Microfracture (số lỗ)
7,00±2,00
5,68±0,89
4,22±1,
5,04±1,53
1
4,00±0,77
Rách rất lớn Rách lớn Rách vừa Rách nhỏ Tổng
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu thị mối liên quan giữa kích thước rách và số vi tổn thương sử dụng
Nhận xét: Dựa trên biểu đồ trên cho thấy kích thước rách càng rộng thì số lượng lỗ tạo vi tổn thương càng tăng.
Liên quan giữa kích thước rách và số neo sử dụng:
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10% 28,6
0% 0
Rách rất lớn Rách lớn Rách vừa Rách nhỏ 1 neo 2 neo 3 neo
100
71,4
94,7
27,8
72,2
5,3
Biểu đồ 3.5. Liên quan giữa kích thước rách và số neo sử dụng
Nhận xét: Dựa trên biểu đồ trên cho thấy đối với rách nhỏ tỷ lệ sử dụng 1 neo khâu là 100%, tỷ lệ này ngược lại đối với các trường rách rất lớn không có trường hợp nào sử dụng 1 neo trong quá trình khâu gân CX.
3.2.4. Kết quả điều trị rách chóp xoay bằng mũi khâu khâu gân Mason-Allen cải biên và tạo vi tổn thương tại diện bám
Thời gian theo dõi sau mổ:
- Thời gian theo dõi trung bình sau mổ là 17,89+4,41 tháng. Thời gian theo dõi tối thiểu là 11,13 tháng, và thời gian theo dõi tối đa 24,07 tháng.
Đánh giá kết quả chức năng khớp vai sau phẫu thuật:
- Chúng tôi sử dụng hai bảng điểm ASES và UCLA để phối hợp.
Bảng 3.20. Điểm ASES trước – sau mổ
TB±SD | Median | Min-max | p | |
ASES trước mổ | 29,89±14,61 | 26,67 | 8,33-75 | <0,01 |
ASES kết thúc nghiên cứu | 96,04±4,71 | 96,67 | 76,67-100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Khâu Gân Theo Phương Pháp Mason-Allencải Biên
- Minh Hoạ Điểm Hội Tụ Cx Trên Ảnh Chụp Và Trên 3D
- Đặc Điểm Nhóm Tuổi Của Đối Tượng Nghiên Cứu
- So Sánh Kết Quả Ucla Giữa Nguyên Nhân Chấn Thương Và Không Do Chấn Thương
- Hình Ảnh Minh Hoạ Vị Trí Dự Kiến Đặt Neo Tiếp Theo (Điểm Màu Tròn Xanh) Dựa Theo Hướng Gân Và Điểm Hội Tụ Chóp Xoay (Điểm Màu Đỏ)
- Minh Hoạ Vị Trí Đặt Hai Neo Khâu Trong Trường Hợp Đứt Hoàn Toàn Gân Dưới Vai (Hình A), Neo Đầu Tiên Nằm Trên Phần Lồi Cong Của Bờ Trước Của
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Wilcoxon Test
Nhận xét: Điểm trung bình ASES trước mổ là 29,89. Điểm trung bình ASES tại thời điểm kết thúc nghiên cứu là 96,04 và BN có điểm ASES thấp nhất là 76,67 và BN có điểm ASES cao nhất là 100. Để so sánh điểm ASES trung bình trước mổ và sau mổ chúng tôi dùng phép kiểm Wilcoxon Test, vì p < 0,01 nên sự cải thiện điểm ASES sau mổ so với trước mổ có ý nghĩa thống kê. Một số BN đã có thể tự tin quay lại chơi tenis, hít xà đơn, tập tạ, bế cháu, mang vác vật nặng như lúc trước mổ.
Điểm UCLA trung bình sau mổ của các BN là 33,02 thuộc nhóm phân loại rất tốt. BN có điểm UCLA thấp nhất là 27 và cao nhất là 35.
Bảng 3.21. Phân loại điểm UCLA sau mổ
Số lượng | T lệ % | |
Rất tốt | 20 | 36,4 |
Tốt | 34 | 61,8 |
Trung bình | 1 | 1,8 |
Xấu | 0 | 0 |
Tổng | 55 | 100 |
Nhận xét: Dựa trên bảng phân loại điểm sau mổ cho thấy kết quả các BN đều rất tốt. Trong đó 98,2% BN sau mổ có kết quả tốt và rất tốt và tất cả đều hài lòng cảm thấy tốt hơn so với trước phẫu thuật. Có 1 BN điểm UCLA mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 1,8%.
Do có chỉ có 39 BN đồng ý chụp CHT kiểm tra đánh giá lại sau mổ trong tổng số 55 BN được phẫu thuật, dựa theo phân loại của Sugaya chúng tôi có bảng phân loại liền gân sau mổ.
Bảng 3.22. Phân độ liền gân trên cộng hưởng từ sau mổ (n=39)
n | T lệ | |
Độ 1 | 21 | 53,9 |
Độ 2 | 9 | 23,1 |
Độ 3 | 4 | 10,2 |
Độ 4 | 2 | 5,1 |
Độ 5 | 3 | 7,7 |
Tổng | 39 | 100 |
Nhận xét: Dựa vào bảng đánh giá CHT sau mổ có thể nhận thấy BN có liền gân sau mổ ( liền gân độ 1, độ 2, độ 3) có số lượng cao nhất 34/39 BN chiếm tỷ lệ 87,2%. Có 5 trường hợp đứt lại (liền gân độ 4, độ 5) chiếm tỷ lệ 12,8%.
Phân tích các yếu tố liên quan với sự liền gân sau mổ
Dựa theo bảng phân loại của Sugaya về mức độ liền gân sau mổ có thể thấy với mức độ liền gân độ 1, độ 2, độ 3 thì chưa có sự mất liên tục của gân, với mức độ liền gân độ 4, độ 5 thì có hiện tượng mất liên tục của gân sau phẫu thuật với các mức độ khác nhau. Để tiện cho việc phân tích các yếu tố liên quan với sự liền gân sau phẫu thuật chúng tôi chia mức độ liền gân 1,2,3 vào 1 nhóm và mức độ liền gân 4,5 vào 1 nhóm.
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa liền gân trên CHT sau mổ và mức độ rách (n=39)
Độ 1,2,3 | Độ 4,5 | Tổng | p | |
Rách rất lớn | 1 (33,3) | 2 (66,7) | 3 (100) | 0,008 |
Rách lớn | 11 (78,6) | 3 (21,4) | 14 (100) | |
Rách vừa | 15 (100) | 0 | 15 (100) | |
Rách nhỏ | 7 (100) | 0 | 7 (100) | |
Tổng | 34 (87,2) | 5 (12,8) | 39 (100) |
Fisher-exact test
Nhận xét: Dùng phép kiểm Fisher-exact test để so sánh mức độ liền gân giữa các mức độ rách. Dựa vào bảng trên cho thấy 100% rách nhỏ và rách vừa có liền gân liên tục trên CHT kiểm tra sau mổ. Tỷ lệ không liền gân (độ 4, độ 5) xuất hiện ở nhóm rách rất lớn và rách lớn, trong đó nhóm rách rất lớn chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,008 < 0,05.
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa liền gân trên cộng hưởng từ sau mổ và tuổi (n=39)
Độ 1,2,3 | Độ 4,5 | Tổng | p | |
<65 | 24 (85,7) | 4 (14,3) | 28 (100) | >0,05 |
≥65 | 10 (90,9) | 1 (9,1) | 11 (100) | |
Tổng | 34 (87,2) | 5 (12,8) | 39 (100) |
Fisher-exact test Nhận xét: Để tìm mối liên quan giữa mức độ liền gân với tuổi chúng tôi chia các BN chụp CHT kiểm tra lại thành 2 nhóm, nhỏ hơn 65 tuổi và lớn hơn 65 tuổi. Sở dĩ chúng tôi chọn mốc 65 tuổi trở lên vì theo tác giả Boileau ở độ tuổi này trở lên chức năng khớp vai sẽ rất kém sau khi mổ khâu CX115. Dùng phép kiểm Fisher-exact test để so sánh, có thể thấy tỷ lệ liền gân độ 1,2,3 ở cả 2 nhóm đều cao, vì p> 0,05 nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa liền gân trên cộng hưởng từ sau mổ giữa nhóm do nguyên nhân chấn thương và không do nguyên nhân chấn thương (n=39)
Độ 1,2,3 | Độ 4,5 | Tổng | p | |
Không | 16 (86,7) | 2 (13,3) | 15 (100) | >0,05 |
Có | 21 (87,5) | 3 (12,5) | 24 (100) | |
Tổng | 34 (87,2) | 5 (12,8) | 39 (100) |
Fisher-exact test Nhận xét: Dùng phép kiểm Fisher-exact test để so sánh cho thấy cả trong nhóm không có nguyên nhân chấn thương và có nguyên nhân chấn thương
đều có tỷ liền gân độ 1,2,3 cao hơn liền gân độ 4,5. Tuy nhiên p > 0,05 nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa liền gân trên cộng hưởng từ sau mổ trong nhóm chấn thương theo mức độ thời gian (n=24)
Độ 1,2,3 | Độ 4,5 | Tổng | p | |
≤ 3 tuần | 1 (50,0) | 1 (50,0) | 2 (100) | 0,24 |
> 3 tuần | 20 (90,9) | 2 (9,1) | 22 (100) | |
Tổng | 21 (87,5) | 3 (12,5) | 24 (100) |
Fisher-exact test Nhận xét: Chúng tôi sử dụng mốc 3 tuần đối với những BN chấn thương vai bởi vì theo tác giả Gerald R. Williams và cs thì đây là mốc để quyết định can
thiệp phẫu thuật sớm đối với những BN chấn thương điều trị không cải thiện58. Dùng phép kiểm Fisher-exact test để so sánh, dựa vào bảng trên cho thấy liền gân độ 1,2,3 ở cả nhóm có thời gian chấn thương nhỏ hơn 3 tuần và nhóm trên 3 tuần đều cao hơn độ 4,5. Tuy nhiên p> 0,05 nên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa liền gân trên cộng hưởng từ sau mổ giữa nhóm nam và nữ (n=39)
Độ 1,2,3 | Độ 4,5 | Tổng | p | |
Nam | 16 (88,9) | 2 (11,1) | 18 (100) | >0,05 |
Nữ | 18 (85,7) | 3 (14,3) | 21 (100) | |
Tổng | 34 (87,2) | 5 (12,8) | 39 (100) |
Fisher-exact test
Nhận xét: Dùng phép kiểm Fisher-exact test để so sánh vì p>0,05 nên mức độ khác biệt của liền gân độ 1,2,3 và liền gân độ 4,5 của các nhóm không có ý nghĩa thống kê.
Tiến hành Siêu Âm đánh giá liền gân trên 39 BN đã đồng ý chụp CHT để kiểm tra với mục đích đánh giá hiệu quả của phương pháp Siêu Âm so với CHT. Dùng bảng phân độ liền gân trên Siêu Âm dựa theo phân loại của Sugaya113,114 chúng tôi có bảng dưới dưới đây.
Bảng 3.28. Kết quả liền gân trên siêu âm sau mổ (n=39)
Số lượng | T lệ % | |
Độ 1 | 19 | 48,7 |
Độ 2 | 12 | 30,8 |
Độ 3 | 3 | 7,7 |
Độ 4 | 2 | 5,1 |
Độ 5 | 3 | 7,7 |
Tổng | 39 | 100 |
Nhận xét: Trong số 39 BN được Siêu Âm đánh giá liền gân sau mổ có thể thấy liền gân độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất 19 BN (48,7%) tiếp đó là liền gân độ 2 (30,8%).
Bảng 3.29. So sánh cộng hưởng từ và siêu âm sau mổ (n=39)
Độ 1 | Độ 2 | Độ 3 | Độ 4 | Độ 5 | |||||||||||
Có | Không | Tổng | Có | Không | Tổng | Có | Không | Tổng | Có | Không | Tổng | Có | Không | Tổng | |
Có | 16 | 5 | 21 | 6 | 3 | 9 | 3 | 1 | 4 | 2 | 0 | 2 | 4 | 0 | 4 |
Không | 3 | 15 | 18 | 6 | 24 | 30 | 0 | 35 | 35 | 0 | 37 | 37 | 0 | 35 | 35 |
Tổng | 19 | 20 | 39 | 12 | 27 | 39 | 3 | 36 | 39 | 2 | 37 | 39 | 4 | 35 | 39 |
Se=76,2; Sp=83,3; PPV=84,2%; NPV=75,0%; Độ chính xác 79,5% | Se=66,7; Sp=80,0; PPV=50,0%; NPV=88,9%; Độ chính xác 76,9% | Se=75,0; Sp=100%; PPV=100%; NPV=97,2%; Độ chính xác 97,4% | Se=100; Sp=100%; PPV=100%; NPV=100%; Độ chính xác 100% | Se=100; Sp=100%; PPV=100%; NPV=100%; Độ chính xác 100% |
Nhận xét: Với những trường hợp rách lại gân sau mổ (liền gân độ 4 và độ 5) thì Siêu Âm cho kết quả kiểm tra sau mổ giống với CHT với độ chính xác 100%. Sự khác biệt của Siêu Âm so với CHT thể hiện ở các trường hợp có sự liền gân liên tục sau mổ (độ 1, độ 2, độ 3), trong đó khác biệt nhiều nhất trong đánh giá của Siêu Âm là ở độ 2 với độ chính xác 76,9% so với CHT.
Phân tích các yếu tố liên quan với kết quả sau mổ
Bảng 3.30. So sánh kết quả UCLA sau mổ giữa nam và nữ
n | UCLA sau mổ TB±SD | Median | p | |
Nam | 29 | 33,14±1,57 | 33,0 | 0,73 |
Nữ | 26 | 32,88±2,08 | 33,0 | |
Tổng | 55 | 33,02±1,82 | 33,0 |
Mann-Whitney test Nhận xét: Chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm UCLA sau mổ giữa nam và nữ, với p>0,05.