Nguyên Tắc Xây Dựng Tổ Chức Của Cơ Quan Điều Tiết Điện Lực


+ Nhất quán trong giải quyết và xử lý các vấn đề;

+ Đáp ứng thông tin kịp thời chính xác;

+ Đáp ứng được các điều kiện thay đổi của thị trường.


3.4.3. Nguyên tắc xây dựng tổ chức của cơ quan điều tiết điện lực

Tùy theo vai trò, chức năng và nhiệm vụ điều tiết trong từng cấp độ phát triển của thị trường điện mà nội dung hoạt động điều tiết và cơ cấu tổ chức cụ thể của cơ quan điều tiết điện lực được xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tiết điện lực cần được xây dựng sao cho luôn đáp ứng các nguyên tắc hoạt động nêu trên. Tuỳ cơ cấu tổ chức của cơ quan điều tiết điện lực có thể thay đổi qua các cấp độ thị trường nhưng tổ chức của các cơ quan điều tiết điện lực cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với hệ thống tổ chức văn bản pháp luật, liên quan tới các vấn

đề về hoạt động doanh nghiệp, cạnh tranh, thanh tra, khiếu nại, tổ tụng,...

+ Phù hợp với lộ trình phát triển thị trường và thiết kế chi tiết mô hình tổ chức và hoạt động của thị trường điện lực tại từng cấp độ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Tùy theo từng cấp độ phát triển của thị trường, điều tiết phải được tập trung, bán phân tán, chồng chéo làm giảm hiệu quả của hoạt động điều tiết.

+ Giảm thiểu các điều chỉnh lớn về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều tiết điện lực khi chuyển dịch qua các cấp độ của thị trường.

Nghiên cứu dự phòng trong thị trường điện - 7

+ Xây dựng cơ quan điều tiết điện lực có đủ các chức năng, quyền hạn để đảm bảo điều tiết hoạt động điện lực có hiệu quả, đạt được các mục tiêu, chính sách của chính phủ đề ra.

+ Đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động độc lập và ổn định đáp ứng đầy đủ

và kịp thời các yêu cầu và diễn biến của thị trường.

+ Có khả năng phù hợp chặc chẽ với hệ thống cơ quan hành pháp liên quan như: cơ quan quản lý cạnh tranh, thanh tra, cơ quan tư pháp... để kiểm tra, giám sát, xử phạt và cưỡng chế thi hành các quy định, quyết định về điều tiết trong giá trình điều tiết hoạt động điện lực.


3.4.4. Các mô hình cơ quan điều tiết hoạt động điện lực

Việc chọn mô hình tổ chức của cơ quan điều tiết điện lực có vài trò quan trọng trong việc thực thi thành công điều tiết điện lực. Tuỳ theo khuôn khổ pháp lý và mục tiêu chính trị của từng nước, việc lựa chọn mô hình tổ chức cơ quan điều tiết điện lực của từng quốc gia là tương đối khác nhau.

Hiện nay, trên thế giới có 3 mô hình tổ chức chính của cơ quan điều tiết

điện lực là:

+ Cơ quan điều tiết điện lực độc lập;

+ Cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ quản lý ngành;

+ Bộ quản lý ngành trực tiếp thực hiện chức năng điều tiết.


3.4.4.1. Cơ quan điều tiết điện lực độc lập

Theo mô hình này, cơ quan điều tiết điện lực hoàn toàn độc lập với chức năng quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành. Mô hình tổ chức này hiện được áp ụng cho cơ quan điều tiết điện lực tại Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Iceland, Ý, Bồ Đào Nhà, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Nam Phi, Philipinne, Mông Cổ,... cơ quan điều tiết điện lực ở các nước nêu trên thường được điều hành bởi một cơ quan, đối với các nước có nhiều bang, mỗi bang có một cơ quan điều tiết với đầy đủ các chức năng về điều tiết hoạt động điện lực.

Theo mô hình này, cơ quan điều tiết điện lực thường là những cơ quan công cộng độc lập được trao quyền để điều tiết một số lĩnh vực nhất định của một ngành công nghiệp. Cơ quan điều tiết điện lực có thể có một số quyền phán quyết như là đặt ra các mức phạt đối với những đơn vị điện lực không thực hiện những qui định của cơ quan điều tiết hoặc đóng vai trò của một quan tòa trong những vụ tranh chấp giữa các đơn vị điện lực tham gia thị trường điện.


3.4.4.2. Cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ quản lý ngành

Cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ quản lý ngành nhưng được hoạt động tự chủ. Phạm vi hoạt động của cơ quan điều tiết này cũng tương tự như cơ quan điều tiết độc lập. Mô hình này được áp dụng tại Hungary, Hà Lan, Na Uy,


v.v... Cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Bộ hoạt động dựa trên một nguồn ngân sách riêng biệt, theo sự quản lý tự chủ và có thể theo một khung pháp lý riêng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các cơ quan điều tiết tự chủ trực thuộc Bộ ở một số nước lại được vận hành, hoạt động với một mức độ độc lập khá cao.


3.4.4.3. Bộ quản lý ngành trực tiếp làm chức năng điều tiết

Mô hình này được áp dụng ở một số nước như: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Nhật Bản, New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ,... là các nước chưa hình thành thị trường điện cạnh tranh và ngành điện vẫn còn hoạt động chủ yếu theo mô hình tích hợp dọc, các hoạt động điều tiết tại Bộ phụ thuộc chủ yếu vào chính sách điều tiết của mỗi nước.


3.5. Giá trong thị trường điện

Một cơ chế định giá truyền tải hiệu quả phải bao trùm được tất cả các chi phí truyền tải bằng cách phân phối chi phí này tới những người sử dụng mạng lưới truyền tải theo một cách thích hợp nào đó. Phí truyền tải bao gồm 4 thành phần :

- Phí liên quan đến tổn thất công suất: Khách hàng sử dụng lưới truyền tải điện phải cung cấp công suất (bằng cách mua công suất của các công ty sản xuất) để bù vào tổn thất công suất hoặc phải trả tiền cho lưới truyền tải điện để họ cấp công suất này.

- Phí gây ra bởi nghẽn mạch: Khi xảy ra nghẽn mạch sẽ sinh ra phí do nghẽn mạch. Sự cân bằng của hệ thống điện trở thành khác với sự cân bằng tối ưu ban đầu. Chi phí gắn với sự biến đổi này gọi là chi phí nghẽn mạch.

- Phí cố định của hệ thống điện: Phí cố định bao gồm các chi phí vận hành và bảo trì hàng năm tài sản truyền tải; chi phí quản lý hành chính hàng năm; chi phí khấu hao hiện tại của lưới truyền tải điện; lợi nhuận hợp lý từ tài sản lưới điện truyền tải.

- Phí dịch vụ phụ: Bao gồm chi phí để cho hệ thống điện hoạt động bình thường, SO (ISO) yêu cầu khách hành mua các dịch vụ phụ . Các dịch vụ phụ này khác nhau tùy loại thị trường điện.

Các loại chính là: Cân bằng công suất tác dụng; điều chỉnh điện áp (hỗ


trợ điện áp); dự trữ nóng (đồng bộ); dự trữ nguội (không đồng bộ); khởi động đen.

Nếu tính phí cho tổn thất công suất tác dụng vào phí dịch vụ thì phí này chiếm khoảng 10% tổng phí truyền tải, trong đó: Phí cho độ tin cậy (dự trữ công suất quay): 16%; dự trữ lạnh: 18%; tổn thất công suất tác dụng: 30%; điều chỉnh điện áp: 12%; cân bằng điện năng tức thời: 11%; điều chỉnh cân bằng công suất (load following): 9%; các tính toán điều độ: 4% (dispath accounts) .

Cân bằng công suất tác dụng gắn với điều chỉnh tần số. Tần số chỉ được biến thiên trong phạm vi rất nhỏ quanh giá trị danh định. Trong khi đó điện áp được phép biến thiên trong miền khá rộng. Khi điện áp biến thiên quá mạnh thì các tác động điều chỉnh điện áp (hỗ trợ) là cần thiết.

Dự trữ quay là dự trữ có thể tăng hoặc giảm công suất trong khoảng 10

phút.


Dự trữ lạnh là dự trữ được khởi động khi cần thiết.

Khởi động đen là khởi động máy phát khi mất điện lưới, bằng các nguồn

phụ khác. Khi sự cố lớn thì khởi động này rất cần thiết để khôi phục công tác của lưới điện. Phí do vốn và bảo quản là chi phí chính, chiếm đại bộ phận chi phí truyền tải tổng. Chi phí do nghẽn mạch cũng có thể rất lớn tùy vào mức độ tính chất của nghẽn mạch. Đây là 2 loại chi phí chính của phí truyền tải tổng, do đó được tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Các nghiên cứu nhằm mục đích: Xác định phương pháp tính toán, phương pháp giảm chi phí trong quy hoạch và vận hành.


3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá điện

Giá điện trong thị trường điện không cố định, biến động không ngừng, nó thay đổi theo thời điểm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố tác động chủ yếu đến giá điện thường được xem xét đến như sau.


3.6.1. Giá nhiên liệu trên thị trường điện

Điện năng được sản xuất từ các nhiên liệu sơ cấp như dầu lửa, khí gas, than đá,... khi các loại nhiên liệu này thay đổi giá dẫn đến giá nhiên liệu đầu


vào thay đổi, chi phí sản xuất điện thay đổi dẫn đến giá điện trên thị trường cũng thay đổi tương ứng.


3.6.2. Các điều kiện về khí hậu và thời tiết

Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng điện của phụ tải, lượng mưa ảnh hưởng đến mực nước tại các hồ, đập của thủy điện cũng là một yếu tố ảnh hưởng, ngoài ra còn có nhiều yếu tố thời tiết khác ảnh hưởng đến giá điện.


3.6.3. Định mức giá điện quy định của Nhà nước

Nhà nước tác động ở một mức độ nào đó trong việc kiểm soát giá điện để điều tiết nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến giá điện trên thị trường.


3.6.4. Khả năng khai thác các nguồn điện giá rẻ (Thuỷ điện, điện hạt nhân)

Thông thường, các nhà máy điện này sẽ chạy liên tục để cung cấp công suất nền cho hệ thống và có giá bán điện rẻ. Các nhà máy điện khác sẽ làm nhiệm vụ phủ công suất đỉnh và thường có giá thành bán điện cao hơn. Do đó, tỉ lệ sử dụng điện từ các nhà máy này sẽ ảnh hưởng đến giá điện của thị trường.


3.6.5. Kế hoạch cắt điện

Việc cắt điện một hay nhiều nhà máy ra khỏi hệ thống làm cho rủi ro trong việc thiếu nguồn tăng cao, do đó, giá điện được đẩy lên cao để bù đắp lại rủi ro có thể xảy ra.


3.6.6. Nhu cầu phụ tải

Cũng như các hàng hoá khác trên thị trường, điện năng bị ảnh hưởng bởi qui luật cung cầu. Do đó, khi phụ tải thay đổi (nhu cầu thay đổi) cũng dẫn đến giá điện thay đổi.


3.6.7. Khả năng đưa vào các nguồn phát điện mới

Việc đưa vào một nguồn phát điện mới sẽ làm gia tăng độ dự trữ của hệ thống, dẫn đến lưới điện có độ tin cậy cao hơn. Do đó, khả năng đưa vào các


nguồn phát điện mới sẽ làm ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động của các đơn vị tham gia thị trường dẫn đến việc thay đổi giá điện.


3.6.8. Quản lý hệ thống

Độ linh hoạt của hệ thống càng cao cũng sẽ làm tăng tính ổn định và độ

tin cậy của hệ thống, gián tiếp tác động vào giá điện.


3.6.9. Điều kiện lưới truyền tải

Khả năng tải và dự phòng của lưới truyền tải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá điện giữa các vùng. Khi xảy ra sự cố giảm khả năng truyền tải của lưới trong trường hợp lưới truyền tải có dự phòng thì giá điện sẽ thay đổi tương đối thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp sự cố hoặc tắc ngẽn xảy ra trên lưới thì giá điện sẽ tăng rất cao.


3.6.10. Lợi nhuận biên của các bộ phận trong thị trường điện

Giá mua bán điện phụ thuộc vào chi phí sản xuất, truyền tải và mức lợi nhuận của các đơn vị tham gia vào thị trường. Lợi nhuận biên của thị trường cao dẫn đến giá điện tăng cao và ngược lại.


3.6.11. Tính chất trò chơi trong thị trường điện

Các đơn vị tham gia thị trường mua bán điện năng thông qua việc đấu thầu. Do đó, các đơn vị này đưa ra các quyết định chào giá dựa trên sự phân tích và ước đoán, dựa trên cảm tính rất lớn, trong đó bao hàm rất nhiều yếu tố rủi ro dẫn đến giá điện trong thị trường điện điện mang tính chất của một trò chơi.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác gián tiếp tác động đến giá

điện.


3.7. Phân bố công suất tối ưu (OPF) trong thị trường điện

Đặc điểm chung của OPF là cực tiểu các chi phí của hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải nhưng phải duy trì độ an toàn của hệ thống. Theo quan điểm của OPF, duy trì độ an toàn của hệ thống đòi hòi phải giữ cho mỗi thiết bị của hệ thống nằm trong phạm vi vận hành mong muốn của chế độ xác lập. Điều này sẽ xét đến công suất phát cực đại và cực tiểu, dòng công suất biểu kiến cực đại trên đường dây truyền tải và máy biến áp, cũng như điện áp nút của hệ thống nằm trong giới hạn xác định. OPF chỉ quan tâm đến vận hành ở chế độ xác lập của hệ thống điện. Các vấn đề khác như ổn định quá độ và việc phân tích các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên của chế độ xác lập là không được xem xét. Để đạt được mục đích này, OPF sẽ thực thi mọi chức năng điều khiển chế độ xác lập của hệ thống điện. Các chức năng này bao gồm điều khiển máy phát điện và điều khiển hệ thống truyền tải. Đối với máy phát, OPF sẽ điều khiển công suất tác dụng đầu ra của máy phát cũng như điện áp của máy phát. Đối với hệ thống truyền tải, OPF có thể điều khiển tỉ số nấc phân áp của máy biến áp điều áp dưới tải hoặc góc dịch pha của máy biến áp, điều khiển chuyển mạch rẽ nhánh.

OPF xác định dữ liệu chi phí biên của hệ thống. Dữ liệu chi phí này dùng để phân tích định giá của sự giao dịch công suất tác dụng cũng như định giá các dịch vụ phụ trợ như điều khiển điện áp bằng cách điều khiển công suất phản kháng.

OPF là bài toán tối ưu phi tuyến và có dạng chung như sau:

Min F(x) (3.1)

Ràng buộc:

G(x) = 0 (3.2)

H(x) ≤ 0 (3.3)

Trong đó:

x: Vector dùng cho cả biến điều khiển và biến phụ thuộc.

Giả sử rằng tất cả các hàm số đều có đạo hàm cấp hai và tất cả các biến đều liên tục. Điều kiện tối ưu có thể được biểu diễn theo hàm Lagrange như sau:


L (x, λ, µ ) = F(x) + G(x).λ + H(x).µ (3.4)


Điều kiện để L đạt giá trị cực tiểu địa phương là:

L 0

x

LGx 0


(3.5)


(3.6)

H(x) = 0, H(x) 0, 0 (3.7)

Các điều kiện tối ưu với ràng buộc bất đẳng thức và bất đẳng thức trên thường gọi là các điều kiện Krush - Kunhn - Tucker mà được sử dụng để xác định điểm cực tiểu, nhưng không phải đưa ra phương pháp giải. Hơn nữa, các hàm số được yêu cầu phải trơn và các biến số liên tục.

Thực tế, bài toán OPF không thõa mãn các điều kiện Krush-Kuhn- Tucker, cụ thể :

- Hàm mục tiêu là không trơn hoặc không lồi (đường cong chi phí phát

điện của nhà máy nhiệt điện);

- Biến số thay đổi theo các bước rời rạc (nấc phân áp, điện kháng rẽ nhánh kiểu truyền thống);

- Thực tế yêu cầu, bài toán vừa thõa mãn nhiều mục tiêu, đồng thời phải

được tối ưu.

Để áp dụng các điều kiện Krush -Kuhn - Tucker, các hàm số không trơn được biến đổi gần giống với các mô hình trơn và mọi biến số được xem là liên tục. Sau khi tìm được nghiệm của bài toán liên tục, cần phải điều chỉnh chính xác theo các biến rời rạc hoặc các điểm gấp khúc của hàm số. Nhiều mục tiêu có thể được tối ưu đồng thời bằng cách tối ưu một hàm mục tiêu vô hướng, mà hàm này là tổng trọng số của các hàm mục tiêu đơn. Giải bài toán PF có thể tìm được nghiệm của bài toán tối ưu. Có hai phương pháp khác nhau đã được triển khai, phụ thuộc vào phạm vi mà thuật toán PF sử dụng trong quá trình tối ưu hóa.

Loại 1: Các thuật toán này sử dụng thuật toán PF tách biệt với thuật toán tối ưu hóa. Bài toán phi tuyến được xấp xỉ gần đúng và tìm nghiệm các điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023