Tổng Hợp Tổ Thành Tầng Cây Cao Ở Khu Vực Nghiên Cứu


ở hướng Bắc những loài chiếm số lượng lớn trong tổ thành bao gồm Thị rừng, Chẹo tía, Dẻ gai, Đa si, Trám, Máu chó, trong khi đó tổ thành tầng cây cao ở hướng Đông Nam các loài chủ yếu là Trám, Chò nâu, Sồi dẻ, Cơm nguội, Lim xẹt, Máu chó …

Từ việc nghiên cứu tổ thành tầng cây cao khu vực nghiên cứu ở các vị trí địa hình và hướng phơi khác nhau, để từ đó có thể đánh giá tổng quát cho cả khu vực chúng tôi tổng hợp kết quả nghiên cứu tại bảng 4.11 dưới đây.


Bảng 4.11 Tổng hợp tổ thành tầng cây cao ở khu vực nghiên cứu



OTC


Vị trí

Mật độ/ô

Tổng số loài

ĐT

Số loài tham gia

TT


Công thức tổ thành


1

Sườn chân, hướng Bắc


21


10


10

2,38Thr+1,9Da+1,9Tr+0,95My-

0,48Bl-0,48Cn-0,48Chx-0,48Gt-

0,48Ng-0,48Vr


2

Sườn chân, Đông Nam


20


14


14

2Sv+1Dg+1Lx+1Tra+0,5Cn+0,5Chx+

0,5Dga+0,5Lb+0,5Lm+0,5Mc+0,5Ng

+0,5Tht+0,5Thr+0,5Tr

3

Sườn giữa,

hướng Bắc

11

8

8

1,82Sv+1,82Cht+1,82Hnu+0,91Rr+0,

91Chl+0,91Thr+0,91Dg+0,91Mc


4


Sườn giữa, Đông Nam


41


20


20

1,46Chn+0,98Cn+0,98Lxe+0,98Tr+0,

73Kn-0,49Dg-0,49Ng-0,49Nu-0,49Sv-

0,49Thr-0,24Bh-0,24Bb-0,24Dga-

0,24Rrm-0,24Rx-0,24Tht-

0,24Thm-0,24Trv-0,24Vr-0,24Vh

5

Sườn đỉnh,

hướng Bắc

11

6

6

3,64Dg+2,73Ct+0,91Bb+0,91Mc+0,9

1Nu+0,91Thr


6

Sườn đỉnh, Đông Nam


26


13


13

2,31Tr+1,15Da+1,15Mc+1,15Thc+0,7

7Chn+0,77Rr-0,38Bb-0,38Dg-0,38Lr-

0,38Ng-0,38Rrm-0,38Sui-0,38Thr

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 7



Cả khu vực


37


10

1,15Tr+0,85Thr+0,77Dg+0,62Chn+0

,62Sv+0,54Da-0,46Cn-0,46Mc- 0,38Cht-0,38Ng+3,77Lk


Từ bảng kết quả nghiên cứu 4.11 thấy rằng khi tổng hợp điều tra tổ thành tầng cây cao cho cả khu vực thì số loài chúng tôi điều tra được là 37 loài và có 10 loài chủ yếu tham gia vào tổ thành tầng cây cao, trong đó cao nhất là các cây họ Trám, tiếp đến là Thị rừng, Sồi dẻ, Chò nâu, Đa si …Có tới 27 loài còn lại không tham gia trực tiếp vào công thức tổ thành nguyên do chủ yếu là mặc dù khu vực nghiên cứu có số lượng loài rất đa dạng phong phú nhưng tần số suất hiện của các loài đó lại thấp. Điều này cũng phù hợp với đặc trưng của rừng nhiệt đới đó là đa dạng phong phú về tổ thành loài nhưng ít loài chiếm ưu thế.

4.4.2. Sinh trưởng tầng cây cao

Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận) có sự liên quan tới sự tạo thành mới của các cơ quan, các tế bào cũng như các yếu tố cấu trúc của tế bào. Sinh trưởng của cây rừng thể hiện rò qua chỉ tiêu chiều cao và đường kính, ta có thể thấy được mức độ sinh trưởng của cây rừng cũng như khả năng thích nghi với điều kiện lập địa của từng loài cây. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng tầng cây cao được tổng hợp ở bảng 4.12:

Bảng 4.12. Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng tầng cây cao


OTC

Vị trí

Mật

độ/ô

Độ

tàn che

D1.3

(cm)

Hvn

(m)

Dt

(m)

G

(m2/)

M

(m3)

1

Sườn chân, hướng Bắc

21

0,6

35,47

18,64

6,82

3,211

33,001

2

Sườn chân, Đông Nam

20

0,65

31,00

11,40

5,19

1,822

11,335

3

Sườn giữa, hướng Bắc

11

0,5

17,68

10,91

5,45

0,421

3,237


4

Sườn giữa, Đông Nam

41

0,8

25,42

21,55

4,49

2,72

34,901

5

Sườn đỉnh, hướng Bắc

11

0,4

36,73

11,27

6,59

1,302

7,460

6

Sườn đỉnh, Đông Nam

26

0,65

22,98

16,94

6,97

1,383

14,324

Trung Bình

21,67

0,60

28,21

15,12

5,92

1,810

17,376


Từ bảng 4.12 cho thấy mật độ tầng cây cao của rừng thấp, dao động từ 110 cây/ha ở ô tiêu chuẩn 03 đến 410 cây/ha ở ô tiêu chuẩn 04.

Về sinh trưởng đường kính cũng có sự khác biệt rò rệt giữa các ô nghiên cứu, đường kính trung bình lớn nhất ở ô tiêu chuẩn 05, tiếp đến là các ô tiêu chuẩn 01, 02, 04.

Về sinh trưởng chiều cao: chiều cao tốt nhất ở ô tiêu chuẩn 04, tiếp đó là các ô tiêu chuẩn 01 và 06.

Từ việc nghiên cứu sinh trưởng về đường kính và chiều cao chúng tôi tính được tổng tiết diện ngang cho từng ô tiêu chuẩn nghiên cứu và xác định được trữ lượng của rừng ở từng vị trí. Với kết quả điều tra tính toán cho thấy trữ lượng của lâm phần ở từng vị trí là có sự khác biệt rất lớn, thấp nhất ở ô 03 với 32,37m3/ha và cao nhất ở ô 04 với 349m3/ha. Đối với những vị trí có trữ lượng lớn thì tầng cây cao chủ yếu là các loài phi mục đích kinh tế nhưng có ý nghĩa tâm linh như Đa, Mý còn tồn tại. Những loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao thì đã bị chặt hầu như không còn do trước đây chưa có sự quan tâm thích đáng.

4.4.3. Kết quả điều tra tái sinh

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng (hoặc mất rừng chưa lâu), dưới tán rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác.Vai trò lịch sử của thế hệ cây con này là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng được hiểu là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ, đóng


góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, nó là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá xu hướng phát triển của rừng.

* Tổ thành cây tái sinh


Tổ thành cây tái sinh phần nào phản ánh được tổ thành tầng cây cao của lâm phần trong tương lai, nếu như các điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Tuy nhiên, tổ thành cây cao và cây tái sinh vẫn có sự biến đổi, sự biến đổi ấy một phần do loài cây ưa sáng chèn ép và một phần do tác động của ngoại cảnh và hàng loạt nguyên nhân khác. Nhưng bản chất của quá trình tái sinh là sự kế thừa các thế hệ trước của rừng, do vậy mà khi biết kết quả tổ thành tái sinh sẽ có thể dự đoán và đánh giá được tình hình rừng trong tương lai, từ đó đề xuất được các biện pháp điều chỉnh tổ thành hợp lý. Qua điều tra, tổ thành cây tái sinh ở các ô nghiên cứu được mô tả ở bảng 4.13:

Bảng 4.13. Tổ thành cây tái sinh khu vực nghiên cứu



OTC


Vị trí

Mật độ/ô

Tổng số

loài

Số loài tham gia

TT


Công thức tổ thành

1

Sườn chân, hướng Bắc

63

19

8

2,22Dg+1,11Thr+1,11Tr+0,95Chx+0,6

3Lb+0,63Ng+0,63Sv-0,48Lx+2,22Lk


2

Sườn chân, Đông Nam


72


23


11

1,39Dg+0,97Thr+0,69Mc+0,69Tr

+0,69Tra+0,56Cn+0,56Sv+0,56Sui- 0,42Bl-0,42Chx-0,42Lb+2,64Lk


3

Sườn giữa, hướng Bắc


76


24


11

1,58Sv+1,32Dg+0,92Cht+0,66Mc

+0,66Tht+0,66Thr+0,53Tr-0,39Chx

-0,39Rr-0,39Thm-0,39Tr+2,11Lk






1,1Chn+0,85Cn+0,85Kn+0,73Dg

4

Sườn giữa,

Đông Nam

82

26

12

+0,73Tr+0,61Lxe+0,61Thr-0,49Mc

-0,49Vr-0,37Dga-0,37Ng-






0,37SV+2,44lK


5

Sườn đỉnh,

hướng Bắc

51

22

7

1,57Dg+1,57Mc+1,57Tr+0,78Cht

+0,78Thr-0,39Chn-0,39Lb +2,94Lk


6


Sườn đỉnh, Đông Nam


64


25


14

1,82Mc+1,45Tr+1,1Chn+1,1Dg+0,55K n+0,55Lb+0,55Thr-0,36Da-0,36Cn- 0,36Lx-0,36Ng-0,36Rr-0,36Sui-0,36

