Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 2


dẫn dắt rừng cây bản địa hình thành cấu trúc gần với tự nhiên. Trồng dặm kết hợp với chăm sóc cây bản địa, xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và tạo độ phì cho đất, chọn loài cây trồng phù hợp và xúc tiến tái sinh rừng thành công kết hợp với trồng bổ sung các loài cây bản địa trong đó ưu tiên những loài cây điển hình cho khu vực Đền Hùng như Chò nâu, Trám, Đinh, Lát hoa, Dẻ, Vù hương.

Dự án về Tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học của động vật trong khu di tích lịch sử Đền Hùng của tác giả Phạm Bá Khiêm cùng các đồng sự (1998), trong đó tác giả cũng đã đưa ra được sự đa dạng về các mặt động thực vật, các biện pháp cũng như các giải pháp mang tính khoa học, cơ cấu về tổ chức quản lý, các đặc trưng nhất của khu hệ… đã góp phần làm tăng tính phong phú của khu hệ, làm rò thêm về lịch sử di tích Đền Hùng.

Mặc dù đã có những nghiên cứu của một số tác giả về khu hệ thực vật ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, nhưng những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở tính định hướng, gợi suy và một số kết quả nghiên cứu mang tính tổng hợp. Bởi vậy, việc nghiên cứu và phát triển đề tài này có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo tồn và tôn tạo và phát triển khu hệ thực vật nơi đây nhằm tạo nơi đây thành khu di tích, du lịch, cảnh quan sinh thái mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng cao cả của dân tộc Việt Nam.


CHƯƠNG 2

MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu tính đa dạng sinh học của hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng và tình hình cây di tích, cây cổ thụ, xem xét hiện trạng hệ thực vật, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động nhằm kéo dài tuổi thọ của cây, gìn giữ và tôn tạo hệ thực vật này.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Khu hệ thực vật di tích, đặc biệt là các cây cổ thụ, cây di tích tại khu rừng tự nhiên và một số loài cây lâm nghiệp được trồng trong khu vực.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn trong phạm vi vùng lòi của khu di tích. Với diện tích 32ha bao gồm các công trình kiến trúc, di tích văn hoá, khu bảo tồn với rừng tự nhiên (nhưng hiện nay chỉ còn 13,1ha rừng tự nhiên nằm trên núi Nghĩa Lĩnh). Đề tài tập trung nghiên cứu và tìm hiểu tính đa dạng và giá trị cảnh quan, sinh thái, văn hoá, những biện pháp tác động nhằm phát triển bền vững khu di tích tại thời điểm hiện tại và cho tương lai.

2.4. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Điều tra quần thể thực vật tại khu hệ thực vật di tích lịch sử Đền Hùng.

Kế thừa các tài liệu đã có và điều tra bổ sung, nhằm tìm hiểu tính đa dạng sinh học trong khu vực. Tìm hiểu và xác lập được danh mục các loài thực vật, danh mục cây cảnh, cây cổ thụ và cây di tích. Các biện pháp chăm sóc cây cổ và cây di tích.


2.4.2. Tìm hiểu tình hình sinh trưởng, phát triển của khu hệ thực vật tại hai khu vực (I và II), tác dụng của nó đối với cảnh quan nơi đây.

2.4.3. Ảnh hưởng của yếu tố con người đến việc duy trì tính ổn định cảnh quan, sinh thái tại khu di tích này.

2.4.4. Nghiên cứu và đề xuất những biện pháp quản lý, chăm sóc, tôn tạo và bảo vệ cây xanh, c©y cæ vµ c©y di tÝch tại khu vực.

2.4.5. Đánh giá sơ bộ hiện trạng rừng hỗn loài tại khu rừng tự nhiên và biện pháp bảo vệ.

2.5. Phương pháp nghiên cứu.

2.5.1. Quan điểm phương pháp luận

Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp có ý nghĩa rất lớn đến kết quả nghiên cứu của bất cứ một đề tài nào. Để lựa chọn được phương pháp thích hợp thì phải căn cứ vào nhiều yếu tố như đối tượng nghiên cứu, các điều kiện khác liên quan như phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, đồng thời với việc tiếp thu, tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước.

Khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng mang một đặc điểm của một khu hệ thực vật tự nhiên bán nhân tạo. Do đó mà đề tài vận dụng nguyên lý cảnh quan sinh thái học để nhìn nhận một cách tổng quan trong việc điều tra, đấnh giá đặc điểm khu hệ thực vật di tích lịch sử này.

