Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện - 3


viên trong Tập đoàn điện lực, cũng như từng bước chuyển sang thị trường điện. Việc nghiên cứu các vấn đề trong thị trường điện, xác định giá điện tại các nút trong hệ thống điện và các dịch vụ phụ trợ như dự phòng sẽ làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển. Rõ ràng rằng, thị trường điện tại Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và phát triển.

Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện” là cần thiết. Kết quả của nghiên cứu này không những góp phần điều tiết năng lượng trong hệ thống điện hiệu quả hơn mà còn tăng cường tính hợp lý trong việc sử dụng tài nguyên lưới điện và quan trọng hơn hết chính là cơ sở định hướng cho việc khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào ngành điện.


1.3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là một hệ thống điện được xem xét vận hành trong một thị trường điện cạnh tranh với các yếu tố dự phòng.


1.4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các nội dung sau:

- Đánh giá tình hình xây dựng và triển khai thị trường điện tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Tổng quan các vấn đề liên quan đến dự phòng trong thị trường điện.

- Mô hình và mô phỏng một thị trường điện có xét đến dự phòng.


1.5. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Đề tài “Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện” sẽ được thực hiện với các mục tiêu và nội dung như sau:

- Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến dự phòng trong thị trường điện.

- Nghiên cứu và xây dựng các mục tiêu của bài toán dự phòng trong thị trường

điện.

- Nghiên cứu mô hình và mô phỏng dự phòng trong thị trường điện.

- Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến dự phòng trong thị trường

điện.


1.6. Phương pháp nghiên cứu

- Về lý thuyết:

+ Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường điện các thành phần và quá trình phát triển của thị trường điện.

+ Tìm hiểu và nghiên cứu các mô hình thị trường điện.

+ Tìm hiểu và nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện.

+ Tìm hiểu và nghiên cứu các ảnh hưởng của dự phòng trong thị trường

điện.


- Về mô phỏng:

+ Trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu, xây dựng các mô hình phục vụ cho việc mô phỏng dự phòng trong thị trường điện với các kịch bản vận hành hệ thống điện khác nhau bằng việc sử dụng phần mềm mô phỏng PowerWorld.

+ Nghiên cứu mô phỏng và phân tích dự phòng trong thị trường điện với các kịch bản vận hành khác nhau có và không có dự phòng.


1.7. Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn gồm 5 chương:

+ Chương 1: Giới thiệu chung

+ Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến thị trường điện và dự phòng trong thị trường điện

+ Chương 3: Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện

+ Chương 4: Mô phỏng dự phòng trong thị trường điện

+ Chương 5: Kết luận và hướng phát triển tương lai


1.8. Kết luận

Việc xây dựng, hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các tổ chức kinh tế tham gia, các doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh năng lượng điện hoạt động ngày càng hiệu quả hơn tạo ra một môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp điện


lực. Luận văn sẽ thực hiện nghiên cứu vấn đề dự phòng trong thị trường điện. Bài toán phân bố công suất trong thị trường điện tương ứng với có và không có dự phòng sẽ được thực hiện mô phỏng và phân tích kết quả đạt được.


Chương 2

Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến thị trường

điện và dự phòng trong thị trường điện


2.1. Giới thiệu

Lợi ích to lớn của thị trường điện là việc thực hiện đồng thời cả hai mục tiêu: Đưa giá điện tiệm cận chi phí biên dài hạn và áp lực cạnh tranh tạo ra việc tối thiểu hóa chi phí tất cả các khâu trong ngành Công nghiệp Điện. Trong khi đó, các cơ cấu điều tiết trong ngành điện liên kết dọc trước đây, dù tốt đến đâu cũng chỉ thực hiện được một trong hai mục tiêu trên với triết lý đơn giản là người cung cấp dịch vụ biết chi phí của mình tốt hơn nhà điều tiết. Cạnh tranh có thể tạo áp lực tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp điện đến 60% và giảm chi phí khâu phát điện đến 40%. Đây chính là lý do dẫn đến cải cách thị trường điện trở thành xu thế tất yếu của ngành điện các nước trên thế giới. Một biểu hiện rất rõ của xu thế này ở chỗ, ngay cả các nước gặp phải những thất bại ban đầu, đều không quay trở lại mô hình liên kết dọc trước đây.

Hình 2 1 Tiến độ triển khai thị trường điện tại Việt Nam Không ngoài xu thế 1

Hình 2.1. Tiến độ triển khai thị trường điện tại Việt Nam


Không ngoài xu thế chung của ngành điện thế giới, cải cách ngành điện của Việt Nam thể hiện mạnh mẽ bằng Luật Điện lực năm 2004. Trong đó, luật đã nêu rõ quá trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam. Từ kinh nghiệm thực tế trong triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh tại các quốc gia trên thế giới, các nghiên cứu gần đây của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Bộ ngành và Luật Điện lực đã ban hành, nước ta chủ trương sẽ xây dựng thị trường điện với mức độ cạnh tranh từ thấp đến cao tùy thuộc vào quy mô phát triển, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp lý cho hoạt động của thị trường. Việt Nam dự kiến phát triển thị trường điện bao gồm 3 giai đoạn:

+ Phát điện cạnh tranh;

+ Bán buôn điện cạnh tranh;

+ Bán lẻ điện cạnh tranh.

Các định hướng trong việc xây dựng thị trường điện ở Việt Nam là:

- Ngày 26 tháng 01 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam. Sự hình thành và phát triển của thị trường điện tạo môi trường hoạt động điện lực cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ bao cấp trong ngành Điện, đồng thời tăng quyền lựa chọn các nhà cung cấp cho khách hàng sử dụng điện. Thị trường điện tạo điều kiện thu hút mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo cho ngành điện phát triển bền vững.

Thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ (mỗi cấp

độ gồm một bước thí điểm và một bước hoàn chỉnh).

+ Giai đoạn 1: Thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014)

- Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm

Từ năm 2005 đến năm 2008, thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh giữa các nhà máy điện thuộc EVN để thí điểm cạnh tranh trong khâu phát điện theo mô hình một đơn vị mua duy nhất do EVN quản lý. Các nhà máy điện, các công ty truyền tải điện, các công ty phân phối điện thuộc EVN sẽ được tổ chức lại dưới dạng các công ty hạch toán độc lập. Các công ty phát điện độc lập (IPP) không thuộc sở hữu của EVN sẽ tiếp tục bán điện cho EVN theo các hợp


đồng mua bán điện dài hạn (PPA) đã được ký kết. Kết thúc bước thí điểm, các nhà máy điện lớn có vai trò quan trọng trong hệ thống điện thuộc EVN phải được chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập IPP dưới dạng các công ty nhà nước độc lập. Các nhà máy điện còn lại sẽ chuyển đổi thành các đơn vị phát điện độc lập dưới dạng các công ty cổ phần để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh. Bộ Công thương ban hành các quy định điều tiết các hoạt động của thị trường và hướng dẫn thực hiện.

- Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh

Từ năm 2009 đến năm 2014 sẽ thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh, cho phép các IPP không thuộc sở hữu của EVN tham gia chào giá để bắt đầu thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh (theo mô hình một người mua duy nhất); các đơn vị phát điện sẽ bán điện thông qua các hợp đồng PPA và chào giá cạnh tranh trên thị trường giao ngay với tỷ lệ điện năng mua, bán theo hai hình thức của từng đơn vị do Cục Điều tiết điện lực quy định. Về cơ cấu tổ chức, các nhà máy điện thuộc EVN được tách thành các đơn vị phát điện độc lập (không có chung lợi ích kinh tế với đơn vị mua duy nhất, đơn vị truyền tải và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện) dưới dạng các Công ty nhà nước độc lập hoặc các Công ty cổ phần. Tổng công suất đặt của một đơn vị phát điện không vượt quá 25% công suất đặt của toàn hệ thống.

+ Giai đoạn 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 - 2022)

- Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm (2015-2016) sẽ thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp ứng. Cho phép lựa chọn một số đơn vị phân phối và khách hàng lớn để hình thành thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm; hình thành một số đơn vị bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán buôn điện. Các công ty truyền tải điện hiện tại được sáp nhập thành một công ty truyền tải điện quốc gia duy nhất trực thuộc EVN; các đơn vị phân phối, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện do EVN tiếp tục quản lý.

- Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2017

đến năm 2022) sẽ thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh,


cho phép các công ty phân phối điện thuộc EVN được chuyển đổi thành các Công ty độc lập (công ty nhà nước hoặc cổ phần), để mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện và ngược lại, các đơn vị phát điện cũng cạnh tranh để bán điện cho các công ty này. Đơn vị mua buôn (duy nhất) của EVN tiếp tục mua điện từ các đơn vị phát điện bán cho các công ty phân phối không được lựa chọn thí điểm. Các đơn vị bán buôn cũng tham gia cạnh tranh để bán điện cho các đơn vị phân phối và các khách hàng lớn. Từ giai đoạn này, EVN chỉ thuần tuý quản lý các hoạt động truyền tải và giữ vai trò vận hành thị trường và vận hành hệ thống.

+ Cấp độ 3: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (từ sau 2022)

- Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm (2022 - 2024) sẽ thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm khi các điều kiện đã được đáp ứng. Trong đó, cho phép lựa chọn một số khu vực lưới phân phối có quy mô thích hợp để triển khai thí điểm. Theo mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện). Chức năng kinh doanh bán lẻ điện của các công ty phân phối được lựa chọn thí điểm sẽ được tách khỏi chức năng quản lý và vận hành lưới phân phối; các đơn vị bán lẻ điện sẽ cạnh tranh để bán điện tới từng khách hàng sử dụng điện và cạnh tranh để mua điện từ các đơn vị bán buôn điện.

+ Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh (từ năm 2024).

Căn cứ mức độ tiêu thụ điện do Cục Điều tiết điện lực quy định, các khách hàng sử dụng điện trên toàn quốc được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện), hoặc trực tiếp mua điện từ thị trường. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu và hoạt động điện lực được phép thành lập mới các đơn vị bán lẻ điện để cạnh tranh trong khâu bán lẻ. Các đơn vị này được quyền mua điện từ các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện... Được biết, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính ph̉ủ, Bộ Công thương đã và đang xây dựng, hoàn chỉnh Đề án Tái cơ cấu ngành Điện, phù hợp với lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; chỉ đạo thực hiện xây dựng và phát triển thị trường điện lực tại Việt


Nam theo lộ trình phát triển các cấp độ thị trường điện được duyệt; phê duyệt Đề án Thiết kế thị trường điện các cấp độ và các Đề án tổ chức lại các Công ty điện, các đơn vị truyền tải, các đơn vị phân phối phù hợp với từng cấp độ thị trường và tổ chức thực hiện; ban hành các quy định cho vận hành thị trường điện và hoạt động điều tiết tại các cấp độ phát triển thị trường điện; tiếp nhận hỗ trợ của các tổ chức tài trợ quốc tế cho các dự án phục vụ tiến trình xây dựng và phát triển các cấp độ thị trường điện. Bên cạnh đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu xây dựng các phương án cho hoạt động thị trường phát điện cạnh tranh nội bộ; soạn thảo Đề án thành lập, Điều lệ hoạt động của Công ty mua bán điện,... để trình Bộ Công thương và Chính phủ xem xét phê duyệt vào cuối năm 2006.

Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực là cơ sở vững chắc để Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương thực hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực, góp phần cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và đảm bảo tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Trong thị trường điện, giá cả là thông tin quan trọng tác động trực tiếp đến các hành vi, chiến lược kinh doanh của các bên tham gia, những người mua luôn mong muốn giá điện thấp trong khi những người bán muốn giá điện cao để mang lại lợi nhuận cao. Do vậy, muốn thị trường mang lại lợi ích cho xã hội, kinh doanh hoạt động hiệu quả thì các bên tham gia thị trường cần thiết phải xây dựng chiến lược chào giá điện hợp lý.

Một thành phần quan trọng tạo nên giá điện là phí truyền tải điện. Phí truyền tải được xem như là một dạng chi phí chung của tất cả các thành phần tham gia vào thị trường điện. Vì khâu truyền tải là khâu độc quyền. Do đó, nhà nước sẽ đứng ra quản lý để đảm bảo phí truyền tải là hợp lý nhất trên quan điểm cân đối nhu cầu của các bên tham gia thị trường điện.

Vấn đề đặt ra là phương pháp tính giá điện như thế nào là phù hợp với Việt Nam tại thời điểm hiện tại và tương lai khi có thị trường điện.

Thêm vào đó, trong các thị trường điện, có sự mua bán năng lượng, năng lượng bổ sung và các dịch vụ phụ trợ. Trong đó, các dịch vụ phụ trợ bao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023