Tht+2,0 Lk


Cả khu vực


42


11

1,32Dg+0,91Tr+0,83Mc+0,76Thr+0,6

1Sv-0,44Chn-0,39Cn-0,34Chx-0,34 Cht-0,32Lb-0,32Ng+3,41Lk


Qua số liệu điều tra và qua công thức tổ thành cho ta thấy: Tổng số loài điều tra 42 loài với 11 loài tham gia vào tổ thành tái sinh bao gồm các loài Sồi dẻ, Trám, Máu chó, Thị rừng, Chò nâu, Cơm nguội...; Số loài điều tra được ở mỗi ÔTC biến động từ 19 đến 26 loài. Từ công thức tổ thành cây tái sinh và công thức tổ thành tầng cây cao ta nhận thấy rằng, hầu hết các loài tham gia công thức tổ thành tầng cây cao đều có cây con tái sinh trong công thức tổ thành cây tái sinh. Như vậy, trong tương lai lớp cây con này sẽ là thế hệ kế tiếp của rừng hiện tại.

* Mật độ và chất lượng cây tái sinh

Bảng 4.14. Mật độ và chất lượng cây tái sinh


OTC

Mật độ/ô


MËt

®é/ha

ChÊt l•îng sinh tr•ëng c©y t¸i sinh

Sè c©y tèt

Tû lÖ %

Sè c©y

trung b×nh

Tû lÖ %

Sè c©y xÊu

Tû lÖ %

1

63

5040

47

74,60

10

15,87

6

9,52

2

72

5760

59

81,94

6

8,33

7

9,72

3

76

6080

63

82,89

6

7,89

7

9,21

4

82

6560

68

82,93

8

9,76

6

7,32

5

51

4080

45

88,24

2

3,92

4

7,84

6

64

5120

50

78,13

7

10,94

7

10,94

Trung bình

5440

55,33

81,45

6,50

9,45

6,17

9,09


Mật độ cây tái sinh trung bình 5440 cây/ha, dao động thấp nhất 4080cây/ha ở ô tiêu chuẩn 05 và cao nhất ở ô tiêu chuẩn 04 với 6560 cây/ha. Với mật độ như ở khu vực nghiên cứu cho thấy mật độ tái sinh đạt mức độ trung bình, tuy nhiên điều khác biệt để đảm bảo tái sinh rừng thành công đó là tỷ lệ cây tái sinh sinh trưởng tốt lại rất cao, trung bình chiếm tới 81,45%, thấp nhất cũng đạt 74,6%.

* Phân cấp chiều cao và cây tái sinh có triển vọng

Bảng 4.15. Phân cấp chiều cao và cây tái sinh có triển vọng


OTC

Mật độ/ô

MËt

®é/ha

CÊp chiÒu cao (tÝnh cho 1ha)

C©y t¸i sinh cã triÓn väng

< 1m

1-2m

>2m

H>1,5m

Tû lÖ %

1

63

5040

1120

2640

1280

2800

55,56

2

72

5760

1600

2640

1520

2720

47,22

3

76

6080

1040

3840

1200

3040

50,00

4

82

6560

1120

4080

1360

3440

52,44

5

51

4080

480

2720

880

2560

62,75

6

64

5120

1120

2480

1520

2880

56,25


Từ bảng 4.15 có thể thấy rằng số lượng cây tái sinh có chiều cao từ 1m trở lên là rất lớn. Từ những cây tái sinh sinh trưởng tốt và có chiều cao lớn hơn 1,5m trở lên chúng tôi tính được lượng cây tái sinh có triển vọng cho từng vị trí nghiên cứu và đều cho kết quả cao với mật độ cây tái sinh có triển vọng dao động đều từ 2500 cây/ha trở lên. Với mật độ cây tái sinh có triển vọng này nếu được bảo vệ và áp dụng các biện pháp kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên thì tái sinh rừng thành công được bảo đảm.

4.5. Xu thế phát triển hệ thực vật Đền Hùng

Cũng như hầu hết các khu bảo tồn, rừng tại đền Hùng hiện nay gồm cả tự nhiên và rừng trồng. Song diện tích rừng tự nhiên ở đây còn lại quá ít (13,1/285ha) trên núi Nghĩa Lĩnh, chiếm khoảng 4% diện tích toàn khu vực. Hiện nay, các loài cây quý hiếm không còn nhiều, chủ yếu là nhóm gỗ 5,6, dưới


tán rừng là các loài cây bụi. Từ những năm 1990, khi bắt đầu có phong trào trồng cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong nhân dân thì rừng đã được trồng đại trà trên các diện tích đất trống. Trong rừng trồng gồm nhiều loài cây bao gồm các loài cây nhập nội như Bạch đàn, Xà cừ, Thông, Keo… nhưng rất hiếm cây bản địa, cây phong cảnh có giá trị. Nhìn chung chất lượng rừng và cấu thành loài cây chưa phù hợp và chưa đạt yêu cầu về cảnh quan của khu di tích. Tuy nhiên sau nhiều năm nỗ lực xây dựng và phát triển rừng, đến nay khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được phủ xanh với tập đoàn cây trồng đa dạng. Rừng nơi đây được xây dựng không chỉ nhằm hồi sinh cho hàng trăm ha đất đai do tình trạng tàn phá rừng cạn kiệt diễn ra trong quá khứ, mà còn nhằm tôn tạo vẻ đẹp cảnh quan mỹ lệ ngay tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Công cuộc xây dựng và phát triển rừng tại khu vực tiếp tục được đặc biệt quan tâm và ngày càng nâng lên ở tầm quan trọng mới. Hiện nay việc trồng rừng cây bản địa theo phương thức hỗn giao và hợp với quy luật tự nhiên và dần làm thay đổi môi trường cảnh quan sinh thái tại đây. Khu hệ thực vật Đền Hùng được bảo vệ với các hiện vật, các công trình kiến trúc. Tuy nhiên với tình hình dân sinh kinh tế, xã hội, cùng với đặc điểm khí hậu thuỷ văn, hiện tượng sâu bệnh hại, nhất là hiện tượng tổ mối đắp dọc thân cây, các bệnh sâu cuốn lá, vẽ bùa, bọ rệp ở các diện tích rừng mới trồng. Việc chăn thả gia súc, lấy củi, bẻ lộc, lễ hội, rác thải.. đã làm cho chất lượng rừng bị suy giảm cả về cả về hệ động thực vật, các diện tích hồ ao trong khu vự ít nhiều bị ô nhiễm. Điều đó gây không ít khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng khu di tích hiện nay.

Là một khu hệ tự nhiên bán nhân tạo, do đó cần phải duy trì một hệ sinh thái không đồng tuổi, nhiều tầng tán, có tính tự nhiên cao và có thể thay thế thế hệ cây già cỗi. Trong một số năm vừa qua Ban quản lý di tích Đền Hùng đã triển khai một số loài cây bản địa dưới tán rừng trồng với mục đích lâu dài nhằm thay thế và hướng rừng ở khu vực này gần với tự nhiên. Tuy nhiên, muốn tạo được


điều kiện đó được thuận lợi thì cần thiết phải có những tác động tích cực từ phía con người như trồng mới, chăm sóc, mở tầng tán trên, trồng hỗn loài để hạn chế sâu bệnh hại…để một hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì càng ổn định, bền vững.

Vấn đề được đặt ra hiện nay đó là những cây cổ thụ cần được quan tâm, xem xét thường xuyên nhằm hạn chế sâu bệnh hại, mối mục hoặc gió bão….để từ đó có các biện pháp tác động kịp thời tránh đỗ gãy ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc, cảnh quan của khu vực. Còn đối với cây di tích cần có biên pháp khoanh nuôi gìn giữ, bảo vệ cây tránh những nhân tố bất lợi, đồng thời phải có kế hoạch trồng thay thế cây mới khi cần thiết. Mặt khác, phải tăng cường các biện pháp chăm sóc xúc tiến cho việc tái sinh tự nhiên và tái sinh nhân tạo ở các khư vực xung quanh khu di tích.

4.6. Đề xuất một số giải pháp quản lý, chăm sóc nhằm gìn giữ và tôn tạo hệ thực vật tại khu di tích Đền Hùng một cách bền vững.

Đứng trước những hiện trạng trên của hệ thực vật di tích lịch sử Đền Hùng, để bảo tồn và gìn giữ một khu hệ thực vật theo đúng ý nghĩa vốn có của nó thì cần thiết phải có những giải pháp về mặt tổ chức, cảnh quan, tài chính – kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh… tác động kịp thời, nhanh chóng khôi phục lại những gì đã mất, đang và sẽ bị suy thoái, bảo vệ và gìn giữ lâu dài những gì đang có, tôn tạo kịp thời cho tương xứng với vị trí quan trọng, linh thiêng của khu di tích.

Cây xanh cũng có những quy luật sinh trưởng, phát triển và diễn thế riêng không giống như những hiện vật bảo tàng tĩnh khác. Quần thể cây xanh có tái sinh, có cạnh tranh nhau về sinh trưởng và phát triển, bệnh tất, già cỗi, chết và cứ như vậy chu trình xảy ra cho các thế hệ tiếp nối nhau. Tuy nhiên, quá trình đó cây cũng đã phải chịu nhiều tác động có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của mỗi cá thể. Việc đầu tư, tôn tạo hệ thống cây xanh trong khu di tích là

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí