Thị Trường Điện Tại Các Quốc Gia Thuộc Khối Eu


(5) Tư nhân hóa công ty điện lực cũ trong khâu phát;

(6) Tư nhân hóa công ty điện lực cũ trong khâu phân phối.


2.4.1. Thị trường điện tại các quốc gia thuộc khối EU

Các quốc gia thuộc khối EU là những quốc gia đi đầu trong thực hiện xây dựng thị trường điện. Về cơ cấu tổ chức sản xuất, đa số các nước thuộc EU đều thực hiện phân tách công ty điện lực độc quyền theo cả chiều dọc và chiều ngang. Anh đã tách công ty điện lực độc quyền trước đây thành 3 công ty phát điện và 13 công ty phân phối bán lẻ. Đồng thời, khi tiến hành cải cách cơ cấu các công ty điện lực rất chú ý đến việc hướng tới hình thành các công ty kinh doanh mới có quy mô tối ưu, đặc biệt là các công ty phát điện.

Quá trình cải cách sở hữu ở các nước thuộc EU diễn ra với nhiều kịch bản rất khác nhau. Theo thống kê của cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA-International Energy Agency), việc tư nhân hóa được thực hiện mạnh nhất ở Anh, Tây Ban Nha và Bỉ.

Về xây dựng thị trường điện cạnh tranh, tháng 12/1996, Ủy Ban Châu Âu đã thông qua Chỉ thị EC 96/92 về xây dựng thị trường điện nội bộ của EU , theo đó tất cả các nước thuộc EU đều phải mở cửa thị trường, cho phép khách hàng lớn được quyền lựa chọn người bán theo lộ trình tới năm 2000, có ít nhất 30% thị trường phải mở cửa cho cạnh tranh, các khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ từ 20 GWh/năm trở lên phải được quyền lựa chọn người bán. Đến tháng 2/2003, các chỉ số này tăng lên tương ứng là 35% và 9 GWh. Ủy Ban Châu Âu cũng yêu cầu các nước phải thành lập đơn vị vận hành lưới điện truyền tải SO độc lập với các công ty phát và phân phối điện. Hiện nay, thị trường điện đã được xây dựng và vận hành thành công ở các nước Bắc Âu, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan. Riêng ở Anh, thị trường điện đã thực hiện chuyển đổi từ thị trường điện kiểu bắt buộc sang thị trường điện tự nguyện.


2.4.2. Thị trường điện tại Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Điều phối Năng lượng Liên bang (FERC) thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về tất cả các mặt của hoạt động thương mại giữa các


Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện - 5

bang bao gồm các thị trường điện, việc truy cập tự do vào mạng lưới truyền tải và việc hoạt động của các công ty hoạt động liên bang. Nó quy định việc truyền tải và hoạt động buôn bán năng lượng giữa các khu vực, đảm bảo rằng ở trên bình diện Liên bang, hoạt động kinh doanh điện phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung và được vận hành một cách ổn định và thiết lập các chính sách về hoạt động để đảm bảo rằng các công ty phải phục vụ lợi ích Quốc gia.

FERC tái cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường bán buôn điện và đặt phần lớn việc truyền tải điện dưới Quy định 888 (tháng 4 năm 1996). Thị trường sản xuất điện ở mức độ bán buôn trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ trở nên rất cạnh tranh, với ít rào cản để truy nhập hệ thống và không bị chi phối bởi bất kỳ bên nào. Mạng lưới truyền tải sẽ mở với bất kỳ bên nào có chất lượng dịch vụ tốt, trong đó không dành ưu tiên cho bất cứ bên nào, kể cả những công ty sở hữu mạng truyền tải này.

Từng bang sẽ tạo môi trường tự do để thúc đẩy các phương pháp khác nhau trong việc quản lý và vận hành công nghiệp điện trong bang, căn cứ vào các hướng dẫn của FERC và họ cho phép quá trình tái cấu trúc và cạnh tranh ở cấp độ phân phối lớn hay địa phương. Do đó, hiện nay 50 bang đang thúc đẩy các quá trình tái cấu trúc theo các hướng khác nhau. Nhìn chung, các bang có mức độ sử dụng điện cao nhất là các bang Đông Bắc Hoa Kỳ và California đang theo đuổi mạnh mẽ nhất quá trình tái cấu trúc ngành điện. Giống như với những gì thường diễn ra trên các mặt chính trị và văn hóa, California vẫn là bang đi đầu và thiết lập một tiền lệ của việc tái cấu trúc ngành điện cho các bang còn lại. Không phải tất cả các bang đều có thể áp dụng hoàn toàn mô hình của California. Nhưng tất cả đều rất quan tâm tới hệ thống của California, tới các ưu điểm và nhược điểm của nó. Kết quả của việc tái cấu trúc ngành điện, xây dựng thị trường điện của California: Thành lập "sàn giao dịch" - một thị trường vận hành giống như thị trường chứng khoán cho người bán và mua chào giá điện năng. Không giống như một số hệ thống, PX chỉ cho phép giao dịch ngắn hạn (thời gian thực, giờ và ngày trước); giao dịch song phương trong thời gian ngắn hay dài, nhưng được khuyến khích. Nó được dự đoán sẽ chiếm phần lớn doanh số bán hàng cạnh tranh trong thị trường bán buôn điện; hoạt động của hệ thống truyền


tải một cách tiếp cận mở; mở để khách hàng truy cập ở mức độ bán lẻ; tính giá truyền tải theo phương pháp "tem thư" thực hiện trên cơ sở phân vùng; quản lý nghẽn mạch thông qua điều chỉnh giá phân vùng.


2.5. Kết luận

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các vấn đề liên quan đến dự phòng trong thị trường điện mà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp luận phân tích và định giá điện luôn luôn được quan tâm và đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang từng được hình thành và xây dựng một thị trường điện theo đúng định hướng chủ trương Chính phủ, Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Các phân tích trên một lần nữa khẳng định sự cần thiết trong việc nghiên cứu thị trường điện có xét đến dự phòng. Nghiên cứu của luận văn cũng sẽ làm rõ thêm vai trò và các ảnh hưởng của dự phòng trong thị trường điện.


Chương 3

Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện


3.1. Khái niệm thị trường điện

Có nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường, ở mức độ đơn giản, thị trường được hiểu như nơi tập hợp các sự thỏa mãn lẫn nhau giữa những người có nhu cầu bán và nhu cầu mua. Trong thị trường, người bán có thể là người trực tiếp làm ra sản phẩm, dịch vụ hoặc có người trung gian giữa người mua và người sản xuất. Hàng hóa có thể sử dụng ngay để phục vụ cho tiêu dùng, sinh hoạt hoặc cũng có thể làm đầu vào cho một quá trình sản xuất ra hàng hóa khác.

Ở thị trường, với cùng một loaị sản phẩm có thể có nhiều nhà sản xuất hoặc cung ứng, nhu cầu sử dụng lại có hạn nhưng nhà sản xuất nào cũng muốn mình chiếm lĩnh thị phần càng cao càng tốt để tăng lợi nhuận. Chính điều này tất yếu dẫn đến tính cạnh tranh trong thị trường và kết quả là hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, giá thành thấp, người tiêu dùng càng được hưởng lợi. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy vì lý do gì đó, một loại hàng hóa chỉ có một nhà cung ứng, người tiêu dùng không có cơ hội lựa chọn, nguyên nhân và động lực cạnh tranh không có, giá thành hàng hóa không giảm….

Điện năng là hàng hóa đặc biệt, quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối, tiêu thụ điện năng diễn ra đồng thời. Nó còn là loại hàng hóa mà người mua không thể cầm, sờ nhưng có thể dùng trước và trả sau. Thêm nữa điện năng là sản phẩm mà tổn thất, mất mát giữa sản xuất và tiêu thụ là không thể nào khắc phục một cách hoàn toàn.

Điện cạnh tranh là thị trường mà trong đó sản phẩm điện năng phải được bán bởi nhiều nhà cung ứng khác nhau. Như vậy, khâu sản xuất điện năng muốn có thị trường cạnh tranh thì các nhà máy điện phải thuộc sở hữu nhiều công ty khác nhau, thay vì trực thuộc một công ty duy nhất quản lý và điều hành. Khâu truyền tải và phân phối có đặc điểm là: trên một mặt bằng địa lý không thể để nhiều công ty cùng xây dựng nhiều lưới điện truyền tải và phân


phối, do đó có thể chấp nhận một công ty độc quyền cung ứng dịch vụ này. Khâu kinh doanh điện năng muốn có cạnh tranh thì phải tạo cơ chế để có nhiều nhà cung ứng cùng tham gia thị trường.


3.2. Mô hình công ty điện lực độc quyền truyền thống

Mô hình công ty điện lực độc quyền truyền thống được hình thành và phát triển dựa trên những đặc trưng riêng của sản phẩm điện năng và lý thuyết về hiệu quả kinh tế theo quy mô của tổ chức, lý thuyết về chi phí giao dịch áp dụng vào ngành điện như: các công trình quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá thành sản xuất thấp,chi phí giao dịch nội bộ công ty sẽ thấp hơn chi phí của nhiều công ty độc lập. Với ngành điện lực,chi phí đầu tư gia nhập hoặc rút khỏi ngành điện là rất lớn, nên thực tế trước những năm 40 của thế kỷ 20 các công ty tư nhân không đủ khả năng và tiềm lực taì chính để tham gia kinh doanh điện năng. Vì vậy, mô hình công ty điện lực độc quyền truyền thống là phù hợp nhất, các nước trên thế giới đều xây dựng các công ty điện lực theo mô hình này và đa số thuộc sở hữu nhà nước.

Phát điện

Truyền tải

Phân phối và kinh doanh

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Công ty điện

Hình 3.1. Mô hình công ty điện lực độc quyền truyền thống


Mô hình này về lý thuyết là giảm thiểu được các chi phí cố định. Chi phí giao dịch, phối hợp tốt nhất giữa đầu tư, vận hành, khai thác, công tác quản lý kỹ thuật, công tác điều độ, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện là ưu việt bởi cùng chịu sự điều hành, chi phối của một ông chủ.


Các công ty điện lực có nghĩa vụ cung ứng điện đến mọi khách hàng trên địa bàn phục vụ kể cả các phụ tải ở xa như khu dân cư, miền núi, hải đảo hoặc vùng nông thôn. Ngược lại, khách hàng không có cơ hội về quyền lựa chọn người bán điện cho mình mà chỉ mua điện từ một công ty độc quyền.

Trong cơ chế này, các công ty điện lực cũng chủ trì tham mưu, đề suất về cơ chế chính sách quản lý nhà nước về các hoạt động điện lực.

Hầu hết, chính phủ các nước thường quản lý chặt chẽ giá bán điện dưa theo chi phí giá thành sản xuất do các công ty điện lực đệ trình, mô hình truyền thống thường cho phép thực hiện việc bù chéo giữa các khu vực khách hàng dùng điện. Giá điện ở khu vực thành phố cao hơn ở khu vực nông thôn và miền núi để bù đắp cho chi phí đầu tư lưới điện ở các khu vực này. Đối với các nước đang phát triển, công ty độc quyền kết liên dọc có nhiều cơ hội được vay vốn từ các tổ chức tín dụng quốc tế với lãi suất ưu đãi thấp, thời gian gia hạn dài để xây dựng, phát triển các nhá máy và lưới điện.

Tuy nhiên, cho đến những năm đầu thập niên 70, mô hình công ty điện lực truyền thống đã bắt đầu bộc lộ các khuyến điểm: giá bán điện bao gồm chi chí giá thành và chi phí đầu tư hệ thống điện đã làm cho khách hàng dùng điện phải trả giá cho những công trình đầu tư không hiệu quả hay sự lạc hậu của thiết bị và công nghệ, cơ chế độc quyền đã không tạo động lực để các công ty điện lực giảm giá thành, tăng lợi nhuận và nhất là không phải xây dụng các chiến lược cạnh tranh giành thị trường. kết quả là ngành điện lực có hiệu quả sản suất kinh doanh và hiệu quả đầu tư không cao.


3.3. Một số mô hình thị trường điện cạnh tranh cơ bản

Thực tế cho thấy rằng, trong dây chuyền sản xuât kinh doanh của ngành điện, khâu truyền tải và phân phối luôn mang tính chất độc quyền trong tương lai. Lý do chính là vì chi phí đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện rất lớn nên việc cung cấp dịch vụ truyền tải và phân phối sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn rất nhiều khi một công ty cung cấp dịch vụ này trên một phạm vi địa lý nhất định hay vì nhiều công ty khác nhau cùng xây dựng nhiều hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên cùng một địa bàn để cùng cấp cho một khu vực hoặc một khách hàng. Thời


gian gần đây, nhiều mô hình cạnh tranh trong các hoạt động điện lực đã có được nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Để việc cạnh tranh có hiệu quả, cần phải đảm bảo quyền được đấu nối vào lưới công bằng, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia thị trường. Kinh nghiệm hình thành và phát triển thị trường điện lực trên thế giới cho thấy rằng có 2 mô hình cơ bản của thị trường điện, là mô hình thị trường điện có sự tham gia của bên thứ 3 (TPA) và các mô hình thị trường điện cạnh tranh, thể hiện dưới 3 mô hình cơ bản là: thị trường một người mua (còn gọi là thị trường cạnh tranh nguồn phát), thị trường cạnh tranh bán buôn, thị trường cạnh tranh bán lẻ. Ngoài ra, còn có một số biến thể của các mô hình này tùy theo đặc thù phát triển thị trường điện của các nước.


3.3.1. Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba


Phát


Nhà máy điện độc lập

Truyền tải điện


Khách hàng đủ điều kiện

Phân phối điện


Khách hàng

Hình 3.2. Mô hình tham gia của bên thứ ba (TPA)


Mô hình này thực chất là hình thức “bán dịch vụ truyền tải” trong đó khách hàng và nhà sản xuất ký với nhau hợp đồng song phương, công ty sở hữu lưới truyền tải chịu trách nhiệm điều hành lưới truyền tải để chuyển tải điện năng từ nhà sản xuất đến khách hàng mua điện và được hưởng một khoản phí dịch vụ cho công việc này, có hai mô hình có sự tham gia của bên thứ ba: mô hình có điều tiết (regurated TPA) và mô hình thoả thuận (negotiated TPA). Trong mô hình TPA có điều tiết, các công ty muốn lưới điện ký kết hợp đồng


dựa trên các qui định đấu nối, mức cước phí do cơ quan điều tiết qui định trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của các bên. Đối với mô hình TPA thỏa thuận, các công ty tự thỏa thuận về mức cước phí và các điều kiện để nối lưới. Trong hai cách nêu trên, cách thứ nhất có nhiều ưu điểm hơn vì nó sẽ hạn chế được hiện tượng phân biệt đối xử của công ty quản lý lưới điện với các công ty sử dụng lưới điện và tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch.

Mô hình có sự tham gia của bên thứ ba được thực hiện cả ở lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối. Việc thực hiện mô hình này sẽ hạn chế sự lạm dụng vị thế độc quyền của các côngty điện lực liên kết dọc trong kinh doanh bán điện cho khách hàng, khuyến khích các công ty mới tham gia vào kinh doanh điện. Mô hình tham gia của bên thứ ba được lựa chọn trong giai đoạn đầu của công cuộc cải cách thị trường hoá ngành điện ở các nước như: Mỹ, cộng đồng Châu Âu, một số khu vực của Canada, Phần Lan, Nhật, Hà Lan và Bồ Đào Nha….dưới cả hai hình thức thỏa thuận và có điều tiết.


* Ưu điểm

- Đã tạo ra cạnh tranh trong khâu phát điện và phân phối. Giảm vị thế độc quyền của công ty điện truyền thống trong kinh doanh điện;

- Khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp;

- Không yêu cầu phải có sự phân tách về chức năng của công ty điện liên kết dọc.


* Hạn chế

- Cần phải có các qui định tham gia lưới và điều tiết đủ mạnh vì sẽ có nhiều kha năng xung đột lợi ích khi công ty liên kết dọc phải cho các đơn vị ngoài sử dụng lưới;

- Phải có phương pháp và qui định tính toán phí truyền tải phức tạp;

- Hệ thống cơ sơ hạ tầng cho vận hành đo đếm sẽ phải đầu tư rất lớn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023