Điều Tiết Hoạt Động Điện Lực Trong Thị Trường


3.3.2. Mô hình một người mua

Mô hình này được coi là bước đầu của quá trình cải tổ tiến tới tự do hóa trong kinh doanh điện. Mô hình một người mua cho phép các nhà đầu tư tư nhân xây dựng, sở hữu và quản lý các nhà máy điện độc lập (independent power producer – IPP). Các công ty phát điện phải cạnh tranh để bán điện cho đơn vị mua điện duy nhất. Đơn vị mua duy nhất độc quyền mua điện từ các nguồn phát và bán điện đến các khách hàng sử dụng điện. Các công ty phát điện sẽ cạnh tranh để được xây dựng nhà máy và bán điện theo các hợp đồng mua bán điện ( PPA- power purchase Agreement) thỏa thuận giữa nhà sản xuất điện và đơn vị mua duy nhất. Thực chất đây là một mô hình chiển tiếp, được bắt đầu bằng việc cho phép canhh tranh trong lĩnh vực phát điện trong khi chưa có điều kiện để thiết lập các thiết chế của thị trường cạnh tranh đến tận khâu bán buôn và bán lẻ. Mô hình bảo đảm rủi ro ít nhất cho các IPP, làm tăng trách nhiệm của các công ty điện lực mặc dù nó vẫn tạo động lực thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện. Việc lựa chọn thời điểm đầu tư,vị trí đầu tư phụ thuộc vào các nhà lập kế hoạch nhiều hơn là của bản thân doanh nghiệp. Thị trường phát điện cạnh tranh một người mua đòi hỏi phải chia tách chức năng của các khâu truyền tải và phát điện trong mô hình liên kết dọc.

Việc cho phép các nhà dầu tư tử nhân trong và ngoài nước đầu tư vào xây dựng các IPP sẽ giảm nhẹ gánh nặng tài chính cho ngân sách của chính phủ đầu tư vào ngành điện, chia sẽ bớt các rủi ro khi đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Việc đa dạng hóa thành phần trong phát điện cũng là động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động giảm giá thành sản xuất điện của các nhà máy điện. Trong giai đoạn đầu hình thành thị trường điện, có nhiều nước đã trải qua mô hình này, chủ yếu là các nước Đông Âu thuộc Liên Xô cũ và các nước đang phát triển như: Hàn Quốc, Nam Mỹ, một số nước Đông Nam Á, và tại một số tỉnh của Trung Quốc.



Công ty phát


Công ty phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Công ty phát

Công ty phân phối

Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện - 6

Công ty phân phối

Khách hàng

Khách hàng

Cơ quan mua

Công ty phân phối

Khách hàng

Hình 3.3. Mô hình thị trường một người mua


* Ưu điểm

- Không gây ra những thay đổi đột biến và xáo trộn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cơ cấu tổ chức của ngành điện hiện tại.

- Cơ hội thực hiện thành công cao do có đủ thời gian để các đối tượng tham gia thị trường dần tăng cường năng lực của mình đáp ứng yêu cầu của thị trường.

- Hình thành được môi trường cạnh tranh trong khâu phát điện, chủ yếu là cạnh tranh phát triển nguồn mới và một phần cạnh tranh trực tiếp trên thị trường ngắn hạn; ổn định được giá điện, giảm áp lực tăng giá.

- Thu hút được đầu tư vào các nguồn điện mới, giảm nhẹ được yêu cầu vốn đầu tư từ chính phủ cho ngành điện, là mô hình thích hợp cho thời kỳ có nhu cầu điện tăng với tốc độ cao, nhu cầu đầu tư nguồn điện mới lớn.

- Không gây ảnh hưởng lớn tới, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty phân phối hiện tại, do đó không ảnh hưởng trực tiếp với các khách hàng sử dụng điện, các công ty phân phối có đủ thời gian cho để tăng cường năng lực tài chính và quản lý, chuẩn bị cho các cấp độ cạnh tranh cao hơn trong tương lai.


- Mô hình thị trường đơn giản nên hệ thống các qui định cho hoạt động của thị trường chưa phức tạp.

- Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường không lớn.


* Hạn chế

- Đơn vị duy nhất được độc quyền mua nguồn điện từ các đơn vị phát điện sẽ có nhiều cơ hội cho các tiêu cực trong điều hành thị trường. Vì vậy, đòi hỏi phải có mức độ điều tiết rất cao.

- Mức độ cạnh tranh chưa cao. Chỉ giới hạn cạnh tranh trong phát triển các nguồn điện mới và một phần cạnh tranh trong thị trường ngắn hạn. Sức ép đối với các đơn vị phát điện giảm chi phí, tăng hiệu quả chưa lớn. Không có cơ hội cho các công ty phân phối lựa chọn nhà cung cấp.

- Đơn vị mua duy nhất phải có năng lực tài chính đủ mạnh để đảm bảo thực hiện các PPA đã ký và đủ uy tín thu hút các nhà đầu tư mới.

- Chưa có lựa chọn mua điện cho các công ty phân phối khách hàng.


3.3.3. Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Mô hình thị trường cạnh tranh bán buôn cạnh tranh tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát và bán buôn điện. Điểm khác biệt nổi bật đối với mô hình một người mua là các công ty phân phối được quyền lựa chọn mua điện trực tiếp từ bất cứ công ty phát điện nào, không nhất thiết phải từ đơn vị mua duy nhất. Tuy nhiên khâu bán lẻ điện đến các khách hàng dùng điện vẫn độc quyền bởi các công ty phân phối quản lý địa bàn của mình. Trong mô hình này sẽ xuất hiện một số công ty kinh doanh mua bán điện nhưng không sở hữu lưới điện. Các công ty này sẽ thực hiện các hợp đồng mua điện từ các công ty phát điện và bán điện cho các công ty phân phối.

Trong mô hình thị trường bán buôn điẹn cạnh tranh, các công ty phát điện sẽ tự do cạnh tranh và chịu các rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Các giao dịch mua bán điện năng được thực hiện thông qua các hợp đồng song phương hoặc thông qua thị trường tức thời hoặc dưới cả hai hình thức. Thị trường điện


có thể ở dạng tự nguyện hoặc bắt buộc. Trong thị trường bắt buộc, tất cả điện năng bán buôn tại lưới truyền tải điều bắt buốc phải thực hiện thông qua thị trường. Ưu điểm nổi bật của mô hình thị trường điện bắt buộc là số lượng giao dịch ít nên chi phí giao dịch, ít có tranh chấp giữa các bên khi thực hiện các hợp đồng mua bán điện. Nhược điểm của mô hình này là người mua chưa hoàn toàn được quyền lựa chọn phương thức mua điện phụ hợp nhất. Phần lớn các nước khi mở ra cạnh tranh điều nhanh chóng chuyển sang mô hình này. Các nước hiện đang hoạt động theo mô hình này gồm: một số bang của Mỹ, phần các nước trong cộng đồng châu Âu, Singapore, philipine, một số bang của Ấn Độ.


* Ưu điểm

- Đã xóa bỏ được độc quyền mua điện của đơn vị mua duy nhất trong thị trường một người mua.

- Các phân phối có quyền cạnh tranh mua điện từ nhà cung cấp. các khách hàng tiêu thụ lớn được quyền lựa chọn nhà cung cấp.

- Lượng điện mua bán qua thị trường ngắn hạn tăng lên đáng kế, tăng mức độ cạnh tranh.


* Hạn chế

- Khách hàng tiêu thụ vừa và nhỏ chưa được quyền lựa chọn nhà cung cấp,vẫn còn độc quyền trong khâu bán lẻ điện.

- Hoạt động giao dịch thị trường phức tạp hơn nhiều so với thị trường một người mua, đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn.

- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hạnh thị trường lớn hơn so với một người mua.


3.3.4. Mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh

Mô hình bán lẻ cạnh tranh là bước phát triển cao nhất,cuối cùng của cạnh tranh


trong sản xuất kinh doanh điện. Trong mô hình này, cho phép cạnh tranh trong tất cả các khâu phát điện, bán buôn và bán lẻ điện.vẫn đề cơ bản của mô hình này là sự chia trách hoàn toàn khâu phát điện và bán lẻ ra khỏi khâu truyền tải và phân phối. khong còn độc quyền bán lẻ nữa. Tuỳ theo từng bước phát triển thị trường, các khách hàng sẽ dần được quyền lựa chọn mua điện từ các công ty bán lẻ, các công ty bán lẻ lại được quyền lưạ chọn điện từ các công ty phát điện hoặc các đơn vị bán buôn điện hoặc thông qua thị trường bán buôn điện. Ưu điểm của mô hình cạnh tranh bán lẻ là cho phép tự do kinh doanh và cạnh tranh trong kinh doanh, đầu tư vào các khâu phát và phân phối điện. thông qua cạnh tranh, các công ty kinh doanh điện buộc phải tìm cách nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Điện năng thực sự trở thành hàng hóa,được giao dịch mua bán trên thị trường.

Kinh nghiệm của một số nước đã thực hiện mô hình cạnh tranh bán lẻ cho thấy tự do hóa và cạnh tranh trong kinh doanh điện đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Với sự tham gia kinh doanh điẹn của các doanh nghiệp cá nhân tự nhân và nhà nước, các công ty kinh doanh đặc biệt là các công ty phân phối đã hợp nhiều dịch vụ gia tăng, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Mô hình này được ngành điện các nước trên thế giới phát triển rất nhanh trong những năm gần đây, Hiện nay tại nhiều nước đã đạt được mô hình cạnh tranh bán lẻ toàn diện như: Anh, Bắc Âu, Australia, New Zealand, Argentina, một số bang của Mỹ, Chile…..


* Ưu điểm

- Mức độ cạnh tranh tăng rất nhiều. khách hàng dùng điện được hưởng lợi trực tiếp từ cạnh tranh, được lựa chọn mua điện. Xoá bỏ hoàn toàn độc quyền trong kinh doanh mua bán điện.

- Chất lượng dịch vụ, chất lượng điện năng sẽ được tăng lên đáng kể; giá

điện do cạnh tranh cao nên có thể giảm đáng kể.

- Giảm dần tiến tới loại bỏ bù chéo trong kinh doanh phân phối và bán lẻ điện giữa các vùng trong cả nước.


- Mức độ điều tiết trong thị trường giảm đi rất nhiều so với hai cấp độ

trước.


* Hạn chế

- Hoạt động giao dịch thị trường rất phức tạp, đòi hỏi hệ thống qui định cho hoạt động của thị trường phức tạp hơn.

- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho vận hành thị trường lớn hơn rất nhiều so với thị trường buôn bán cạnh tranh.


3.4. Điều tiết hoạt động điện lực trong thị trường

3.4.1. Vai trò của điều tiết hoạt động điện lực trong thị trường điện

Điều tiết được định nghĩa là việc thiết lập và đảo bảo hiệu lực thi hành các luật lệ, quy định nhằm thúc đẩy vận hành hiệu quả và tính tối ưu thị trường điện. Điều tiết thường chỉ áp dụng cho các ngành công nghiệp có lợi ích công cộng khá lớn như ngành điện, khí đốt, viễn thông, cấp nước v.v...

Đối với ngành điện, cơ quan điều tiết là một mắt xích quan trong cơ bản trong thị trường điện cạnh tranh. Để đảm bảo thành công của việc đưa cạnh tranh vào ngành điện, cần thiết phải có một thể chế điều tiết rõ ràng, minh bạch, có một cơ quan điều thiết độc lập được trao đầy đủ quyền để chuyên trách thực hiện các chức năng điều tiết.

Mục tiêu chính của điều tiết hoạt động điện lực là bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng sử dụng điện và các nhà đầu tư. Khách hàng sử dụng điện và các nhà đầu tư cần được bảo vệ chống lại sự lũng đoạn thị trường và những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động của thị trường điện. Ngoài ra điều tiết còn nhằm thúc đẩy các lợi ích công cộng, tối đa hóa các lợi ích xã hội, các giá trị xã hội đồng thời với việc duy trì khả năng tài chính và nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành điện về lâu dài.


3.4.2. Nguyên tắc hoạt động của cơ quan điều tiết điện lực

Cơ quan điều tiết điện lực là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức và giám sát thực hiện các mục tiêu, chính sách của chính phủ các chính sách về phát


triển điện lực được xã hội chấp nhận. Việc thực hiện các mục tiêu chính sách của chính phủ có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tiết điện lực. Các hoạt động của cơ quan điều tiết điện lực đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu rất khác biệt:

- Đáp ứng các mục tiêu và chính sách đề ra cho phát triển của ngành

điện cũng như các chính sách xã hội của chính phủ;

- Phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế;

- Bảo vệ quyền lợi của người sử dụng;

- Bảo vệ quyền lợi của người đầu tư;

- Bảo vệ quyền lợi của các đơn vị hoạt động điện lực;

- Thỏa mãn các yêu cầu của công luận;

- Đáp ứng sự thay đổi về công nghệ;

- Giảm thiểu các rủi ro khác.


Theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, muốn hoạt động hiệu quả cơ quan điều tiết điện lực cần: “Phải độc lập với các đơn vị mà nó điều tiết, được bảo vệ khỏi các áp lực chính trị và được trao toàn quyền để điều tiết thị trường bằng các quyết định về chính sách và cưỡng chế thi hành, cơ quan điều tiết có quyền ra các phán quyết, xét sử để thực hiện các chức năng điều tiết và cưỡng chế một cách hiệu quả và rõ ràng. Cơ quan điều tiết điện lực phải được cung cấp tài chính đầy đủ từ các nguồn doanh thu tin cậy và dự tính được’’.

Để đồng thời đáp ứng được các yêu cầu đa dạng từ nhiều phía như trên, cơ quan điều tiết điện lực cần được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:


* Vai trò và mục tiêu rõ ràng:

- Chức năng điều tiết, trách nhiệm và quyền hành của cơ quan điều tiết điện lực cần phải được qui định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp luật để có thể triển khai thực hiện được trên thực tế và có hiệu lực thực sự.


* Tính độc lập:

- Cơ quan điều tiết điện lực cần phải độc lập về quyền lợi với các hoạt động của đơn vị tham gia thị trường để tránh bị chi phối và dẫn tới hoạt động không khách quan và kém hiệu quả, muốn vậy nguồn tại chính cho cơ quan điều tiết điện lực phải từ các nguồn ổn định không dễ bị thay đổi (chủ yếu là từ phí thị trường và phí giao dịch thị trường do các đối tượng tham gia giao dịch nộp qua cơ quan điều hành giao dịch thị trường).


* Tính tự chủ cao:

- Cơ quan điều tiết điện lực phải có quyền tự chủ về tài chính, tự chủ về tài chính sẽ giúp cho các hoạt động điều tiết mạnh hơn trong triển khai thực hiện, đáp ứng đủ và kịp thời các yều cầu, diễn biến của thị trường. nguyên tắc này cũng phần nào giúp cho cơ quan điều tiết điện lực đảm bảo được tính độc lập.


* Tính minh bạch cao trong hoạt động:

- Cơ quan điều tiết điện lực cần phải minh bạch trong tất cả các phán quyết, quyết định và hoạt động tài chính của mình. Có ‘minh bạch’ thì chính phủ và các tham gia thị trường mới có thể giám sách được cách hoạt động điều tiết điện lực và loại bỏ động cơ quan điều tiết sai lệch chính sách của nhà nước, sai lệch mục tiêu của phát triển thị trường điện. Có minh bạch, các phán quyết, quyết định của quan điều tiết điện lực sẽ có sức thuyết phục cao hơn đối với các đối tượng tham gia thị trường.


* Năng lực thực hiện:

- Năng lực thực hiện thể hiện ở chỗ có khả năng xem xét phân tích đánh gía, dự báo trước được diễn biến, xây dựng được các cơ chế chiến lược để đáp ứng được diễn biến, ra quyết định và cưỡng chễ thi hành. Để thực hiện được nguyên tắc này cơ quan điều tiết điện lực cần tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Rõ ràng minh bạch trong các quyết định;

+ Tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật;

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí