Công thức xác định mật độ như sau:
Trong đó:
N/ha =
n 10000
So
(2.2)
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 1
- Nghiên cứu hệ thực vật tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này - 2
- Danh Mục Những Họ Thực Vật Chính Có Số Loài Lớn Hơn 6
- Danh Lục Thực Vật Trong Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng
- Nguyên Nhân Của Sự Xuống Cấp Một Số Cây Cổ, Cây Di Tích
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
N/ha: Mật độ cây tính trên ha
n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC So: Diện tích OTC (m2)
c. Kết cấu tàn che của rừng
Xác định hệ số chờm lợp có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự tận dụng không gian dĩnh dưỡng của cây, đồng thời đây cũng là căn cứ để tiến hành chặt nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Dựa vào kết quả điều tra, tính được đường kính tán trung bình của một cây, từ đó tính được diện tích tán bình quân của một cây và tổng diện tích tán cho 1ha theo các công thức sau:
- Tính diện tích tán cây:
Trong đó:
D 2TTB
Sc = 4
(2.3)
Sc: Diện tích tán của 1 cây
DTTB: Đường kính tán trung bình của 1 c©y
= 3,1416
- Tính tổng diện tích tán cây trên 1 ha:
Trong đó:
Sc Sc N
(2.4)
N: Mật độ cây lớn/ha
- Tính hệ số chờm lợp tán cây
Trong đó:
K SLL
SThuc
(2.5)
SLL: Tỷ lệ che phủ của tán cây nếu như các tán cây không bị chờm lợp và
được tính theo công thức:
SSLL
Sc
10000
(2.6)
SThực: độ tàn che thực tế
2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật di tích Đền Hùng
2.6.1. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh
2.6.2. Giải pháp về quy hoạch cảnh quan
2.6.3. Giải pháp về tăng cường tài chính và khoa học kỹ thuật
2.6.4. Giải pháp về tổ chức
CHƯƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm ở xã Hy Cương – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ, cách Thành phố Việt Trì 12km trên đường quốc lộ số 2 về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý: 21025’10” Vĩ Độ Bắc, 105034’58” Kinh Độ Đông
Phía Đông giáp quốc lộ số 2, phía Nam giáp xã Tiên Kiên, phía Tây Bắc là đường mòn từ quốc lộ số 2 qua Gò Guộc, cắt đường sắt Hà Nội – Lào Cai trong phạm vi hai ga Phú Đức, Tiên Kiên.
3.1.2. Địa hình
Địa hình ở đây thể hiện rất rò những nét đặc trưng vùng trung du đồi núi thấp xen kẽ với các thung lũng, ruộng bậc thang. Độ dốc trung bình từ 20 – 270, nơi dốc nhất là 430. Độ cao trung bình từ 50 – 54m so với mặt nước biển. Đỉnh cao nhất là đỉnh Nghĩa Lĩnh với độ cao là 178m so với mặt nước biển.
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn
Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Việt Trì, khí hậu khu vực Đền Hùng mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam – thuộc khí hậu Á nhiệt đới gió mùa. Mỗi năm chia thành hai mùa rò rệt là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa và chiếm khoảng 70 – 80% lượng mưa trong cả năm. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường ít mưa và có gió lạnh.
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,10C
+ Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất là: 28,30C vào tháng 6 và tháng 7.
+ Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất là 15,70C vào tháng 1.
- Độ ẩm:
+ Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm là 82 – 84%
+ Độ ẩm trung bình cao nhất 85 – 87% (vào tháng 3- 4)
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất 79 – 81% (vào tháng 11, 12 đến tháng 01 năm sau)
- Mưa:
+ Mưa chủ yếu vào mùa nóng, thỉnh thoảng có mưa đá. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7,8 với tổng lượng mưa trung bình năm là 1,850mm.
+ Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 382,5mm (tháng 7)
+ Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là 24,9mm (tháng 12)
- Gió:
Gió bị phân hướng do điều kiện địa hình tự nhiên. Gió chủ đạo trong khu vực là Đông - Đông Nam và gió Tây Bắc với tần suất đáng kể.
+ Tốc độ gió trung bình năm là: 1,8m/S
+ Tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất là: 2,4m/S (tháng 4)
+ Tốc độ gió mạnh nhất: 40m/S tháng 6)
3.1.4. Điều kiện đất đai.
Dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất, theo tài liệu của trạm nông hoá thổ nhưỡng (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Vĩnh Phú (cũ), đất đai khu vực Đền Hùng gồm ba loại chính :
- Đất Feralit phát triển trên đá Gnai, chiếm diện tích khoảng 137,27 ha (87,3% ).
- Đất dốc tụ 5,09ha (2,3% ).
- Đất Feralit xói mòn trơ sỏi đá với diện tích 22,9ha (10,37%)
Do nguồn gốc của đá mẹ nên đa số diện tích đất đồi khu vực Đền Hùng có thành phần cơ giới là thịt nhẹ hoặc thịt trung bình.
Đất trong khu vực nghiên cứu đã bị phong hoá mạnh, tầng đất màu bị rửa trôi và xói lở. Diện tích đất bị xói mòn mạnh chiếm khoảng 54,82% . Mức độ xói mòn phụ thuộc vào độ dốc và có thể bị hạn chế nhờ lớp che phủ thực vật và phương thức canh tác nông nghiệp của người dân. Tuy nhiên, đất trong khu vực này thường thiếu nước vào mùa khô.
* Về lý tính : Đất xấu, tầng đất mỏng.
* Về hoá tính: Đất nghèo mùn, nghèo đạm, lân dễ tiêu nghèo đến rất nghèo. Kali tổng số và dễ tiêu từ nghèo đến trung bình. Đất có độ chua cao, pH(KCL) từ 4,1 đến 4,5 .
3.2. Điều kiện xã hội .
Phạm vi dự án tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng được Thủ Tướng chính phủ phê duyệt có tổng diện tích 1.625ha gồm ba khu: khu I và khu II là 285ha, khu III là 1.340ha.
Tổng số dân của ba khu là 85.306 người. Điều kiện kinh tế, nông nghiệp là nguồn sống chính trong đó trồng trọt chiếm vai trò quan trọng. Đời sống nhân dân còn nghèo, nghề phụ không phát triển ngoại trừ xã Hy Cương có nghề sơn mài truyền thống nhưng không được duy trì phát triển. Ngoài ra còn một số hộ gia đình nuôi tằm tơ và ong mật.
Về mặt dịch vụ: ở hai khu I và II, dịch vụ của hai thôn chỉ thực sự sôi động vào các dịp lễ hội hàng năm. Thu nhập bình quân khoảng 500.000 đến
1.000.000 đ/hộ/năm. Tuy nhiên các dịch vụ trên vẫn còn manh mún, giản đơn và cho người dân thu nhập thấp.
3.3. Trạng thái khu hệ thực vật di tích Đền Hùng
Nước ta ở thuộc khí hậu nhiệt đới, bốn mùa cây cỏ xanh tươi. Do đó mà vai trò của thế giới màu xanh càng có ý nghĩa lớn lao gấp bội. Rừng từ lâu đã trở thành người bạn gần gũi gắn liền với đời sống và tình cảm của con người Việt Nam, không chỉ là đời sống thường nhật mà cả trong đời sống tâm linh. Bao đời nay, các thiết chế văn hoá của người Việt Nam như: đình, chùa, đền, miếu….. đều gắn liền với thiên nhiên. Các di tích văn hoá Việt Nam đã hòa quyện vào thiên nhiên, được thế giới màu xanh đó che trở, bao bọc và trong sự tiềm ẩn chung ấy, khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng cũng nằm trong vành đai xanh kỳ diệu ấy. Những năm 70 của thế kỷ XX, vành đai xanh đó đã được Chính Phủ ra quyết định khoanh vùng bảo vệ. Năm 1994, Chính Phủ lại có quyết định phê duyệt tổng thể khu di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng. Diện tích quy hoạch là 1.625 ha, nằm trên địa bàn 6 xã: Hy Cương, Chu Hoá, Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), Phù Ninh, Kim Đức thuộc huyện Phù Ninh) và xã Vân Phú (thuộc thành phố Việt Trì). Diện tích vùng rừng theo quy hoạch được chia thành ba khu vực bảo vệ, trong đó:
Khu I: Bao gồm toàn bộ núi Nghĩa Lĩnh, gồm khu vực Đền và rừng thứ sinh bao quanh có diện tích 32 ha. Nơi đây được coi là đất phát tích, là cái nôi của dân tộc Việt Nam. Đây còn được gọi là khu bảo tồn, tôn tạo di tích.
Khu II: Vùng bảo vệ cảnh quan khu di tích có diện tích 253 ha bao quanh khu vực I. Đây là khu chỉnh trang, xây dựng các công trình tưởng niệm, công trình văn hoá, du lịch nhằm tôn tạo khu vực di tích và phục vụ yêu cầu lễ hội. Khu I và II là khu rừng cấm Quốc gia bảo vệ di tích lịch sử Đền Hùng.
Khu III: Là vùng đệm với diện tích 1.340 ha gồm 6 xã: Hy Cương, Kim Đức, Phù Ninh, Chu Hoá, Tiên Kiên, Vân Phú. Đây là khu đệm tạo thắng cảnh thiên nhiên và bảo vệ môi trường khu di tích lịch sử Đền Hùng.
Theo hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của GS.TS Thái Văn Trừng, rừng trong khu bảo tồn thuộc kiểu “Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa đai thấp” ở miền Bắc Việt Nam với hai kiểu phụ [1]:
- Rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt trên sườn, đỉnh núi đất: Với diện tích đất nhỏ 13,1ha nằm ở sườn và đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
- Rừng trồng trên đồi núi thấp xung quanh khu rừng tự nhiên, quanh làng xóm, trên nương rẫy bỏ hoá. Bao gồm rừng trồng Thông hoặc Bạch đàn và vườn cây ăn quả được hình thành sau nương rẫy và ở các khu vực bị chặt phá quá mạnh không còn khả năng tự phục hồi. Rừng trồng theo mục đích cung cấp nguyên liệu giấy và lấy gỗ củi, hoặc trồng vườn cây ăn quả nên rất đơn độc về loài và hiệu quả sinh thái bị hạn chế, đất đai ít được cải thiện.
Tóm lại: Rừng trong khu bảo tồn có hai kiểu chính, rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt và rừng trồng nhân tạo Bạch đàn, Thông.
Rừng thường xanh trên núi Nghĩa Lĩnh tuy thuộc loại rừng nghèo, tầng tán cây bị phá vỡ, mật độ cây lớn thấp, trữ lượng rừng thấp, tái sinh tự nhiên yếu nhưng trong thành phần có nhiều loài cây phân bố, cây cối phát triển có chiều hướng tốt. Quần thụ thực vật: Chò Nâu, Bồ Nầm, Trám trắng, Đại Phong Tử, Hồng Pháp, Lim xẹt,... là quần thụ phổ biến ở đây. Ngoài quần thụ điển hình kể trên, trong rừng còn có một số loài cây gỗ quý có phân bố như: Lim xanh, Đinh thối, Trầm hương, Sưa, ... Do vậy mà rừng thường xanh trên sườn, đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cần thiết phải được gìn giữ, đầu tư phát triển cho hiện tại và cho tương lai.
3.4. Những tác động ảnh hưởng đến hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng
Hệ thực vật khu di tích lịch sử Đền Hùng thường xuyên phải chịu tác động từ nhiều phía. Theo số liệu thống kê sơ bộ điều tra trên tuyến và ô tiêu chuẩn
điển hình tháng 4-5 năm 1998, của “Dự án nghiên cứu tài nguyên thực vật – Ph¹m Bá Khiêm và đồng sự” đã phát hiện, giám định và lập danh lục cho 458 loài thực vật có mạch, thuộc 131 họ, 328 chi và 5 nghành thực vật (trong đó có tới 11 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và 204 loài cây có tác dụng làm thuốc đã khẳng định đây là một khu vực khá phong phú về thành phần loài có giá trị cao về đa dạng sinh học [13]. Điều đó cho thấy, tuy diện tích rất nhỏ so với các khu bảo tồn và các Vườn Quốc Gia nhưng thực vật ở khu vực Đền Hùng khá phong phú về loài cây. Trong đó có một số loài điển hình cho vùng Trung Du núi đất Phú Thọ, như các loài: Chò Nâu, Bồ Nầm, Hồng Pháp, Đại Phong Tử luôn đi kèm nhau trong khu phân bố. Hệ thống cây xanh ở đây có tuổi thọ cao, đường kính tán lớn nên đã có một số khu vực do mưa bão làm gãy, đỗ, chết do mối hay mục gốc. Hiện tượng cây gãy cành, thân thường xuyên xảy ra sau những cơn bão lớn.
Với đặc điểm là một khu hệ tự nhiên bán nhân tạo nên ngoài những ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu,… thì thực vật ở đây còn chịu những tác động lớn của yếu tố con người đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và môi trường sống của chúng.
Đầu tiên phải kể đến là nhu cầu xây dựng của con người. Khi khu di tích được xây dựng thì phải tiến hành làm đường, quy hoạch tổng thể lại toàn bộ cho từng khu vực… Do đó mà đã ít nhiều chặt bỏ đi một số lượng lớn các loài cây gỗ, cây có tuổi thọ cao, đã phá vỡ đi kết cấu tự nhiên vốn có của hệ thực vật tại đây.
Hàng năm, vào ngày Quốc Giỗ hàng nghìn lượt người Việt Nam đã đến với khu di tích để thăm quan, giải trí, lễ hội. Đa số họ đều có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường chung, song bên cạnh đó vẫn còn một số khách du lịch thiếu ý thức khi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định. Nhận thấy việc bảo vệ, gìn