Cảnh quan sinh thái học là khoa học nghiên cứu kết cấu, công năng biến hoá của cảnh quan và quản lý, quy hoạch cảnh quan. Cảnh quan sinh thái học là môn học tổng hợp, cơ sở lý luận của nó là chỉnh thể luận.

Để duy trì cảnh quan ổn định cần:

- Tăng cường tính dị chất cảnh quan, là vận dụng và tăng cường trồng rừng hỗn loài, phát huy tác dụng của rừng phòng hộ.


- Tăng cường tính đa dạng sinh học.

Tự nhiên là thể tổng hợp của các cảnh quan di chất, hay nói cách khác không có cảnh quan nào là hoàn toàn đồng chất trong tự nhiên. Lý luận cảnh quan sinh thái học đã phản ánh quy luật nội tại trong tự nhiên. Trong tự nhiên thực vật rất phong phú về thành phần loài và đa dạng về hình thái. Chúng tồn tại và phát triển trong các kiểu rừng khác nhau, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố hoàn cảnh trong thời gian dài. Vì vậy các đặc tính của cây chỉ có thể được phát hiện chính xác và đầy đủ khi tìm hiểu chúng trên quan điểm động và trong mối liên hệ nhiều bên như: Thực vật với thực vật, thực vật với hoàn cảnh.

Thực vật và hoàn cảnh có mối liên hệ hữu cơ không tách rời mà thống nhất cùng tồn tại trong hệ sinh thái. Các mối quan hệ qua lại giữa các loài là sự cạnh tranh hay hỗ trợ nhau về không gian sống, quá trình này diễn ra phức tạp không ngừng thay đổi theo thời gian, không gian và theo chiều hướng diến thế của hệ sinh thái rừng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của rừng, đặc biệt là nhân tố cấu trúc rừng (loài cây, tuổi cây …). Đối với những loài cây gỗ có tuổi thọ cao, kích thước lớn, những cây đặc biệt như cây di tích được nghiên cứu, xem xét từ hình thái thân, cành, lá, hoa, quả (nếu có), hiện trạng sinh trưởng và phát triển của cây đồng thời kết hợp với những tài liệu liên quan đến nó.

Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của một hệ sinh thái rừng, biểu hiện tái sinh rừng là sự xuất hiện của một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, những khoảng trống ở trong rừng, đất rừng sau khai thác, đốt nưng làm rẫy. Vai trò của lớp cây tái sinh này là thay thế thế hệ cây già cỗi.

Bởi vậy, trong tất cả các vấn đề nghiên cứu cần đứng trên quan điểm động, lấy cái hiện tại để đánh giá và định hướng xu thế phát triển cho tưong lai. Lấy cái cố định để phán đoán cái biến động.


2.5.2. Ngoại nghiệp

2.5.2.1. Thu thập tài liệu cơ bản

Có sự kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các tài liệu tham khảo về các vấn đề nghiên cứu của các tác giả.

2.5.2.2. Điều tra tổng thể, xác định đối tượng nghiên cứu.

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tiến hành đi khảo sát, điều tra tại một số khu vực. Thống kê tất cả các loài thực vật gặp trong khu hệ đó, đồng thời đánh dấu những cây cổ thụ và cây di tích.

2.5.2.3. Phương pháp thu thập hiện trạng các loài cây

* Xác định hiện trạng cây:

Tiến hành điều tra ở các OTC đại diện điển hình (chân, sườn, đỉnh) tại khu vực vùng lòi của khu di tích đền Hùng.

Sử dụng phương pháp điều tra tổng thể, quan sát khi phát hiện những hiện tượng đặc biệt của cây trong khu vực như bị sâu bệnh hại, mối, nấm, tầm gửi….tiến hành lấy mẫu riêng, ghi chép, đánh dấu cây trên bản đồ.

- Đo dường kính ngang ngực thân cây (D1.3(cm)) được đo bằng thước kẹp kính với độ chính xác tới mm, đo theo hai hướng Đông Tây – Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn(m)) được đo bằng thước Blumeleiss với độ chính xác đến dm. Chiều cao vút ngọn của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng.

- Đường kính tán lá (Dt(m)) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng nằm ngang theo hai hướng Đông Tây – Nam Bắc, sau đó tính trị số bình quân.

- Xác định độ tàn che: Độ tàn che được xác định theo ô tiêu chuẩn (ÔTC). Tại mỗi điểm trong ÔTC xác định độ tàn che nếu thấy tán lá tầng cây cao che kín


thì điểm đó ghi số 1, nếu không có gì che lấp thì ghi số 0, nếu những điểm còn nghi ngờ thì ghi 1/2. Ngoài ra độ tàn che còn được xác định thông qua phẫu đồ rừng.


đây;

Kết quả đo được thống kê vào phiếu đièu tra tầng cây cao theo mầu dưới


Mẫu biểu điều tra tầng cây cao


STT

ÔTC

Tên cây

D1.3 (cm)

Hvn (m)

Dt (m)

Ghi chú

Đ-T

N-B

















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 2

* Điều tra cây tái sinh:

Cây tái sinh là những cây gỗ còn non, sống dưới tán từ giai đoạn cây mạ cho đến khi chúng bắt đầu tham gia vào tầng tán rừng. Chúng tôi tiến hành thống kê tất cả cây tái sinh vào phiếu điều tra ở những khu vực có cây tái sinh theo bảng dưới đây

Mẫu biểu điều tra cây tái sinh


TT

¤DB

Tªn c©y

Hvn

(m)

Ph©n cÊp chÊt l•îng

Ghi

chó

Tèt

TB

XÊu


















Trong đó;

+ Cây tốt: Là những cây thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại.

+ Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển kém, sâu bệnh.

+ Cây trung bình là những cây còn lại.


- Phân cấp cây tái sinh theo cấp chiều cao: Thống kê số lượng cây tái sinh theo ba cấp chiều cao: dưới 1.0m; 1.0 - 2.0m; trên 2.0m.

- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo.

* Điều tra cây cổ, cây di tích.

Điều tra đo đếm ngoài thực địa, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương và các chuyên gia.

2.5.3. Nội nghiệp

2.5.3.1. Phương pháp xác định tên và lập danh lục

Trên cơ sở các tài liệu đã có, sau khi đi điều tra so sánh đối chiếu nếu thấy cần thiết bổ xung thì tiến hành thu thập mẫu.

Các tiêu bản mới thu thập được tiến hành phân loại và so sánh với các tài liệu đã có, còn những mẫu chưa biết hoặc còn nghi ngờ tiếp tục được phân tích theo nguyên tắc từ tổng thể bên ngoài đến bên trong, từ đặc điểm lớn đến đặc điểm nhỏ, có thể tham khảo từ các chuyên gia.

Còn loại nào chưa xác định được tên khoa học thì xếp vào yếu tố chưa xác định. Sau khi xác định được tên loài, tên họ, ý nghĩa nguồn gốc ta tiến hành lập danh lục theo nguyên tắc theo vần ABC.

2.5.3.2. Phương pháp đánh giá hiện trạng cây.

Trên cơ sở những cây cổ thụ và cây di tích đã được đánh dấu trong quá trình điều tra tổng thể, xem xét và thu thập những mẫu bị sâu bệnh hại, xác định tên sâu, bệnh. Đồng thời trong quá trình điều tra ghi chép những hiện tượng ảnh hưởng đến sinh trưởng và pháp triển của cây như rỗng ruột, thối mục, bị chín ép….

2.5.3.3 Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của khu hệ thực vật.

a. Cấu trúc tổ thành:


Cấu trúc tổ thành được đề cập tới sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng nói tới là loài cây. Tổ thành thực vật là tỷ lệ của loài cây hay nhóm loài cây chiếm trong QXTV rừng. Hệ số tổ thành của các loài cây thường được xác định theo số cây hoặc theo tiết diện ngang. Công thức biểu thị hệ số tổ thành của các loài cây được gọi là công thức tổ thành. Trên quan điểm sinh thái người ta thường xác định tổ thành tầng cây cao theo số cây, còn trên quan điểm sản lượng người ta xác định tổ thành theo tiết diện ngang hoặc theo trữ lượng.

Để xác định tổ thành cây gỗ, đề tài lựa chọn phương pháp xác định theo số cây gỗ tham gia vào cấu trúc khu hệ thực vật.


Trong đó :

Ki = Ni 100

N

(2.1)

Ki : Hệ số tổ thành loài thứ i

Ni : Số lượng cá thể của loài thứ i N : Tổng số cá thể điều tra

Công thức tổ thành: Biểu thị tần số xuất hiện của một loài cây nào đó trong tổng số cây điều tra: Loài tham gia vào công thức tổ thành được xác định như sau:

Ở mỗi địa điểm điều tra, tiến hành xác định số cây trung bình/loài cho cả địa điểm, những loài cây nào có hệ số cây lớn hơn hoặc bằng hệ số cây trung bình tính toán thì được viết vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành được viết theo nguyên tắc kỹ thuật lâm sinh.

b. Mật độ

Cấu trúc mật độ là chỉ tiêu biểu thị số lượng cá thể của từng loài hoặc của tất cả các loài tham gia trên một diện tích đất (thường là 1ha), phản ánh mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng và vai trò của các loài trong QXTV rừng.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí