2.6.3.2. Nhận xét và đánh giá các dạng địa hình đặc biệt
Thang điểm xây dựng cho mức độ hấp dẫn du lịch và mức độ thuận lợi trong khai thác cũng như giao thông là:
- Mức độ hấp dẫn du lịch cả các dạng địa hình cao nhất là 3 điểm, trung bình là 2 điểm ít hấp dẫn là 1 đi.
- Tương tự thì mức độ thuận lợi trong khai thác và giao thông. Thuận lợi nhất là 3 điểm, thuận lợi trung bình là 2 điểm, ít thuận lợi là 1 điểm.
Dựa trên bảng số liệu thì kết quả tính được khoảng cách điểm giữa các mức độ thuận lợi là 3 điểm, tổng điểm giữa các mức độ thuận lợi như sau:
• Thuận lợi nhất: từ 7 - 9 điểm
• Thuận lợi trung bình: từ 4 - 6 điểm
• Ít thuận lợi: từ 1 - 3 điểm
Qua việc xây dựng tiêu chí đánh giá cho các dạng địa hình kết quả thu được như sau:
Trong 14 dạng địa hình tiêu biểu để dánh giá thì có 9/14 dạng địa hình ở mức độ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Còn lại là 5/14 dạng địa hình thuận lợi ở mức trung bình. Không có dạng địa hình nào kẽm thuận lợi trong phát triển du lịch trên khu vực cao nguyên đá và trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Yếu Tố Hình Thành Địa Hình Khu Vực Cao Nguyên Đá
- Các Dạng Địa Hình Đặc Biệt, Đánh Giá Những Tài Nguyên Địa Hình Trong Phát Triển Du Lịch
- Đánh Giá Các Dạng Địa Hình Trên Cao Nguyên Đá Đối Với Việc Phát Triển Du Lịch
- Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 10
- Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Ngoài 14 dạng địa hình đặc biệt trên thì cao nguyên đá Đồng Văn còn có rất nhiều các dạng địa hình khác có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch. Tuy nhiên để các dạng địa hình còn lại thuận lơi hơn trong phát triển và khai thác du lịch thì rất cần thiết phải xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thuận lợi hơn đến từng điểm địa hình và các khu du lịch sao cho thuận tiện nhất trong vấn đề đầu tư, khai thác và thăm quan của du khách.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
3.1. Định hướng phát triển chung
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngành du lịch luôn được quan tâm và chú trọng phát triển.Tuy không có được vị thế thuận lợi như vịnh Hạ Long và một vài khu vực ven biển.Nhưng khu vực cao nguyên đá cũng như các tỉnh miền núi nước ta muốn phát triển kinh tế du lịch thì cần dựa vào đặc điểm địa hình, địa chất cũng như các nét đặc sắc của văn hóa bản địa.
Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng sâu, vùng xa của nước ta, và cũng là nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.Đời sống của người dân đặc biệt là các dân tộc thiểu số còn rất nhiều khó khăn.Trình độ dân trí và nhân thức của người dân còn rất nhiều hạn chế.Vì vậy việc định hướng phát triển kinh tế của vùng cũng như định hướng phát triển du lịch là việc rất cần thiết.
Thông qua việc nghiên cứu địa hình vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Ta nhận thấy việc định hướng phát triển kinh tế du lịch bền vững cho vùng là lựa chọn rất cần thiết và chính xác.Tuy điều kiện tự nhiên khó khăn nhưng bù lại trên khu vực cao nguyên đá có nhiều cảnh quan đẹp, địa hình độc đáo.Vì vậy chỉ có trên cơ sở phát triển kinh tế du lịch mới phát huy được hết thế mạnh của vùng, điều kiện thuận lợi vốn có cũng như khắc phục được những khó khăn mà điều kiện tự nhiên mang lại. Trên cơ sở đó nâng cao dần mức sống của người dân, nâng cao dân trí và nâng cao tầm hiểu biết của người dân về tầm quan trọng và cần phải bảo vệ các di sản địa hình, địa chất trên địa bàn tỉnh cũng như vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
3.2. Định hướng phát triển du lịch cụ thể
Trên cơ sở địa hình vốn có, tiềm năng lớn của vùng cao nguyên đá đối với phát triển kinh tế - du lịch. Ta cần phải có kế hoạch cụ thể, từng bước biến những tiềm năng đó thành hiện thực phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Với các tiềm năng trên cao nguyên đá Đồng Văn cũng như sự đa dạng về văn hóa, cảnh quan tự nhiên, các di sản địa chất, sự đa dạng sinh học.cùng với bối cảnh phát triển du lịch của khu vực trung du miền núi phía bắc. Xu thế du lịch của Việt Nam và thế giới.Vị trí địa lý của tỉnh Hà Giang với các thị trường du lịch trong khu vực. Cùng với sự đa dạng về các loại hình du lịch có thể phát triển như: du lịch giáo dục, du lịch khoa học, du lịch sinh thái, du lịch địa chất, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng... tất cả đều là cơ sở để định hướng phát triển du lịch cụ thể theo từng thành phần, từng mục đích, từng khu vực. Từ đó phát triển rộng thị trường du lịch đối với các tỉnh thành phố lân cận, các tỉnh thành phố trong cả nước và quốc tế.Từ đây ta có thể phân tích thị trường, sở thích cũng như sự hài lòng của du khách để từ đó xây dựng và quy hoạch phát triển du lịch sao cho hợp lý nhất.
Ngoài việc phân tích thị trường du lịch thì việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cũng rất quan trọng bao gồm.
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Đây là loại hình du lịch khai khai thác tiềm năng về khí hậu trong lành và mát mẻ của vùng cao. Với độ cao vốn có của địa hình đã tạo cho khu vực cao nguyên đá có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đặc biệt đã tạo nên cho vùng có điều kiện rất tốt để phát triển loại hình du lịch này. Cụ thể là ở khu vực huyện Yên Minh và các vùng lân cận.
+ Du lịch sinh thái: Do độ cao và sự chia cắt của địa hình đã tác động lên sự hình thành các vùng tiểu khí hậu. từ đó hình thành nên các khu vực có điều kiện sinh thái, thảm thực vật rất đặc trưng. Đây là thế mạnh cho vùng cao nguyên đá đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái. Có thể kết hợp với các dạng địa hình tạo nên tuyến du lịch tham quan những danh lam thắng cảnh trên cao nguyên đá Đồng Văn, du lịch nghiên cứu sự đa dạng của tự nhiên cũng như đa dạng sinh học, mà tiền đề tạo nên sự đa dạng đó là sự chênh lệch và sự khác biệt của địa hình. Điều này đã tạo nên cảnh quan tổng thể đẹp và đa dạng của vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Du lịch vui chơi giải trí: Phát triển loại hình du lịch này nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và cả người dân địa phương.Với tiềm năng rất lớn của địa hình trên thì đây là một lợi thế rất lớn để phát triển các khu vui chơi giải trí, các loại hình du lịch phục vụ cho vui chơi giả trí.Cụ thể như đối với các cảnh quan rừng đá, vườn đá cùng với những cột đá khe đá, các hẻm vực, các hang động. Tất cả điều này cho thấy có thể xây dựng tại đây những khu vui chơi tham quan mạo hiểm, leo núi, khám phá hang động, các trò chơi thể thao trên núi.
+ Du lịch khoa học và giáo dục: Trên cao nguyên đá Đồng Văn có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch thăm quan kết hợp với học tập và nghiên cứu khoa học, vì sự đa dạng về địa chất, địa hình, sự đa dạng sinh học và các bản sắc văn hóa dân tộc còn rất nhiều điều bí ẩn cần phải nghiên cứu. Cho nên cao nguyên đá Đồng Văn có thể được coi là một thư viện khổng lồ về khía cạnh khoa học và các lĩnh vực khác cần nghiên cứu. Dựa vào tiêu chí này cho thấy việc định hướng xây dựng các loại hình du lịch kết hợp để du khách có thể vừa thăm quan tìm hiểu vừa phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu khoa học là rất khả quan.
3.3. Quy hoạch phát triển các khu du lịch
Có thể quy hoạch cao nguyên đá Đồng Văn thành một hệ thống du lịch, bao gồm các khu du lịch và điểm du lịch.Trong đó có một trung tâm chính sẽ là một cụm mang tính chất tập trung hầu hết các sản phẩm và dịch vụ du lịch,và trung tâm huyện Đồng Văn sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Trung tâm chính sẽ đóng vai trò là điểm đến với các dịch vụ phục vụ du khách như một trung tâm nghỉ dưỡng và vui chơi và là nơi cung cấp mọi thông tin cho du khách đến các điểm du lịch khác.
Quy hoạch cao nguyên dá Đồng Văn thành một khu du lịch quốc gia với bốn trung tâm du lịch nằm trên bốn huyện. dựa theo điều kiện tự nhiên mà bốn trung tâm này mang các chức năng khác nhau, đồng thời tạo một điểm nhấn về
cảnh quan, kiến trúc mô hình đặc sắc, vừa mang tính chất hiện đại và hoang dã đáp ứng nhu cầu chung và nhu cầu riêng của du khách. Từ đó thu hút sự tham gia của người dân địa phương, điều này góp phần trực tiếp tạo việc làm và nâng cao mức sống của người dân từ các hoạt động du lịch một cách bền vững.
Đối với khu vực huyện Đồng Văn là nơi tập trung nhiều các di sản văn hóa, địa chất, địa hình, và những cảnh quan hoang mạc đá tuyệt đẹp. Đây là điểm nhấn thu hút khách thăm quan. Vì vậy có thể quy hoạch khu vực này thành một trung tâm văn hóa lịch sử và nghỉ dưỡng tại đây.Trên cơ sở đó quy hoạch và phát triển các điểm du lịch khác xung quanh khu vực huyện Đồng Văn.
Các điểm du lịch bên cạnh trung tâm chính huyện Đồng Văn gồm có cột cờ Lũng Cú đây là điểm đến không thể thiếu khi đến cao nguyên đá Đồng Văn. Có thể xây dựng một tuyến du lịch từ trung tâm huyện Đồng Văn đến khu vực cột cờ Lúng Cú, và trên đoạn đường này du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh quan đẹp trên con đường uốn khúc quanh co. một bên là núi cao và một bên là vực thẳm hun hút, thấp thoáng trong sương mờ là những thửa ruộng bậc thang quanh các triền núi và thung lũng sâu, tạo cảm giác vừa yên bình bên cạnh những địa hình dựng đứng hiểm trở.
Khi đến và đứng trên cột cờ Lũng Cú du khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh quan đẹp. Bên dưới chân núi cột cờ là hai hố sâu tự nhiên là một dạng địa hình karst độc đáo mà người dân địa phương gọi đó là "mắt rồng",và ngọn núi cột cờ được ví như đầu rồng.khi phóng tầm mắt ra xa du khách sẽ bắt gặp những dãy núi uốn lượn như mình rồng ẩn hiện giữa mây trời. Đó là dấu vết của địa hình một bề mặt san bằng cổ trên cao nguyên đá.
Tiếp đến là điểm du lịch thị trấn Phó Bảng. Từ cột cờ Lũng Cú đi sang thị trấn Phó Bảng, dọc theo tuyến đường nơi đây là những dải hoang mạc đá chứa rất nhiều hóa thạch cổ sinh. Cùng với những khối núi đá vôi dạng chóp lô xô tạo nên một vẻ hoang sơ tĩnh mịch, khiến du khách như lạc vào một cảnh quan thời tiền sử. Nhìn xa những dạng địa hình karst này rất độc đáo, các ngọn
núi nhấp nhô nhìn từ một hướng xa thì giống như " mào gà". Còn khi đến gần hơn thì nhìn giống như những kim tự tháp đứng trơ trụi trên hoang mạc đá. Khi đến thị trấn Phó Bảng du khách sẽ lại thấy một cảnh quan tấp nập của một không gian văn hóa của khẩu cổ và những kiến trúc cổ gắn với lịch sử thương mại một thời sầm uất.
Điểm đến tiếp theo là làng du lịch thôn Lũng Cẩm và xã Phố Cáo huyện Đồng Văn. Đến đây du khách có thể thăm quan chiêm ngưỡng nét đẹp của địa hình, một thung lũng karst tuyệt đẹp hiện ra trước mắt, cùng với những bản sắc văn hóa đẹp của các dân tộc bản địa.
Tuyến du lịch thứ hai là điểm đến ở khu vực đèo Mã Pì Lèng - hẻm vực sông Nho Quế và chợ tình Khâu Vai. Đây là một tuyến du lịch rất đặc biệt vì du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác mạo hiểm bên hẻm vực sông Nho Quế nằm bên con đường hạnh phúc. Đến đây du khách có thể tham gia các các trò chơi du lịch mạo hiểm khám phá khi điểm này được xây dựng thành một khu vui chơi giải trí mạo hiểm như đã nêu ở trên.
Ở cuối đèo Mã Pì Lèng là khoảng không gian bằng phẳng rất rộng đến trung tâm huyện Mèo Vạc. Đây là một thung lũng karst rộng thỉnh thoảng nổi lên vài ngọn núi sót. Bên cạnh đó trên con đường đi đến xã Khâu Vai là cảnh quan rừng đá và vườn đá rất đẹp. Là nơi du khách có thể dừng chân thăm quan, vui chơi và khám phá các dạng địa hình karst kỳ thú và đặc biệt trước khi đến chợ tình Khâu Vai.
Khu du lịch huyện Quản Bạ. Có thể xay dựng khu vực huyện Quản Bạ thành trung tâm lớn thứ hai sau huyện Đồng Văn. Quy hoạch và xây dựng ở đây thành khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng, xây dựng các hệ thống nhà hàng và khách sạn phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách khi đến những điểm tiếp theo. Do huyện Quản Bạ có nhiều điều kiện thuận lợi, địa hình đẹp bên cạnh núi cô tiên là tác phẩm tuyệt đẹp của tự nhiên, cùng với đó là các khu cung cấp các dịch vụ cho các nhà hàng với nhiều đặc sản bản địa, với đặc sản
nổi bật là rượu ngô... bên cạnh đó có thể xây dựng tuyến du lịch đến khu vực hang Khố Mỉ và các làng nghề lân cận. Tổ chức du lịch sinh thái đối với điểm đến là rừng thiên nhiên Bát Đại Sơn.
Trên tuyến đường từ Quản Bạ lên trung tâm huyện Đồng Văn có thể tổ chức kết hợp một số tuyến du lịch đến thăm quan hang Nà Luông đây là một hang động trên nền đá vôi với nhiều nhũ đá đẹp, tiếp đến là khu du lịch sinh thái núi cao Lao Và Chải, khu bảo tồn thiên nhiên Du Già. Và vách đá Ảo Ảnh trên tuyến đường đi lên trung tâm huyện Đồng Văn.
Đối với trung tâm huyện Mèo Vạc có thể quy hoạch xây dựng thành một trung tâm thể thao vui chơi giải trí. Vì trung tâm huyện có địa hình khá rộng và bằng phẳng, tạo điều kiện cho việc xây dựng một sân gost nhỏ, các trường đua, các sân đấu ngựa, đấu dê... cùng với đó là xây dựng các khu vực đua xe đạp địa hình và tổ chức leo núi ở những điểm lân cận. Ngoài ra phải quy hoạch xây dựng các khu vực nghỉ dưỡng phù hợp phục vụ nhu cầu của du khách.
3.4. Một số giải pháp phát triển du lịch theo các dạng địa hình, kết hợp với tài nguyên du lịch khác
Địa hình tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ cho vùng cao nguyên đá. Khi đến vùng công viên địa chất toàn cầu này du khách sẽ ngỡ ngàng trước sự độc đáo, chênh vênh hiểm trở của địa hình. Đây là ấn tượng rất lớn trong lòng du khách, khi được trải nghiệm qua những cung đường hiểm trở, nhưng cảm giác đó sẽ dịu đi bởi những cảnh quan địa hình đẹp hiện ra trước mắt khi du khách đến cổng trời Quản Bạ. Địa hình ở đây đã tạo cho khu vực cảnh quan rất đẹp và thơ mộng, đứng trên cổng trời nhìn xuống tạo cho ta một cảm giác yên bình thư thái.
Từ đây đi theo con đường uốn lượn quanh sườn núi cao liên tiếp đến khu vực huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. cảnh quan mỗi lúc một hùng vĩ hơn, địa hình cũng độc đáo đến kỳ lạ khiến bất cứ ai đến đây cũng dừng lại chiêm ngưỡng cảnh đẹp và tạo cho du khách cảm giác được quay ngược dòng lịch sử về sự hình thành trái đất, thông qua các dạng địa hình, các di sản địa
chất. Thêm vào đó là các nét văn hóa đặc sắc của 22 dân tộc sinh sống trên địa bàn. Mở ra một không gian vừa hoang sơ vừa ấm cúng, cảnh vật ẩn hiện trong làn sương khi quanh năm sương mù bao phủ.
Có thể nói bàn tay tự nhiên trong lịch sử rất khéo léo qua hàng triệu năm để tạo nên địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn ngày nay. Địa hình đã tạo cho cảnh quan nơi đây như một bức tranh đẹp mà không nơi nào có được.Không giống như Sapa, cao nguyên đá Đồng Văn vẫn còn nguyên một vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Con người vẫn lưu giữ được các nét văn hóa cổ xưa, khi đến vùng cao nguyên đá ta có cảm giác như lạc vào một không gian khác biệt với thế giới hiện đại tấp nập. Tất cả đã tạo nên cho khu vực này một vẻ bình yên lặng lẽ, cảnh đẹp làm đắm lòng du khách.
Trên cao nguyên đá Đồng Văn địa hình là yếu tố nổi bật nhất, đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch. Vì vậy trong việc định hướng phát triển và quảng bá du lịch thì tỉnh Hà Giang nên quan tâm hơn nữa đến các dạng địa hình, đi sâu và tìm hiểu hơn nữa để đẩy mạnh phát triển du lịch kết hợp với các lĩnh vực khác. Hiện nay việc quảng bá và khai thác du lịch khu vực cao nguyên đá chỉ dựa vào di sản địa chất, văn hóa và đa dạng sinh học.chứ chưa làm nổi bật và khai thác được vẻ đẹp của địa hình. Trong khi đó địa hình được coi là một "đặc sản" trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Khai thác thế mạnh của địa hình. Để từ đó có thể xây dựng các tuyến du lịch theo các dạng địa hình đặc biệt kết hợp với các tiềm năng du lịch khác như văn hóa, địa chất, sinh thái... Trong bài nghiên cứu này tác giả mạnh dạn xây dựng các tuyến du lịch dựa trên các dạng địa hình như sau.
+ Tuyến số 1: Thành phố Hà Giang - Quản Bạ
- Hà Giang - Đèo Bắc sum - Cổng trời quản Bạ - thị trấn Tam Sơn - hang Khố Mỷ - Quản Bạ - hang lùng khúy - làng văn hóa thôn Nặm Đăm - làng rượu Thanh Vân - chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ.