2 và IIIB. Do cơ chế thị trường và một phần do công tác quản lý còn nhiều tồn tại nên mặc dù đã có Ban quản lý rừng nhưng những năm sau 1980 đã và đang bị phá hoại nghiêm trọng bởi sự chặt phá kiếm gỗ củi, làm rẫy và lấn chiếm làm đất thổ cư. Từ khi con đường ô tô vào khu di tích được mở thông, con cháu hàng năm về giỗ tổ hàng chục vạn người nên sự phá hoại rừng và môi trường rừng ngày càng trầm trọng hơn.

Nếu ta đem so sánh kết quả này với kết quả điều tra năm 1972 cho thấy:

+ Thành phần các loài cây có trong khu vực không có sự biến đổi về số loài nhưng số lượng cá thể của một số loài có sự giảm đi, đáng kể có:

Bảng 4.4. Biến động theo thời gian của một số loài thực


TT

Tên loài

Trước năm 1972

Hiện nay

1

Lim xanh

Phổ biến, còn cây lớn

ít gặp, hết cây lớn

2

Đinh

Cây lớn còn ít

Cây lớn còn rất ít

3

Dẻ xanh

Nhiều, cây lớn nhiều

Hết cây lớn

4

Sưa

Mọc rải rác

Còn rất ít

5

Sồi phảng

Mọc rải rác

Còn rất ít

6

Ràng ràng mít

Mọc rải rác

Còn rất ít

7

Dẻ gai

Mọc rải rác, cây to

Còn ít, cây nhỏ

8

Chò nâu

Nhiều, cây to

Còn ít

9

Muồng ràng ràng

Nhiều, cây lớn

Cây lớn còn ít

10

Đa, Si

Mọc rải rác

Nhiều, cây thấp

11

Cây tái sinh

Nhiều

ít

12

Cây bụi thảm tươi

Nhiều

ít

( Nguån Ph¹m B¸ Khiªm - Khu di tÝch lÞch sö vµ ròng Quèc gia §Òn Hïng)

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí