Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần/ Tổng Tài Sản Có Sinh Lợi (Nim).


3.3.1.3. Thực trạng khả năng sinh lợi

Với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào, lợi nhuận cũng là mục đích cuối cùng cần đạt được. Mặc dù là loại hình tổ chức kinh doanh có tính đặc biệt, nhưng cũng như các tổ chức kinh doanh khác, lợi nhuận là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ một NHTM nào. Nếu căn cứ vào số liệu công bố của các ngân hàng thì những kết quả mà các NHTMCP đạt được cũng đáng ghi nhận, tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tài sản của các NHTMCP cao hơn so với mặt bằng chung toàn hệ thống và với nhóm NHTMNN. Tuy nhiên, theo số liệu công bố của NHNN thì mức sinh lợi của các NHTMCP lại thấp hơn so với khối NHTMNN và toàn hệ thống trong giai đoạn 2016-2018. Điều này cho thấy tình trạng thiếu chính xác về con số nợ xấu do các NHTMCP đánh giá. (Bảng 3.31).

Bảng 3.31. Tỷ lệ ROE, ROA của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018



NHTMCP

Tỷ lệ ROE (%)

Tỷ lệ ROA (%)

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2013

2014

2015

2016

2017

2018

1.NHTMCP lớn

20,67

20,39

20,76

8,28

8,33

7,34

1,88

1,62

1,48

0,65

0,71

0,6

2.NHTMCP vừa

13,97

16,27

12,3

7,02

5,1

4,42

1,76

1,47

1,01

0,62

0,39

0,32

3.NHTM nhỏ

9,48

11,35

9,81

5,93

3,93

3,74

1,36

1,50

1,46

0,94

0,6

0,43

Trung bình 3 nhóm

17,23

17,79

16,66

7,58

6,76

5,99

1,79

1,57

1,34

0,67

0,59

0,49

NHTMCP*

-

-

-

5,1

3,6

4,64

-

-

-

0,49

0,31

0,4

NHTMNN*

11,4

11,63

13,42

10,34

7,93

6,92

0,82

0,83

1,36

0,79

0,67

0,53

Toàn HTTCTD

10,4

10,27

11,89

6,31

5,18

5,49

0,97

0,92

1,09

0,62

0,49

0,51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 15

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả


* Số liệu báo cáo của NHNN từ 2016-2018

Nếu xét mức trung bình về tỷ lệ sinh lợi ROE của 3 nhóm NHTMCP trong giai đoạn 2013-2017 thì năm 2014 có tỷ lệ cao nhất, sau đó có xu hướng giảm và đặc biệt giảm mạnh trong năm 2016 - 2018. Đối với chỉ tiêu ROA lại có xu hướng giảm dần đều, mức cao nhất đạt được vào năm 2013, sau đó cũng giảm mạnh trong năm 2016- 2018.

Sở dĩ mức ROE cao nhất trong năm 2014 nhưng năm 2014 tỷ lệ ROA lại giảm so với 2013 là vì tốc độ tăng của tổng tài sản trong năm này cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (Như đã phân tích ở nội dung quy mô tổng tài sản) đã khiến có sự trái chiều của hai chỉ tiêu.

Trong các nhóm NHTMCP, nhóm NHTMCP lớn có mức sinh lợi so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là cao nhất và khá ổn định. Với quy mô lớn hơn nên những NHTMCP lớn có lợi thế về huy động vốn cũng như cho vay và các hoạt động kinh doanh khác. Mặt khác, với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và tài sản thấp hơn nên mức sinh lợi vốn chủ sở hữu và tài sản của nhóm ngân hàng này luôn cao hơn rất nhiều so với nhóm các NHTM vừa và nhỏ.

Nếu so sánh về khả năng sinh lợi của các NHTMCP qua chỉ tiêu ROA, ROE với các NHTM trong khu vực thì các NHTMCP Việt Nam ở mức thấp hơn nhiều (Phụ lục 2). Mức trung bình chung trong năm 2013 - 2018 chưa đảm bảo độ ổn định và an toàn theo khung CAMEL, trong đó ở nhóm các NHTMCP nhỏ, hầu hết các ngân hàng được khảo sát thì chỉ số ROE trong suốt giai đoạn 2013-2018 và ROA từ 2016-2018 đều dưới mức ngưỡng an toàn theo khung CAMEL.

Nếu đánh giá khả năng sinh lợi của các NHTM qua tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) thì tỷ lệ này của các NHTMCP biến động theo chiều hướng của lãi suất vay. Điều này cho thấy, nhóm các NHTMCP lớn có sự khắt khe hơn khi lựa chọn khách hàng vay, trong khi các NHTMCP nhỏ thường hướng tới những khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay khách hàng cá nhân mà có sự chấp nhận rủi ro cao. (Bảng 3.32)

Bảng 3.32. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản có sinh lợi (NIM).

(ĐV %)


Ngân hàng

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

2,32

2,38

3,15

3,05

2.69

2,46

NHTMCP vừa

2,38

2,2

2,66

2.83

2,25

1,72

NHTMCP nhỏ

2,67

2,95

4,09

4,10

2,91

2,59

Trung bình

2,37

2,46

3,28

3,35

2,45

2,37

Nguồn: Tác giả tính toán từ cáo tài chính của 31 NHTMCP


3.3.1.4. Thực trạng khả năng thanh khoản

Phân tích khả năng thanh khoản là đánh giá khả năng trả các món nợ của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như khả năng thanh khoản trên tổng tài sản, trên tài sản ngắn hạn, khả năng đảm bảo tiền gửi và dư nợ trên tổng tiền gửi. Các chỉ tiêu này càng lớn cho thấy khả năng thanh khoản của các ngân hàng là tốt và ngược lại.

Trước hết là, tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản

Chỉ số này được xác định thông qua số liệu trên báo cáo tài chính hằng năm, chỉ tiêu được sử dụng là tổng giá trị tài sản ngắn hạn và tổng tài sản của NHTMCP Việt Nam.

= x 100

Tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản

Giá trị tài sản ngắn hạn Tổng tài sản


Sau đây là kết quả của chỉ tiêu này trong giai đoạn từ 2013 đến 2018 của hệ thống NHTMCP Việt Nam.

Bảng 3.33. Tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản

(ĐV %)


Nhóm NHTMCP

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

82,10

73,28

79,70

69,85

70,07

78,00

NHTMCP vừa

83,93

72,65

69,62

68,87

72,04

75.57

NHTMCP nhỏ

92,28

86,41

78,45

84,02

77,84

78,59

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Thực trạng thanh khoản của các NHTMCP còn thể hiện ở tỷ lệ dư nợ cho vay so với vốn huy động (Bảng 3.34)

Bảng 3.34. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với vốn huy động*


(ĐV %)


Nhóm NHTMCP

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

71,10

71,28

69,70

69,84

70,00

75,00

NHTMCP vừa

81,93

72,64

69,61

67,87

62,04

65.57

NHTMCP nhỏ

92,28

87,41

88,44

84,00

77,84

78,59

Trung bình 3 nhóm

73,56

72,47

70,76

70,75

68,28

68,35

Toàn hệ thống TCTD

104,5

101,3

116

86,22

84,71

78

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả



* Số liệu vốn huy động chỉ bao gồm huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Căn cứ vào số liệu trên bảng 3.31 cho thấy tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động trung bình của cả 3 nhóm dao động từ trên dưới 70%, thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn hệ thống. Năm 2016 – 2017 tỷ lệ dư nợ so với vốn huy động theo công bố của NHNN có giảm nhiệt hơn so với giai đoạn trước, nhưng vẫn duy trì ở mức cao trên 80%. Mức chung cao do việc duy trì tỷ lệ cao tại các NHTMNN, như năm 2016- 2017, tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động của khối NHTMNN là 94,58%và 94,62% (so với tỷ lệ của toàn bộ hệ thống NHTMCP là 70,75% và 68,28% ).

Trong các nhóm NHTMCP, nhóm NHTMCP nhỏ có tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động luôn cao nhất với tỷ lệ trên 80% qua các năm 2013- 2016, tuy có giảm vào năm 2017-2018 nhưng vẫn ở mức cao nhất so với nhóm các NHTMCP lớn và vừa. (Bảng 3.35)

Bảng 3.35. Tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động một số NHTMCP 2012-2018

(ĐV %)


NHTMCP

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

HDB

106,8

90,22

101,11

109,67

110,9

100,04

81

TPB

88,9

87,21

94,36

85,63

104,95

65,72

68,1

NVB

119

100,42

91.05

91,47

83,18

98,59

81,62

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

3.3.1.5. Thực trạng chất lượng quản lý

Chất lượng quản lý được đo lường trên nhiều chỉ tiêu như về chính sách, về quản lý thông tin, chế độ kiểm soát.., tuy nhiên, theo mô hình Camels, kết quả cuối cùng của chất lượng quản lý chính là tỉ lệ chi phí hoạt động/ tổng tài sản. Chính vì lý do đó, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu: Tỷ lệ chi phí hoạt động để đo lường chất lượng quản lý, chỉ tiêu này càng nhỏ và các yếu tố khác không đổi cho thấy chất lượng quản lý càng tốt và ngược lại.

Chỉ số này được xác định thông qua số liệu trên báo cáo tài chính hằng năm, chỉ tiêu được sử dụng là tổng chi phí hoạt động và tổng tài sản của NHTM Việt Nam.

Bảng 3.36. Chỉ số hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2013 - 2018

(ĐV %)


Nhóm NHTMCP

2013

2014

2015

2016

2017

2018

NHTMCP lớn

1,27

1,32

1,25

1,22

1,12

1,19

NHTMCP vừa

0,98

1,02

1,08

1,05

1,14

1,15

NHTMCP nhỏ

0.95

0,97

0,96

0,94

0,99

1,05

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả



Qua số liệu cho thấy tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản có xu hướng giảm cho đến 2016 sau đó tăng mạnh năm 2017 và tiếp tục tăng mạnh ở năm 2018. Như vậy ngân hàng đã phải bỏ ra nhiều chi phí hơn trong năm 2018 nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn so với những năm trước đó. Như vậy chất lượng quản lý giảm so với các năm trước đó. Qua phần đánh giá NLTC của các NHTM Việt Nam theo khung an toàn Camel, nhìn chung vẫn còn nhiều ngân hàng chưa đảm bảo theo yêu cầu đặt ra ở từng chỉ tiêu.

3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

3.3.2.1. Mô hình nghiên cứu

Các mô hình hồi quy được sử dụng dưới dạng Ln các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm đồng hóa đơn vị tính của các biến để thuận tiện cho việc phân tích, theo đó, nếu biến độc lập thay đổi 1% thì biến phụ thuộc sẽ thay đổi ci % trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (i = 2 đến 9 với mô hình của ROA và ROE và i= 2 đến 11 với mô hình của NIM). Các mô hình nhân tố tác động đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá NLTC các NHTMCP cụ thể như sau:

Mô hình 1:

LNROA = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNHSDBTG + C(5)*LNHSTKNG + C(6)*LNL + C(7)*LNCAR + C(8)*LNTLCV + C(9)*LNCSCPHD + [CX=R]

Mô hình 2:

LNROE = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNHSDBTG + C(5)*LNHSTKNG + C(6)*LNL + C(7)*LNCAR + C(8)*LNTLCV + C(9)*LNCSCPHD + [CX=R]

Mô hình 3:

LNNIM = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNCSCPHD + C(5)*LNTLTKTS + C(6)*LNCAR + C(7)*LNL + C(8)*LNHSDBTG + C(9)*LNHSTKNG + C(10)*LNTLDNCV + C(11)*LNTLCV + [CX=R]

Trong đó:

C(1): Hệ số tự do

C(i) (i = 2 – 11): các hệ số ảnh hưởng riêng phần của biến độc lập đến biến phụ thuộc


Bảng dưới đây mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập trong mô hình nghiên cứu:

Bảng 3.37. Các biến trong mô hình


Tên biến

Ký hiệu biến

Đo lường

Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân

ROA

Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

ROE

Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân


Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NIM

Thu nhập ròng từ lãi/Tài sản bình quân


Biến độc lập


Khả năng tự cân đối vốn

- Quy mô vốn chủ sở hữu

VCSH


+

- Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu(CAR)

CAR

Vốn tự có hợp nhất/ Tổng tài sản có rủi ro

+

- Hệ số đòn bẩy tài chính (L)

L

Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu

+


Chất lượng tài sản


- Tỉ lệ cho vay/tổng tài sản

TLCV

Dư nợ tín dụng/Tổng tài sản có

+

- Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ

TLNX

Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ

-

Chất lượng quản lý

Chỉ số chi phí hoạt động

CSCPHD

Chi phí hoạt động/ Tổng tài sản

-

Khả năng thanh khoản

- Tỷ lệ thanh khoản của tài sản

TLTKTS

Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

+

- Hệ số đảm bảo tiền gửi

HSDBTG

Tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi

+

- Hệ số thanh khoản ngắn hạn

HSTKNH

Tài sản thanh khoản/Tổng nợ ngắn hạn

+

- Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi

TLDNCV

Tổng dư nợ cho vay/Tổng tiền gửi

+


3.3.2.2. Kết quả nghiên cứu

a. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào câu hỏi nghiên cứu và mô hình nghiên cứ đề xuất, tác giả chia làm 3 nhóm giả thuyết nghiên cứu bao gồm:

H1- Nhóm giả thuyết các nhân tố tác động đến ROA H2- Nhóm giả thuyết các nhân tố tác động đến ROE H3- Nhóm giả thuyết các nhân tố tác động đến NIM

Để kiểm định giả thuyết, nghiên cứu tiến hành xác định hệ số tương quan riêng từng biến độc lập tác động đến năng lực tài chính (ROA, ROE, NIM) của hệ thống NHTMCP Việt Nam, kết quả ma trận tương quan giữa các biến được trình bày ở Phụ lục 3 của luận án này.

Hệ số tương quan được dùng để kiểm định mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc. Nếu hệ số tương quan dương, phản ánh biến phụ thuộc và biến độc lập có mối quan hệ cùng chiều và ngược lại. Sử dụng mức ý nghĩa kiểm định P-value để kiểm định hệ số tương quan. Nếu P-value nhỏ hơn 0.05 phản ảnh hệ số tương quan có ý nghĩa hay có thể nói mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê.

Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được tác giả tổng hợp vào bảng 3.38


Bảng 3.38. Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu



Giả thuyết nghiên cứu


Hệ số tương

quan


P-value

Ảnh hưởng


Kết quả kiểm định

Cùng chiều (+)

Ngược chiều (-)

H1- Nhóm giả thuyết các nhân tố tác động đến ROA






H1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến ROA

0.641

0.0331

+


Chấp nhận

H1.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao sẽ làm cho ROA càng cao

0.731

0.0300

+


Chấp nhận

H1.3. Hệ số đòn bẩy tài chính có tác động đến ROA

0.151

0.0395

+


Chấp nhận

H1.4. Tỷ lệ cho vay trên tài sản ảnh hưởng tích cực đến ROA

0.386

0.0108

+


Chấp nhận

H1.5. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ càng thấp sẽ làm cho ROA càng cao

-0.577

0.0500


-

Chấp nhận

H1.6. Chỉ số chi phí hoạt động càng cao sẽ làm cho ROA càng thấp

-0.211

0.0038


-

Chấp nhận

H1.7. Hệ số đảm bảo tiền gửi có tác động tích cực đến ROA

0.767

0.0224

+


Chấp nhận

H1.8. Hệ số thanh khoản ngắn hạn có tác động tích cực đến ROA

0.810

0.0334

+


Chấp nhận

H2- Nhóm giả thuyết các nhân tố tác động đến ROE






H2.1. Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến ROE

0.743

0.0462

+


Chấp nhận

H2.2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu càng cao sẽ làm cho ROE càng cao

0.290

0.0239

+


Chấp nhận

H2.3. Hệ số đòn bẩy tài chính có tác động đến ROE

0.398

0.0339

+


Chấp nhận

H2.4. Tỷ lệ cho vay trên tài sản ảnh hưởng tích cực đến ROE

0.623

0.0330

+


Chấp nhận

H2.5. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ càng thấp sẽ làm cho ROE càng cao

-0.726

0.0454


-

Chấp nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024